Đặc điểm thực vật học của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn một số giống đậu tương triển vọng cho tỉnh Hà Giang (Trang 65 - 83)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.7. Đặc điểm thực vật học của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm

Các chỉ tiêu liên quan đến hình thái chủ yếu do bản chất di truyền quyết định tạo nên sự đặc thù của các dòng, giống. Đặc điểm hình thái là cơ sở để phân biệt các dòng, giống đậu tương khác nhau. Kết quả theo dõi (bảng 3.10) cho thấy:

Các giống tham gia thí nghiệm đều thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, có thời gian sinh trưởng trung ngày, ra hoa, tạo quả và chín tập trung. Các giống đậu tương có loại hình sinh trưởng hữu hạn phù hợp với điều kiện vụ Đông và vụ Xuân tại các tỉnh miền Bắc.

Các giống tham gia thí nghiệm đều có dạng hình đứng, tán gọn. Đây là một trong những đặc tính tốt giúp cây đậu tương tăng khả năng hấp thu ánh sáng, phát huy hiệu suất quang hợp.

Màu sắc và hình dạng lá chét: các giống đậu tương có hai mức độ biểu thị màu lá từ xanh đến xanh đậm, dạng lá chủ yếu là hình trứng nhọn.

Màu sắc hoa: Màu sắc hoa của đậu tương do đơn gen kiểm soát và được coi là một đặc điểm biểu thị sự ổn định về di truyền. Qua theo dõi chúng

tôi nhận thấy tất cả các giống thí nghiệm được chia làm hai nhóm có màu sắc hoa khác nhau: DT2008, DT96, ĐVN9, ĐVN11, ĐVN14 có màu hoa tím, giống đối chứng và các giống còn lại màu hoa trắng.

Màu sắc hạt và màu sắc rốn hạt: Màu sắc vỏ hạt khô và màu sắc rốn hạt là những chỉ tiêu có ý nghĩa trong việc tiêu thụ đậu tương trên thị trường. Đây cũng là một chỉ tiêu để phân biệt các giống. Trên thị trường hiện nay, các giống đậu tương có hạt màu vàng sáng rất được ưa chuộng, đặc biệt là dùng cho bán lẻ. Kết quả cho thấy các giống đều có rốn hạt màu nâu. Riêng màu sắc vỏ hạt, các giống đều có màu vàng hoặc vàng sáng.

Bảng 3.10: Đặc điểm thực vật học của các giống đậu tƣơng thí nghiệm

TT Giống Loại hình ST Hình dạng Màu sắc hoa màu sắc hạt Màu sắc rốn hạt 1 DT84 (ĐC) Hữu hạn Trứng nhọn Tím Vàng Nâu

2 DT2008 Hữu hạn Trứng nhọn Tím Vàng Nâu đen

3 DT2010 Hữu hạn Trứng nhọn Trắng Vàng Trắng

4 DT2012 Hữu hạn Trứng nhọn Trắng Vàng Nâu

5 DT96 Hữu hạn Tim nhọn Tím Vàng Trắng

6 ĐVN9 Hữu hạn Trứng nhọn Tím Vàng Nâu

7 ĐVN11 Hữu hạn Tim nhọn Tím Vàng Nâu

8 ĐVN14 Hữu hạn Tim nhọn Tím Vàng Trắng

9 E058-4 Hữu hạn Trứng nhọn Trắng Vàng Trắng xám

10 E089-8 Hữu hạn Trứng nhọn Trắng Vàng sáng Trắng xám

11 99084-A28 Hữu hạn Trứng nhọn Trắng Vàng Trắng xám

Tóm lại: Qua thí nghiệm với 11 giống đậu tương tham gia tại 2 vụ

(Xuân và Hè thu) tại Xã Đạo Đức - tỉnh Hà Giang trong năm 2012, cho thấy giống DT2008 và DT96 là 2 giống đậu tương có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các giống còn lại. Giống DT 2008 phù hợp cho vụ Xuân và giống DT96 phù hợp cho vụ Hè thu. Đây là các giống có khả năng sinh trưởng

mạnh, chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại .

3.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống ƣu tú vụ Xuân năm 2013

Dựa vào kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và chất lượng của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ Xuân và Hè thu 2012, chúng tôi đã lựa chọn được hai giống có triển vọng là DT2008 và DT96 là giống có nhiều đặc điểm tốt như cho năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt và chống chịu tốt, có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái tại Hà Giang để tiến hành khảo nghiệm sản xuất ra diện rộng. Trong vụ Xuân 2013, chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình trình diễn giống tại 3 huyện: Yên Minh, Bắc Mê và Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

Để đảm bảo tính thống nhất trong mô hình trình diễn, trước khi vào thực hiện mô hình chúng tôi đã tiến hành:

- Chọn đất, chọn hộ làm mô hình trình diễn (đất được lựa chọn là các chân đất không chủ động nước)

- Tập huấn quy trình sản xuất cho các hộ tham gia thực hiện mô hình. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình kỹ thuật của các hộ tham gia mô hình.

Bảng 3.11: Giống, địa điểm và quy mô trình diễn giống triển vọng

Tên hộ Địa điểm Giống Diện tích

(m2)

1. Hầu Nỏ Dình Xã Hữu Vinh

Huyện Yên Minh

DT2008 500

2. Giàng Mí Lúa DT84 (đ/c) DT96 500 500

1. Hoàng Văn Lộc Xã Yên Phú Huyện Bắc Mê

DT2008 500

DT96 500

2. Triệu Mùi Dấu DT84 (đ/c) 500

1. Lý Văn Chương Xã Tụ Nhân Huyện Hoàng Su Phì

DT2008 500

DT96 500

Vụ Xuân 2013, giai đoạn đầu thời tiết bất thuận hạn ngay đầu vụ nhưng từ khi cây được 3 lá trở đi thời tiết khá thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.12.

Tại 3 điểm đều thấy, DT2008 có nhiều đặc điểm vượt trội hơn so với DT96 về số cành, khả năng chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng bị kéo dài do thời kỳ đầu gieo gặp hạn nên dẫn đến hạt này mầm kém.

Bảng 3.12: Thời gian sinh trƣởng và năng suất của giống đậu tƣơng DT2008 và DT96 trong vụ Xuân 2013

Giống Huyện Yên Minh Huyện Hoàng Su Phì Huyện Bắc Mê TGST (ngày) NSTT (tạ/ha) TGST (ngày) NSTT (tạ/ha) TGST (ngày) NSTT (tạ/ha) DT84 (đc) 92 14,91 95 16,75 95 15,22 DT2008 115 24,54 117 25,11 115 19,78 DT96 96 23,21 102 18,54 100 16,42

Nhìn chung các giống trong mô hình trình diễn đều sinh trưởng phát triển tốt. Độ đồng đều cao, có thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu luân canh của vùng và năng suất đều cao hơn so với giống đang trồng phổ biến là DT84.

Để có kết luận chính xác ưu điểm của giống trong điều kiện vụ Xuân 2013 tại các vùng trong tỉnh, chúng tôi tiến hành tổ chức hội nghị đầu bờ lấy ý kiến đánh giá của nông dân trong vùng. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của nông dân được trình bày ở bảng 3.13.

Thời gian sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng của giống DT2008 và DT96 trong mô hình trình diễn là 96-107 ngày, đánh giá điểm 1. Các giống ở vụ Xuân 2013 đều có thời gian sinh trưởng trung bình phù hợp với cơ cấu luân canh của vùng, không ảnh hưởng đến thời gian gieo cấy lúa mùa.

Màu sắc hạt: Màu sắc hạt ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng. Kết quả đánh giá của các hộ nông dân cho thấy: giống DT2008 có màu sắc hạt đẹp, được đánh giá điểm 1,1; giống DT84, màu sắc hạt kém nhất đánh giá điểm trung bình là 1,5.

Độ đồng đều của hạt: Trong sản xuất độ đồng đều của hạt liên quan đến năng suất cuối cùng. Giống DT2008 và DT96 độ đồng của hạt được đánh giá điểm 1,5 và giống đối chứng được đánh giá điểm 2,0.

Dạng cây: Các giống trong mô hình trình diễn đều có dạng cây đứng, đều được đánh giá ở mức độ như nhau, điểm 1,1 -1,2.

Năng suất: Năng suất của giống DT2008, DT96 được nông dân đánh giá cao hơn so với giống đối chứng, đạt trung bình 1,2 -1,3 điểm. Giống đối chứng được đánh giá điểm trung bình là 1,5.

Bảng 3.13: Kết quả đánh giá của nông dân đối với các giống đậu tƣơng DT2008 và DT96 trong vụ Xuân 2013

Giống

Chỉ tiêu DT2008 DT96 DT84 (đ/c)

Thời gian sinh trưởng 1,0 1,0 1,0

Màu sắc hạt 1,1 1,2 1,5 Độ đồng đều của hạt 1,5 1,5 2,0 Dạng cây 1,2 1,2 1,1 Năng suất 1,2 1,3 1,5 Tổng điểm 6,0 6,2 7,1 Xếp hạng 1 2 3

Nhìn chung hai giống ưu tú trong mô hình trình diễn đều được nông dân đánh giá cao hơn so với giống đối chứng về mẫu mã hạt và năng suất, phù hợp với chế độ chăm sóc và thâm canh của địa phương. Hai giống DT2008 và DT96 được nông dân đánh giá cao và chấp nhận sử dụng trong sản xuất đại trà tại địa phương.

3.4. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh của giống DT2008 và DT96 trong vụ Xuân 2013 DT96 trong vụ Xuân 2013

Đậu tương là nguồn thực phẩm quan trọng cho con người. Trong hạt đậu tương có đủ các axit amin cơ bản như: isoleuxin, leuxin, lysin, metionin, phenylalanine, valin. Đậu tương được coi là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng lớn các axit amine không thay thế cần thiết cho cơ thể. Protein của đậu tương dễ tiêu hóa, không có các thành phần tạo thành colesteron, không có các dạng axit uric. Ngoài ra hạt đậu tương có nhiều vitamin B hơn bất cứ loại thức ăn nào. Dầu của đậu tương chứa nhiều axit béo không no, có tỷ lệ tiêu hóa cao, dùng thay mỡ động vật có thể tránh được bệnh xơ cứng động mạch. Chính vì giá trị dinh dưỡng đó mà các sản phẩm đậu tương như đậu phụ, giá, nước tương, dầu đậu nành, bánh kẹo… ngày càng trở nên hấp dẫn với người tiêu dùng. Để đánh giá được chất lượng của các giống triển vọng làm cơ sở khuyến cáo, chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng protein và lipid. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14

Bảng 3.14: Tỷ lệ protein và lipid trong hạt của các giống đậu tƣơng DT2008 và DT96 trong vụ Xuân 2013 Đơn vị tính: % Giống Huyện Yên Minh Huyện Hoàng Su Phì Huyện Bắc Mê

Protein Lipid Protein Lipid Protein Lipid

DT84 (đc) 35,99 19,15 41,66 14,47 38,48 18,44

DT2008 39,76 18,54 36,67 18,79 37,98 19,78

DT96 39,79 20,39 42,21 16,47 38,81 15,14

- Hàm lượng protein của các giống triển vọng biến động từ 36,67- 42,21%, tương đương so giống đối chứng DT84 (35,99-41,66%). Số liệu trên cho thấy tỷ lệ Protein biến động theo điều kiện sinh thái và khí hậu từng vùng.

- Hàm lượng lipid của các giống triển vọng đạt 15,14-19,78%, tương đương so giống đối chứng DT84 (14,47-19,15%).

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương vụ Xuân và Hè thu năm 2012 và mô hình trình diễn giống ưu tú tại 3 huyện: Yên Minh, Bắc Mê và Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chúng tôi rút ra một số kết luận và đề nghị như sau:

1. Kết luận

1.1. Về khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và chất lượng của một số giống đậu tương trong vụ Xuân và Hè thu 2012.

Các giống đậu tương tham gia thí nghiệm có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt. Thời gian sinh trưởng của các giống biến động từ 97-121 ngày (vụ Xuân) và 79-94 ngày (vụ Hè thu). Các giống thí nghiệm đều thuộc nhóm chín trung bình, phù hợp với vụ Xuân và vụ Hè thu tại tỉnh, đặc biệt trên chân đất không chủ động nước.

- Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh của các giống tham gia thí nghiệm tốt.

- Năng suất của các giống thí nghiệm có sự biến động giữa hai vụ nghiên cứu, vụ Xuân năng suất đạt 14,5-28,7 tạ/ha, trong đó cao nhất là giống DT2008 (28,7 tạ/ha); DT96 (24,8 tạ/ha); Vụ Hè thu năng suất đạt 13,9 - 19,4 tạ/ha, trong đó cao nhất là giống DT 2008 (19,4 tạ/ha); DT96 (18,1 tạ/ha). Từ đó có thể xác định đây là 2 giống có triển vọng đưa ra sản xuất trên diện rộng ở cả 2 vụ.

1.2. Kết quả mô hình trình diễn giống đậu tương ưu tú trong vụ Xuân 2013 tại 3 vùng sinh thái của tỉnh.

- Tại mô hình trình diễn, giống DT2008 và DT96 đều có khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái của Hà Giang, năng suất thực thu đạt 16,4 - 25,1 tạ/ha, cao hơn so đối chứng DT 84 (14,9-16,7 tạ/ha) và được người nông dân chấp nhận ứng dụng vào sản xuất đại trà.

- Hàm lượng protein của 2 giống DT2008 và DT96 biến động từ 36,67-42,21%.

2. Đề nghị

- Triển khai mở rộng ra sản xuất và bổ sung vào cơ cấu giống đậu tương của tỉnh.

- Tiếp tục nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác như: thời vụ, phân bón, mật độ, ... phù hợp với giống DT2008 và DT96, xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp với giống trong điều kiện sinh thái của tỉnh Hà Giang.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1.

01-58 : 2011/BNNPTNT.

2. Nguyễn Thị Chinh (2007), Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật dự án hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt giống và phát triển giống đậu tương.

3. Nguyễn Thị Chinh (2005): “Một số tiến bộ kỹ thuật về cây đậu đỗ phục vụ sản xuất Hè thu và thu Đông ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ”,

Bản tin nông nghiệp - giống - công nghệ cao. Số 2, 2005. Bộ NN và PTNT, Cục Nông nghiệp (Tr 21-25).

4. Luyện Hữu Chỉ và cs (2006), Kết quả tạo nguồn gen cao sản ĐT2006,

Tạp chí NN & PTNT, (18), tr 60-62.

5. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long và cs (1999), “Cây đậu tương”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1999.

6. Đường Hồng Dật (2007), Cây đậu tương, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

7 . Đỗ Ngọc Diệp, “http://giongmia.files.wordpress.com/2007/01/10”, hieu- qua-cua-viec-boc-la-va-xen-canh-mia-voi-cay-ho-dau.pdf.

8. Trần Văn Điền (2007), Giáo trình cây đậu tương, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

9. Đề án 19/ĐA-UBND ngày 10/3/2011 về Phát triển vùng đậu tương hàng hóa tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015.

10. Phạm Bích Hiên và Phạm Văn Toản (2002), “Nghiên cứu khả năng sử dụng phân vi sinh vật hỗn hợp cố định nitơ, phân giải phốt phát khó tan cho cây đậu tương”, Tuyển tập các công trình khoa học kỹ thuật nông nghiệp 2001- 2002, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 220- 227.

11. Bùi Hiếu và Lê Thị Nguyên (2004), Kỹ thuật tưới nước cho một số cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Xuân Hiểm (2000), Giáo trình chọn tạo giống cây trồng. NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội.

13. Lê Quốc Hưng (2007), Phát triển cây đậu tương, tiềm năng còn rất lớn. Tạp chí NN & PTNT.

14. Đoàn Thị Thanh Nhàn (chủ biên), Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự và Bùi Xuân Sửu (1996), Giáo trình cây công nghiệp, Trường đại học nông nghiệp I Hà Nội, Bộ GD&ĐT, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

15. Trần Văn Lài, Trần Nghĩa, Lê Quang Thắng, Lê Trần Tùng và Ngô Đức Dương (1993), Kỹ thuật gieo trồng lạc, đậu tương, vừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội..

16. Trần Đình Long, Mai Thạch Hoàng, Hoàng Tuyết Minh, Phùng bá Tạo, Nguyễn Thị Trâm (1997), Chọn giống cây trồng, NXN Nông nghiệp. 17. Trần Đình Long (2000), “ Cây đậu tương”, NXN Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Luật (2005), Sản xuất cây trồng hiệu quả cao, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

19. Trần Thị Trường, Trần Thanh Bình, Nguyễn Thanh Bình (2006), “Sản xuất đậu tương, đậu xanh năng suất cao”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr 8.

20. Phạm Hải Thoại (2009), Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số dòng đậu tương nhập nội tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (Tr. 62-64).

21. Phạm Văn Thiều (2002), Cây đậu tương - kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Phạm Văn Thiều (2006), Cây đậu tương - kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Tô Cẩm Tú và Nguyễn Tất Cảnh (1998), “Năng suất bốc thoát hơi nước của đậu tương Đông trên đất bạc màu Đông Anh- Hà Nội”, Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm, (9), tr. 398- 399.

24. Đào Thế Tuấn, Dương Đức Vĩnh và Nguyễn Thị Nguyệt (1979), “Cơ sở sinh vật học chọn giống cây trồng vụ Đông”, Kết quả nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp 1976 - 1978, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.102- 115. 25. Lưu Thị Xuyến (2010), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của

một số giống đậu tương nhập nội và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

26. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Nông nghiệp sinh thái, Kết quả nghiên cứu khoa học 1981- 1986, Nxb NN Hà Nội, tr 144- 147.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn một số giống đậu tương triển vọng cho tỉnh Hà Giang (Trang 65 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)