Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn một số giống đậu tương triển vọng cho tỉnh Hà Giang (Trang 50 - 53)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2.Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm

Các đặc điểm hình thái như: chiều cao cây, số cành cấp 1, số đốt/thân chính và đường kính thân là những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống đổ và mức độ thích nghi của giống đối với điều kiện sinh thái vùng nghiên cứu. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu hình thái của các giống thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.2.

- Chiều cao cây. Chiều cao cây liên quan trực tiếp tới khả năng tiếp nhận ánh sáng, khả năng chống đổ của cây đậu tương, vì vậy chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống.

Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm trong vụ Xuân và Hè thu 2012

Giống Chiều cao cây (cm) Số cành cấp I (cành) Số đốt/thân chính (đốt)

Xuân Hè thu Xuân Hè thu Xuân Hè thu

DT84 (ĐC) 44,56 51,56 3,13 2,83 7,3 8,5 DT2008 65,10 59,40 4,53 4,20 9,6 12,7 DT2010 50,70 44,36 3,40 2,60 9,1 11,2 DT2012 45,86 47,00 4,53 3,06 10,0 12,5 DT96 52,90 59,50 4,83 3,76 9,2 11,8 ĐVN9 40,83 43,06 3,66 2,86 7,7 9,3 ĐVN11 52,53 50,83 4,53 3,70 8,2 10,1 ĐVN14 44,73 58,10 4,60 4,03 9,2 10,5 E058-4 55,16 50,56 4,46 4,26 7,3 9,5 E089-8 49,00 50,43 4,70 4,66 7,4 9,6 99084-A28 54,80 52,46 4,46 4,06 7,5 8,9 CV% = LSD05 = 4,2 3,63 4,0 3,5 8,0 0,57 6,6 0,40 4,5 0,34 3,5 0,32

- Số liệu bảng 3.2 cho thấy: chiều cao cây của các giống thay đổi ở hai vụ nghiên cứu. Vì vậy có thể khẳng định yếu tố thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng lớn đến các yếu tố sinh trưởng của giống. Nhìn chung các giống đậu tương mới đều có chiều cao cây ở mức trung bình. Đặc điểm này rất có lợi đối với các vùng sản xuất phía Bắc đặc biệt là Hà Giang do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy...)

Kết quả theo dõi chiều cao cây của các giống thí nghiệm vụ Xuân 2012 cho thấy: giống DT2012 và ĐVN14, chiều cao cây đạt 45,86 và 44,73 cm tương đương với giống đối chứng. Giống ĐVN9 chiều cao cây đạt 40,8 cm,

thấp hơn giống đối chứng, các giống còn lại có chiều cao cây đạt 49,0-65,1 cm, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Vụ Hè thu 2012, giống DT2008, DT96 và ĐVN14, chiều cao cây đạt 58,1- 59,4 cm, cao hơn giống đối chứng. Giống DT2010, DT2012 và ĐVN9 chiều cao cây biến động từ 43,06 - 47,0 cm , thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều cao cây tương đương với giống đối chứng.

- Số cành cấp 1: Ở cây đậu tương, cành được hình thành từ các chồi ở nách lá. Các chồi ở phía dưới thân chính sẽ phát triển thành các cành quả, các chồi ở phía giữa và ngọn cây phát triển thành chùm hoa. Số cành trên cây nhiều hay ít tùy thuộc vào giống và kỹ thuật canh tác. Số cành cấp 1 có vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng suất hạt. C số cành cấp 1 v

nhiều hơn v Xuân.

Vụ Xuân 2012, số cành cấp 1 của các giống đạt 3,13-4,83 cành. Giống DT2010 và ĐVN9 có số cành cấp 1 đạt 3,4 và 3,66 cành, tương đương giống đối chứng. Các giống còn lại có số cành cấp 1 đạt 4,46 - 4,83 cành, nhiều hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Vụ Hè thu 2012, các giống thí nghiệm đạt số cành cấp 1 là 2,6 - 4,66 cành. Giống DT2010 và DT2012 có số cành cấp 1 đạt 2,6 và 3,06 cành, tương đương giống đối chứng. Các giống còn lại có số cành cấp 1 đạt 3,76 - 4,66 cành, nhiều hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

- Số đốt trên thân chính: số đốt trên thân chính dao 7,3-10 đốt vào vụ Xuân và 8,5 - 12,7 đốt vào hu.

Đặc điểm hình thái của cây đậu tương được quyết định bởi giống, tuy nhiên những đặc điểm này cũng thay đổi khá lớn trước tác động của điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật canh tác, đặc biệt là tỷ lệ ra cành cấp 1 của cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn một số giống đậu tương triển vọng cho tỉnh Hà Giang (Trang 50 - 53)