Những tồn tại trong sản xuất đậu tương ở Hà Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn một số giống đậu tương triển vọng cho tỉnh Hà Giang (Trang 37 - 83)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5.3. Những tồn tại trong sản xuất đậu tương ở Hà Giang

Đầu tư thâm canh chưa đảm bảo đầy đủ theo quy trình kỹ thuật của các giống, không phát huy được hết tiềm năng năng suất của cây đậu tương. Diện tích giống địa phương (Vàng xanh Hà Giang) năng suất t

. Việc nhân rộng các mô hình giống mới, năng suất cao gặp nhiều khó khăn do trình độ nhận thức của bà con dân tộc còn kém. Các

Chƣơng 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu với 11 giống đậu tương: DT2008, DT2010, DT2012, DT96, ĐVN9, ĐVN11, ĐVN14, E089-8, EO58-4, 99084-A28 và DT84 (giống đối chứng).

Bảng 2.1. Nguồn gốc và đặc điểm nghiên cứu của các giống thí nghiệm

TT Tên giống Nguồn gốc và đặc điểm chính

1 DT84 (ĐC)

ĐH4 x ĐT80)

2 DT2008 Viện Di truyền Nông nghiệp 2001 x

HC100)

3 DT2010 Viện Di truyền Nông nghiệp (Lai DT99 x DT2008) 4 DT2012 Viện Di truyền Nông nghiệp (Lai DT99 x DT2008)

5 DT96 Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính giữa 2 giống DT90 và DT84

6 ĐVN9 Viện nghiên cứu ngô

7 ĐVN11 Viện nghiên cứu ngô chọn tạo từ tổ hợp lai hữu tính Cúc tuyển/AK05, chống đổ và chống bệnh tốt.

8 ĐVN14 Viện nghiên cứu ngô chọn tạo từ tổ hợp lai hữu tính ĐVN-11 x Tanbachou Komo.

9 E089-8 Giống nhập nội từ Australia 10 99084-A28 Giống nhập nội từ Australia 11 E058-4 Giống nhập nội từ Australia

2.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Xã Đạo Đức, Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Hè thu năm 2012

- Điều kiện đất đai: Vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2012 thí nghiệm được tiến hành trên chân đất ruộng không chủ động nước.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và

chất lượng của một số giống đậu tương vụ Xuân, Hè thu năm 2012.

- Xây dựng mô hình trình diễn giống đậu tương có triển vọng vụ Xuân năm 2013 tại 3 vùng sinh thái của tỉnh.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản, xây dựng mô hình đều thực hiện

theo Quy khảo nghiệm

giống đậu tương QCVN 01-58 : 2011/BNNPTNT [1].

2.4.1. Đối với thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản

2.4.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 11 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 8,5 m2

(5m x 1,7m); mặt luống rộng 1,4m, xẻ 4 hàng dọc, hàng cách hàng 0,35cm, rãnh 0,3m.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

CT1: Giống DT84(đc) CT5: Giống DT96 CT9: Giống E058-4

CT2: DT 2008 CT6: Giống ĐVN9 CT10: Giống E089-8

CT3: Giống DT2010 CT7: Giống ĐVN11 CT11: Giống 99084-A28 CT4: Giống DT2012 CT8: Giống ĐVN14 Dải bảo vệ 1 3 5 6 7 8 9 10 2 4 11 6 7 8 11 4 2 3 5 9 10 1 10 4 2 3 9 1 11 6 7 8 5 Dải bảo vệ

2.4.1.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

-Thời vụ gieo trồng: Vụ Xuân gieo 20/2 -10/6 Vụ Hè thu: 25/6 - 15/10

- Khoảng cách, mật độ gieo trồng: Vụ Xuân: 35 cây/ m2 ; Vụ Hè thu: 35 cây/ m2 .

- Công thức phân bón cho 1 ha: 5 tấn phân chuồng + 20 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O, tương đương với lượng phân thương phẩm là: Đạm urê 43,5 kg, Lân supe 350 kg, Kaly clorua 120 kg.

- Cách bón: Bón lót 100% phân chuồng + 100% phân lân +50% N + 50% K2O.

Bón thúc: Khi cây có 2-3 lá thật với bón lượng đạm và kaly còn lại. - Chăm sóc:

Làm cỏ xới nhẹ lần 1 kết hợp bón thúc khi cây có 2 đến lá thật. Làm cỏ đợt 2, xới sâu, vun gốc cao khi cây có 4 đến 5 lá thật.

Đảm bảo 70-75% độ ẩm tối đa đồng ruộng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi phát hiện và phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn chung của ngành Bảo vệ thực vật.

- Thu hoạch: Khi có khoảng 90% số quả trên cây đã chín (vỏ quả có màu nâu hoặc đen). Thu để riêng từng ô, không để quả bị rơi rụng, phơi đập lấy hạt ngay khi quả khô.

2.4.1.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu

* Chọn cây theo dõi: Cây theo dõi được xác định khi cây có từ 4 đến 5 lá thật. Mỗi lần nhắc lại thu 10 cây ở 2 hàng giữa luống, mỗi hàng lấy 5 cây liên tiếp (không lấy các cây ở đầu hàng).

* Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá: Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm được tiến hành theo Quy

phạm khảo nghiệm giống đậu tương QCVN 01-58 : 2011/BNNPTNT của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển:

+ Ngày mọc: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây trên ô mọc 2 lá mầm. + Ngày ra hoa: Tính từ gieo đến khi có 50% số cây trên ô có hoa đầu tiên. + Ngày chắc xanh: Tính từ gieo đến khi cây có 50% số quả trên ô có quả chắc xanh.

+ Ngày chín: Tính từ gieo đến khi có 90% số quả trên ô có vỏ quả chuyển màu nâu hoặc đen.

- Đặc điểm hình thái:

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng thân chính, đo khi thu hoạch, đo 10 cây mẫu trên ô.

+ Số đốt/ thân chính: đếm số đốt trên thân chính của 10 cây mẫu/ ô. Thực hiện ở cả 3 lần nhắc lại

+ Số cành cấp 1/cây: Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô. + Đường kính thân (cm): được đo ở phần giữa của lóng trên lá mầm, đo ở thời kỳ thu hoạch trên 10 cây mẫu.

- Mức độ nhiễm sâu bệnh hại:

+ Bệnh gỉ sắt (phakopsora pachyrhiri Sydow): Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc vào giai đoạn khi cây ra hoa rộ- vào chắc.

+ Sâu đục quả (Eitiella zinekenella): Đếm số quả bị hại trên tổng số quả điều tra, tính tỷ lệ %. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Xác định trước thu hoạch.

+ Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata): Đếm số lá bị cuốn trên tổng số lá điều tra, tính tỷ lệ %. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Xác định trước thu hoạch.

- Tính chống đổ: Điều tra toàn bộ số cây đổ trên ô ở thời kỳ trước thu hoạch. Tính tỷ lệ cây đổ trên ô hoặc đánh giá theo thang điểm 1-5 như sau: Điểm 1: Các cây đều thẳng đứng.

Điểm 2: 1- <25% số cây bị đổ rạp. Điểm 3: 25-50% số cây bị đổ rạp. Điểm 4: 51-75% số cây bị đổ rạp. Điểm 5: > 75% số cây bị đổ rạp.

- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:

+ Số quả trên cây: Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ ô. Tính trung bình 1 cây. Xác định trước khi thu hoạch.

+ Số quả chắc/ cây: Đếm số quả chắc trên 10 cây mẫu/ ô. Tính trung bình 1 cây. Xác định trước khi thu hoạch.

+ Số quả 1 hạt/ cây: Đếm số quả có 1 hạt trên 10 cây mẫu/ ô. Tính trung bình 1 cây. + Số quả 3 hạt/ cây: Đếm số quả có 3 hạt trên 10 cây mẫu/ ô. Tính trung bình 1 cây. Xác định trước khi thu hoạch.

+ Khối lượng 1000 hạt: Cân 3 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt ở độ ẩm 12%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy. Xác định hạt khô sau thu hoạch.

+ Năng suất lý thuyết:

Cây/m2 x Quả chắc/cây x Hạt chắc/quả x M1000 hạt NSLT = ---

(tạ/ha) 10.000

+ Năng suất thực thu (kg/ô): Thu riêng từng ô, tính năng suất hạt khô/ô (gồm cả khối lượng hạt của 10 cây mẫu) ở độ ẩm 12% và qui ra năng suất.

- Một số chỉ tiêu sinh lý: + Chỉ số diện tích lá (m2

lá/m2đất): Xác định ở thời kỳ ra hoa rộ và chắc xanh. Mỗi công thức thí nghiệm lấy 3 cây liên tiếp, thực hiện ở cả 3 lần nhắc lại.

Phương pháp tiến hành: Cân toàn bộ lá của 3 cây được Pb, cân 1 dm2

lá được Pa, sau đó tính chỉ số diện tích lá theo công thức:

Pb Chỉ số diện tích lá (m2

lá/m2đất) = --- x cây/m2

Pa x 3 x 100

+ Khả năng tích lũy vật chất khô (g/cây): Lấy 3 cây trên ô, rửa sạch, thấm khô nước, cân khối lượng tươi, sau đó sấy ở nhiệt độ 650

C đến trọng lượng không đổi. Thực hiện ở thời kỳ ra hoa rộ và chắc xanh.

Pk Khả năng tích lũy vật chất khô (g/cây) = ---

3 Trong đó: Pk là khối lượng khô của 3 cây mẫu.

+ Xác định số lượng và khối lượng nốt sần hữu hiệu (nốt sần có dịch hồng): thực hiện ở thời kỳ ra hoa rộ và chắc xanh: Lấy 3 cây trên một ô (trước khi nhổ cây, tưới đẫm nước để lấy được bộ rễ hoàn chỉnh), đếm số lượng và cân khối lượng nốt sần của 3 cây. Thực hiện ở cả 3 lần nhắc lại.

+ Xác định chỉ tiêu tính tách quả: Thực hiện ở thời kỳ quả và hạt chín: điều tra 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc,

Tính tỷ lệ cây tách hạt trên ô hoặc đánh giá theo thang điểm 1-5 như sau:

Điểm 1: Không có quả tách hạt. Điểm 2: Thấp (<25% quả tách vỏ).

Điểm 3: Trung bình (25% đến 50% quả tách vỏ). Điểm 4: Cao (51% - 75% quả tách vỏ).

Điểm 5: Rất cao (>75% quả tách vỏ).

2.4.2. Xây dựng mô hình trình diễn giống triển vọng

- Mô hình trình diễn được tiến hành với 2 giống triển vọng đã qua khảo

Công thức 1: Giống ưu tú 1 Công thức 2: Giống ưu tú 2

Công thức 3: DT 84 (giống đối chứng)

- Mô hình được thực hiện tại 6 hộ nông dân, diện tích mỗi giống là 500m2. Tổng diện tích khảo nghiệm sản xuất là 13.500 m2

.

- Địa điểm: tại 3 huyện đại diện cho 3 vùng sinh thái của tỉnh gồm: Hoàng Su Phì , Yên Minh và Bắc Mê - Tỉnh Hà Giang.

Bảng 2.2: Giống, địa điểm và quy mô trình diễn giống triển vọng

Địa điểm Giống Diện tích (m2

)

Xã Hữu Vinh Huyện Yên Minh

DT2008 500 DT96 500 DT84 (đ/c) 500 Xã Yên Phú Huyện Bắc Mê DT2008 500 DT96 500 DT84 (đ/c) 500 Xã Tụ Nhân Huyện Hoàng Su Phì DT2008 500 DT96 500 DT84 (đ/c) 500

- Các chỉ tiêu nghiên cứu: tiến hành theo quy phạm khảo nghiệm giống

đậu tương QCVN 01-58 : 2011/BNNPTNT của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Số ngày từ gieo đến chín.

+ Khả năng chống đỏ: Đánh giá theo thang điểm 1-5. Điểm 1: tốt; điểm 5: kém

+ Năng suất hạt khô (tạ/ha): Cân khối lượng hạt khô thực thu trên diện tích khảo nghiệm và quy ra năng suất tạ/ha.

+ Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm

+ Ý kiến của người thực hiện khảo nghiệm sản xuất: Tổ chức hội nghị đầu bờ, phát phiếu điều tra ngẫu nhiên đối với 30 người, thu thập các thông tin:

- Độ chắc của quả: cho điểm 1-5.

Điểm 1: Rất chắc, tất cả các hạt trong quả đều mẩy. Điểm 2: chắc, >90% số hạt trong quả mấy.

Điểm 3: trung bình, 76-90% số hạt trong quả mẩy. Điểm 4: kém, 50- 75% số hạt trong quả mẩy. Điểm 5: rất kém, <50% số hạt trong quả mẩy - Màu sắc hạt: cho điểm 1-3

Điểm 1: hạt có màu vàng sáng, vỏ hạt không nhăn nheo. Điểm 2: hạt có màu vàng tối, vỏ hạt không nhăn nheo. Điểm 3: hạt có màu vàng tối, vỏ hạt nhăn nheo

- Độ đồng đều của hạt: cho điểm 1-5

Điểm 1: Rất đồng đều, tất cả các hạt đều có kích thước như nhau. Điểm 2: đồng đều, >90% số hạt có kích thước như nhau..

Điểm 3: trung bình, 76-90% số hạt có kích thước như nhau. Điểm 4: kém, 50- 75% số hạt có kích thước như nhau. Điểm 5: rất kém, <50% số hạt có kích thước như nhau. - Dạng cây: cho điểm 1-3

Điểm 1: dạng cây đứng Điểm 2: dạng nửa đứng. Điểm 3: dạng cây bò.

- Ý kiến của người sản xuất: có hoặc không chấp nhận giống mới.

2.4.3. Xác định một số chỉ tiêu hóa sinh để đánh giá chất lượng

- Các chỉ tiêu hóa sinh được tiến hành phân tích tại Phòng Thí nghiệm của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Các số liệu về sinh trưởng, phát triển được tính trung bình số học với 3 lần nhắc lại sử dụng hàm Average, Sum trong Microsoft Exel.

- Các kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT 5.0.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển, khả năng chống chịu của các giống thí nghiệm

3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Hè thu năm 2012 Xuân và Hè thu năm 2012

Các giống đậu tương trong chu kỳ sống đều trải qua hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Đối với các giống thí nghiệm là giống sinh trưởng hữu hạn, cây ngừng sinh trưởng khi ra hoa. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Sự biến động của các giai đoạn sinh trưởng, phát triển là cơ sở khoa học xác định thời vụ gieo trồng thích hợp cho giống. Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các thời kỳ sinh trƣởng, phát triển của giống đậu tƣơng thí nghiệm trong vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2012

Đơn vị: Ngày

Giống

Thời gian từ gieo đến ngày …..

Mọc Ra hoa Chắc xanh Chín

Xuân Hè thu Xuân Hè thu Xuân Hè thu Xuân Hè thu

DT84 (ĐC) 7 6 48 41 71 66 95 80 DT2008 7 5 53 41 105 81 120 100 DT2010 7 5 50 40 92 72 105 87 DT2012 7 6 54 42 94 73 110 89 DT96 7 6 50 39 91 75 110 90 ĐVN9 7 7 54 41 89 66 107 85 ĐVN11 8 7 55 40 89 66 110 82 ĐVN14 9 7 53 50 83 72 105 87 E058-4 8 6 51 45 94 73 110 86 E089-8 7 5 52 50 89 79 110 92 99084-A28 7 6 52 48 91 78 108 92

- Thời gian từ gieo đến mọc: Nảy mầm là giai đoạn đầu tiên trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương. Thời gian nảy mầm của đậu tương dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào ẩm độ, nhiệt độ và nồng độ oxy. Chính vì vậy ở các thời vụ và mùa vụ gieo trồng khác nhau, thời gian mọc của các giống đậu tương đều thay đổi.

Thời gian từ gieo đến mọc của các giống biến động từ 7-9 ngày (vụ Xuân 2012), 5-7 ngày (vụ Hè thu 2012). Giống ĐVN 11, ĐVN 14 và E58-4 có thời gian từ gieo đến mọc ở vụ Xuân 2012 là 8 - 9 ngày, vụ Hè thu là 7 ngày, muộn hơn so với giống đối chứng. Các giống còn lại đều có thời gian từ gieo đến mọc 7 ngày ở vụ Xuân và 5 - 6 ngày vụ Hè thu, tương đương với

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn một số giống đậu tương triển vọng cho tỉnh Hà Giang (Trang 37 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)