3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.4.2. Về kết quả chọn tạo giống
8
-
- c công
(Mai Quang Vinh, 2011)[29]. Về lĩnh vực , có thể tạm thời chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: Chọn tạo giống đậu tương chuyên vụ .
Trong các năm 70 - 80 của thế kỷ trước, đậu tương ở nước ta đạt năng suất thấp 6,8 tạ/ha (1980), trong sản xuất đậu tương ở nước ta tồn tại 2 nhóm giống đậu tương chính: Nhóm giống chuyên cho vụ lạnh (vụ Xuân, vụ Đông) và nhóm giống chuyên cho vụ nóng (Xuân , Hè và Hè thu): Các nhóm giống này thích ứng hẹp, thích hợp chuyên cho từng mùa vụ, vùng sinh thái, năng suất cao vào vụ lạnh hoặc vụ nóng nhưng kém ổn định trong điều kiện khí hậu biến đổi cực đoan (nóng, lạnh, hạn, mưa úng, sâu bệnh), ở phía Bắc khó nhân giống, giá thành sản xuất giống cách vụ cao làm tăng giá trị đầu vào nên khó phát triển diện tích đặc biệt nhu cầu giống cho vụ Đông trên đất sau 2 vụ lúa.
Giai đoạn II: Chọn tạo giống đậu tương 3 vụ .
Từ những năm 90, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Cây lương Thực cây thực phẩm, Viện Nghiên cứu Ngô.... bằng phương pháp lai và đột biến đã chọn tạo thành công và chuyển giao thắng lợi vào sản xuất bộ giống đậu tương 3 vụ gồm: DT84, DT90, DT96, DT55 (AK06), DT99, ĐT12, DT94, DT95, DT83, DT2001, ĐVN5, ĐT22, ĐVN6, đậu tương rau DT02 và hàng chục giống có triển vọng : DT2003, DT2005, ĐVN9... các giống này hiện đã chiếm trên 50% diện tích đậu tương cả nước, riêng phía Bắc chiếm 85 - 90%.
Đặc điểm mang tính đột phá của bộ giống này là: Thích ứng rộng, sinh trưởng hữu hạn, phản ứng yếu với ánh sáng ngày ngắn, chịu nóng và chịu lạnh với phạm vi rộng từ 10-15 0C đến 38-40 0C, đề kháng với các loại bệnh nguy hiểm tốt, trồng được cả 3 vụ/năm (Xuân, Hè, Đông) thích hợp trên các vùng sinh thái từ Bắc vào Nam, năng suất cao, khá ổn định: 18-40 tạ/ha, hạt to, vàng đẹp, chất lượng tốt, protein đạt 40-47%. Các giống này dễ để giống, giống từ vụ trước có thể chuyển sang vụ sau không phải lưu kho lạnh, giá thành giống giảm được 30%, tạo điều kiện mở rộng diện tích trên qui mô lớn, đặc biệt diện tích đậu tương vụ Đông (vụ III) sau lúa mùa. Tuy nhiên, khả năng chịu hạn của các giống 3 vụ phần lớn còn yếu.
Giai đoạn III: Chọn tạo giống đậu tương chống chịu cao thích ứng rộng.
Công trình nghiên cứu có hệ thống tập đoàn giống đậu tương chịu hạn, nghiên cứu phương pháp tuyển chọn, đánh giá tính chịu hạn của Nguyễn Huy Hoàng, Trần Đình Long (1996) [16], thông qua phương pháp đánh giá trong phòng nảy mầm trên nước đường sachasose, phương pháp làm héo khô. Kết quả từ trên 1000 mẫu giống nhập nội từ 45 nước, đã phân lập được 148 mẫu giống có khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con.
Tại Viện Di truyền Nông nghiệp, từ năm 1992 đã bắt đầu chú trọng nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương chịu hạn, kết quả sau 17 năm, từ trên 67 tổ hợp lai và xử lý đột biến trên 6 giống (tia Gamma - Co60
liều lượng 150, 180, 200, 250 Gy) đã chọn tạo được 2 giống DT95 (đột biến từ giống AK04) và DT96 (xử lý đột biến trên con lai DT84 x DT90) có khả năng chịu hạn, kháng bệnh khá (Mai Quang Vinh và CS, 1998, 2004, 2006, 2008)[28].
Do ý nghĩa nhiều mặt của cây đậu tương trong điều kiện vùng nhiệt đới ẩm của Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, nên trong những năm gần đây rất nhiều nước có các chương trình nghiên cứu phát triển đậu đỗ nhằm tạo
ra các giống có đặc tính mong muốn. Hiện nay ở Việt Nam công tác chọn tạo giống đậu tương tập trung vào một số hướng chính sau:
1. Chọn tạo giống thích hợp cho thời vụ gieo trồng khác nhau. 2. Xác định bộ giống thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau. 3. Chọn giống có năng suất cao.
4. Chọn giống chống chịu (chịu hạn, chịu sâu bệnh, chịu rét, chịu nóng...) 5. Chọn tạo theo những hướng khác (đậu tương rau...)