Vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nước, phân bón đến sự tích lũy Pb, As và tồn dư NO3 trong rau cải xanh tại Thành phố Thái Nguyên (Trang 45 - 91)

4. Những đóng góp mới của đề tài

2.3.Vật liệu nghiên cứu

+ Phân bón được sử dụng trong các thí nghiệm: Urea CO(NH2)2 chứa 46% N, Super phốt phát Lâm Thao 16,5 % P2O5, Kali sunfat K2SO4 50% K2O. Các thí nghiệm chậu vại và đồng ruộng đều không sử dụng phân hữu cơ.

+ Nước sử dụng trong thí nghiệm chậu vại để tưới và pha hóa chất là nước giếng khoan.

+ Chậu: được sử dụng để trồng rau.

+ Đất phù sa được lấy về, đập nhỏ, hong khô trong không khí sau đó cho vào chậu. Mẫu đất được kiểm tra một số tính chất lý, hoá và hàm lượng Pb và As, trước khi tiến hành thí nghiệm.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Cơ sở của phương pháp này là thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu, những nghiên cứu về khả năng hút kim loại nặng của các loại rau.

2.4.2. Phương pháp điều tra khảo, sát thực địa

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal – RRA) và điều tra theo bộ câu hỏi trong điều tra thực địa, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp dựa trên lý thuyết và thông tin đã có thể lựa chọn phương pháp thiết kế thí nghiệm thích hợp.

Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề liên quan đến cơ cấu cây trồng, tình hình sản xuất rau xanh, sử dụng phân bón, năng suất cây trồng nông nghiệp.

Các đối tượng được phỏng vấn là những người dân được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Quá trình phỏng vấn thông qua các câu hỏi và buổi trò chuyện với người dân.

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu trong điều tra

- Điều tra tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới cho một số loại rau chính tại khu vực nghiên cứu theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi chuẩn bị trước, qui mô 30 hộ.

- Phương pháp lấy mẫu đất, nước và rau ngoài thực tế: được lấy theo từng cặp đất, nước, rau với rau cải xanh, ra xà lách.

+ Mẫu rau: Mỗi mẫu được lấy ngẫu nhiên từ 5 điểm trên ruộng vào thời điểm trong vòng 1 - 2 ngày trước khi thu hoạch. Lấy mẫu phần ăn được: lá ( xà lách).

+ Mẫu đất: Lấy mẫu theo TCN 367 : 1999. Mẫu đất được lấy theo địa điểm lấy mẫu rau, bằng phương pháp đường chéo ở tầng canh tác (0 - 20cm) lấy 5

điểm/ruộng, sau đó trộn đều rồi lấy mẫu trung bình theo nguyên tắc chia 4, mỗi mẫu khoảng 500 gam.

+ Mẫu nước: Lấy mẫu nước tưới cho rau tại các mương, bể chứa theo TCVN 5996 – 1995, lấy sâu cách mặt 20 - 30cm bằng chai nhựa PE 0,5 lít. Mẫu nước tưới được tiến hành kiểm tra 2 đợt (08/2012; 03/2013).

2.4.4.Phương pháp bố trí thí nghiệm

Chậu có chiều cao 35 cm, đường kính 30 cm. Mỗi chậu chứa 6 kg đất phù sa, sẽ được trồng rau trong mỗi chậu.

Phương pháp bón phân: theo qui trình rau an toàn của Bộ NN và PTNT [1]. Cách tính lượng phân bón trong chậu theo phương pháp của Radov và cs (1978) [48].

Bón phân : 70kgN + 60kgP2O5 + 35kgK2O

(quy ra chậu 6kg đất: 1,13 gram Urê + 2,90 gram Super lân + 0.47 gram K2SO4)

Thí nghiệm 01:

Ảnh hưởng của hàm lượng KLN (Pb, As) trong nước tưới đến năng suất rau cải canh.

Gồm 4 công thức:

CT 1. Đối chứng (Nước sạch: 0,004 mg Pb/l + 0,0052 mg As/l) CT 2: Tưới nước nhiễm có chứa 0,1 ppm Pb + 0,1 ppm As CT 3: Tưới nước nhiễm có chứa 1,0 ppm Pb + 0,5 ppm As CT 4: Tưới nước nhiễm có chứa 2,0 ppm Pb + 1,0 ppm As Thí nghiệm chậu vại bố trí trong nhà lưới với:

4 công thức x 3 lần nhắc lại = 12 chậu

Thí nghiệm 02:

Ảnh hưởng của các mức bón phân đạm đến năng suất và sự biến động NO3- trong cây cải canh.

Bố trí thí nghiệm tại phường Túc Duyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gồm 6 công thức với nền là: 15 tấn phân chuồng/ha; 30 kg P205/ha và 30 kg K20/ha

CT 1. Nền (đối chứng) CT 2: Nền + 60 kg N/ha CT 3: Nền + 90 kg N/ha CT 4: Nền + 120 kg N/ha CT 5: Nền + 150 kg N/ha CT 6: Nền + 180 kg N/ha

Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại gồm 6 công thức.

Qui mô thí nghiệm: 20 m2/ đất x 6 công thức x 3 lần nhắc lại = 360 m2. Loại phân đạm sử dụng là phân urea (46%N).

2.4.5. Phương pháp theo dõi, và lấy mẫu phân tích

- Theo dõi sinh trưởng rau cải canh, ở các công thức thí nghiệm với các chỉ số chiều cao cây và năng suất khi thu hoạch. Chiều cao cây được đo ở cây trong mỗi công thức, năng suất khi thu hoạch tính cho toàn bộ rau ở từng công thức.

- Theo dõi hàm lượng Pb, As tổng số tích lũy trong rau.

- Lấy mẫu rau: Mẫu rau được loại bỏ các lá già, lá úa vàng, rửa sạch, tráng bằng nước cất một lần rồi phơi trong không khí đến khi ráo nước.

+ Lấy mẫu thí nghiệm trong chậu, lấy tất cả mẫu rau trong từ công thức thí nghiệm sau 45 ngày gieo trồng.

+ Lấy mẫu ngoài đồng ruộng, lấy tất cả các lần nhắc lại. - Lấy mẫu đất: mẫu đất được lấy sau khi thu hoạch rau.

+ Lấy mẫu đất trong chậu thí nghiệm: lấy mẫu ở tất cả các lần nhắc lại.

2.4.6. Phương pháp xử lý mẫu

- Hàm lượng Pb và As được so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam, cụ thể: + Trong rau: theo quyết định 04/2007/QĐ – BNN ngày 19/01/2007 của bộ nông nghiệp quy định về quản lý sản xuất chứng nhận rau an toàn kèm theo QĐ 03/2006/QĐ – BKH ngày 10/01/2006 về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.

Hàm lượng Pb và As (mg/kg tươi): Pb≤ 0,5 – 1,0 ; As ≤ 0,2

+ Trong đất: theo tiêu chuẩn TCVN 7209 – 2002 (Bộ KH và CN MT, 2002): Chất lượng đấy dùng cho sản xuất nông nghiệp (mg/kg đất khô):

Pb≤ 12; As ≤ 12

+ Trong nước: theo TCVN 6773 – 2000 (Bộ KH và CNMT, 2002) Chất lượng nước dùng cho thủy lợi (mg/l).

Pb≤ 0,1; As ≤ 0,005 – 0,1

- Số liệu được xử lý thống kê theo chương trình SAS 8.1. - Biểu đồ, đồ thị được xây dựng bằng phần mềm EXCEL.

Th¸i Nguyªn L¹ng S¬n Tuyªn Quang B¾c Giang B¾c K¹n VÜnh Phóc TP. Hµ Néi Vâ Nhai §¹i Tõ §Þnh Ho¸ §ång Hû Phó L-¬ng Phæ Yªn Phó B×nh TP. Th¸i Nguyªn TX. S«ng C«ng 106°20'0"E 106°20'0"E 106°10'0"E 106°10'0"E 106°0'0"E 106°0'0"E 105°50'0"E 105°50'0"E 105°40'0"E 105°40'0"E 105°30'0"E 105°30'0"E 105°20'0"E 105°20'0"E 105°10'0"E 105°10'0"E 2 2 °0 '0 "N 2 2 °0 '0 "N 2 1 °5 0 '0 "N 2 1 °5 0 '0 "N 2 1 °4 0 '0 "N 2 1 °4 0 '0 "N 2 1 °3 0 '0 "N 2 1 °3 0 '0 "N 2 1 °2 0 '0 "N 2 1 °2 0 '0 "N 0 5,500 11,000 22,000 33,000 44,000 Meters ® Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sản xuất rau xanh của thành phố Thái Nguyên xanh của thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80km. Tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 ha.

- Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương - Phía Đông giáp thị xã Sông Công

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ

- Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình

Với vị trí địa lý trên, thành phố Thái Nguyên có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đặc điểm khí hậu

TP.Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới, gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt.

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,50C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,50C, thấp nhất là vào tháng 1 là 15,50C, lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3 mm lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô, về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa trong năm. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm là 82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió Đông Nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nống ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh.

Giống như tỉnh Thái Nguyên, thành phố ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc nhờ được những dãy núi cao (Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn) che chắn.

Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông - lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

* Thuỷ văn, nguồn nước

Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, là ranh giới hành chính tự nhiên với huyện Đồng Hỷ, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70 - 100 m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3.500 m3/giây, mùa kiệt 7,5 m3/giây. Nước sông Cầu được dùng trong

sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Sông Công chạy qua địa bàn thành phố là 15 km, nó được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ lưu lượng đạt 1.880 m3/giây, mùa kiệt 0,32 m3/giây. Đặc biệt trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết trong mùa khô hạn theo ý muốn của con người.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Năm 2012 tổng sản phẩm GDP (theo giá hiện hành) đạt 29.508 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,97%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,25%; khu vực dịch vụ chiếm 37,77 Sản xuất công nghiệp.

sản xuất công nghiệp có biến động tăng, giảm thất thường, chủ yếu do tác động của thị trường thép và phôi thép thế giới và thị trường xây dựng trong nước đã ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất và tiêu thụ thép, ước tính sản lượng thép sản xuất đạt 755 ngàn tấn, giảm 8,3% so với năm 2011, sản lượng thép giảm cũng ảnh hưởng đến các ngành phục vụ sản xuất thép...; tuy nhiên do bổ sung năng lực sản xuất của sản xuất xi măng, may mặc; nhóm sản xuất dụng cụ, phụ tùng vẫn duy trì được mức tăng trưởng... nên đã góp phần cho mức tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt chỉ số sản xuất cả năm 2012 ước tính tăng 7,3%, cao hơn chỉ số sản xuất công nghiệp của cả nước.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994), ước đạt 13.733 tỷ đồng, bằng 89,2% kế hoạch cả năm, tăng 7,2% so với năm 2011; Trong đó công nghiệp Trung ương đạt 8.756 tỷ đồng, bằng 88,4% kế hoạch; công nghiệp địa phương đạt 4.977 tỷ đồng, bằng 90,6% kế hoạch. Tính theo giá so sánh năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 ước đạt 29.756 triệu đồng; trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước 16.223 tỷ đồng; khu vực ngoài nhà nước 11.397 tỷ đồng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2.136 tỷ đồng.

a) sản xuất nông, lâm nghiệp

giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thủy sản 2012 tăng 4,34%, trong đó ngành trồng trọt tăng 7,41% do được mùa lúa cả 2 vụ và các cây trồng khác tương đối ổn định

và nhìn chung thuận lợi; ngược lại giá trị sản xuất ngành chăn nuôi không tăng mà giảm 1,9%. Tính chung cả năm 2012, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 119,3 nghìn ha, tăng 1,66% (+1.948 ha) so với năm 2011. Trong đó, cây lương thực có hạt là 89,8 nghìn ha; cây chất bột có củ 11,2 ha; cây công nghiệp hàng năm 6,26 nghìn ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm 2012 đạt 449,55 nghìn tấn, bằng 111,3% kế hoạch và tăng 8,3% (+34,6 nghìn tấn) so với năm 2011.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012 (theo giá so sánh) ước đạt 2.560 tỷ đồng, tăng 4,34% so với năm 2011. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp là 2.421,3 tỷ đồng, tăng 4,65%; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp 89,3 tỷ đồng, giảm 3%; giá trị sản xuất ngành thuỷ sản 49,4 tỷ đồng, tăng 3,3% so với năm 2011.

Bảng 3.1. Tăng trƣởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2002 - 2012

Đơn vị: Tr. đồng; %/năm

Hạng mục Năm 2002 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012 TĐTT 2002 -2012 5 1.313.362,0 1.844.095,0 2.320.370 2.470.400,0 6,5 I. Nông nghiệp 1.234.048,0 1.741.952,0 2.197.450 2.341.200,0 6,6 1. Trồng trọt 820.911,0 1.216.562,0 1.447.270 1.512.200,0 6,3 2. Chăn nuôi 369.564,0 441.480,0 626.25 693.000,0 6,5 3. Dịch vụ 43.573,0 83.910,0 123.93 136.000,0 12,1 II. Lâm nghiệp 54.554,0 72.233,0 81.146 84.700,0 4,5 III. Thuỷ sản 24.760,0 29.910,0 40.35 44.500,0 6,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên.

* Trồng trọt

Trong nhóm cây hàng năm: cây lương thực và rau đậu từ năm 2007 đến nay có xu hướng tăng, cây công nghiệp hàng năm có xu hướng giảm. Trong nhóm cây lâu năm, cơ cấu giá trị sản xuất cây chè từ năm 2006 đến nay có xu hướng giảm, cây ăn quả tương đối ổn định.

* Chăn nuôi

Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi giai đoạn 2000 - 2012 cho thấy chăn nuôi đang phát triển và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển kinh tế trang trại. Bước đầu hình thành vùng sản xuất thực phẩm ven thành phố, thị xã và thị trấn. Sản xuất chăn nuôi đã hướng vào phát triển những con gia súc, gia cầm có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao, có khả năng tham gia xuất khẩu.

* Lâm nghiệp

Thời kỳ 2002 - 2012 tỷ trọng GTSX lâm nghiệp trong tổng GTSX nông lâm thuỷ sản giảm dần, song cơ cấu nội bộ ngành lâm nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng GTSX trồng và nuôi rừng, tăng dịch vụ và các hoạt động khác, giảm khai thác lâm sản. Năm 2012 trồng rừng tập trung 6.914 ha, tăng 230 ha so với năm 2010;

Công tác quản lý bảo vệ rừng: Công tác tuyên truyền đã tổ chức tập huấn về

chủ trương chính sách của nhà nước trong việc giao rừng, cho thuê rừng, quy trình trong phòng cháy chữa cháy rừng; công tác kiểm tra giám sát khai thác rừng đã thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát khai thác lâm sản; xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô năm 2011-2012 theo phương châm 4 tại chỗ, đồng thời cập nhật thông tin về cháy rừng và thông báo nguy cơ cháy rừng kịp thời.

3.1.2.1. Về lĩnh vực văn hoá - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Dân số

Năm 2012, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300 người, trong đó nam có 558.900 người chiếm 49,4% và nữ là 572.400 người chiếm 50,6%; tỉ số giới tính nam/nữ là 97,6/100. So với cả nước, dân số tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 33 và đứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nước, phân bón đến sự tích lũy Pb, As và tồn dư NO3 trong rau cải xanh tại Thành phố Thái Nguyên (Trang 45 - 91)