Phương pháp lấy mẫu trong điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nước, phân bón đến sự tích lũy Pb, As và tồn dư NO3 trong rau cải xanh tại Thành phố Thái Nguyên (Trang 46 - 48)

4. Những đóng góp mới của đề tài

2.4.3.Phương pháp lấy mẫu trong điều tra

- Điều tra tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới cho một số loại rau chính tại khu vực nghiên cứu theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi chuẩn bị trước, qui mô 30 hộ.

- Phương pháp lấy mẫu đất, nước và rau ngoài thực tế: được lấy theo từng cặp đất, nước, rau với rau cải xanh, ra xà lách.

+ Mẫu rau: Mỗi mẫu được lấy ngẫu nhiên từ 5 điểm trên ruộng vào thời điểm trong vòng 1 - 2 ngày trước khi thu hoạch. Lấy mẫu phần ăn được: lá ( xà lách).

+ Mẫu đất: Lấy mẫu theo TCN 367 : 1999. Mẫu đất được lấy theo địa điểm lấy mẫu rau, bằng phương pháp đường chéo ở tầng canh tác (0 - 20cm) lấy 5

điểm/ruộng, sau đó trộn đều rồi lấy mẫu trung bình theo nguyên tắc chia 4, mỗi mẫu khoảng 500 gam.

+ Mẫu nước: Lấy mẫu nước tưới cho rau tại các mương, bể chứa theo TCVN 5996 – 1995, lấy sâu cách mặt 20 - 30cm bằng chai nhựa PE 0,5 lít. Mẫu nước tưới được tiến hành kiểm tra 2 đợt (08/2012; 03/2013).

2.4.4.Phương pháp bố trí thí nghiệm

Chậu có chiều cao 35 cm, đường kính 30 cm. Mỗi chậu chứa 6 kg đất phù sa, sẽ được trồng rau trong mỗi chậu.

Phương pháp bón phân: theo qui trình rau an toàn của Bộ NN và PTNT [1]. Cách tính lượng phân bón trong chậu theo phương pháp của Radov và cs (1978) [48].

Bón phân : 70kgN + 60kgP2O5 + 35kgK2O

(quy ra chậu 6kg đất: 1,13 gram Urê + 2,90 gram Super lân + 0.47 gram K2SO4)

Thí nghiệm 01:

Ảnh hưởng của hàm lượng KLN (Pb, As) trong nước tưới đến năng suất rau cải canh.

Gồm 4 công thức:

CT 1. Đối chứng (Nước sạch: 0,004 mg Pb/l + 0,0052 mg As/l) CT 2: Tưới nước nhiễm có chứa 0,1 ppm Pb + 0,1 ppm As CT 3: Tưới nước nhiễm có chứa 1,0 ppm Pb + 0,5 ppm As CT 4: Tưới nước nhiễm có chứa 2,0 ppm Pb + 1,0 ppm As Thí nghiệm chậu vại bố trí trong nhà lưới với:

4 công thức x 3 lần nhắc lại = 12 chậu

Thí nghiệm 02:

Ảnh hưởng của các mức bón phân đạm đến năng suất và sự biến động NO3- trong cây cải canh.

Bố trí thí nghiệm tại phường Túc Duyên

Gồm 6 công thức với nền là: 15 tấn phân chuồng/ha; 30 kg P205/ha và 30 kg K20/ha

CT 1. Nền (đối chứng) CT 2: Nền + 60 kg N/ha CT 3: Nền + 90 kg N/ha CT 4: Nền + 120 kg N/ha CT 5: Nền + 150 kg N/ha CT 6: Nền + 180 kg N/ha

Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại gồm 6 công thức.

Qui mô thí nghiệm: 20 m2/ đất x 6 công thức x 3 lần nhắc lại = 360 m2. Loại phân đạm sử dụng là phân urea (46%N).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nước, phân bón đến sự tích lũy Pb, As và tồn dư NO3 trong rau cải xanh tại Thành phố Thái Nguyên (Trang 46 - 48)