Hiện trạng môi trường đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nước, phân bón đến sự tích lũy Pb, As và tồn dư NO3 trong rau cải xanh tại Thành phố Thái Nguyên (Trang 63 - 67)

4. Những đóng góp mới của đề tài

3.3.1.Hiện trạng môi trường đất

Thái Nguyên có điều kiện đất đai, khí hậu rất thích hợp cho sự phát triển của rau, mặt khác nông dân lại có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất rau từ lâu đời. Hiện nay việc sản xuất rau đã và đang là ngành mũi nhọn cho kinh tế gia đình của các hộ nông dân ở thành phố Thái Nguyên.

Cơ cấu rau hiện nay của Thái Nguyên chủ yếu là các loại rau ngắn ngày như: rau muống, rau cải các loại, đậu đỗ, bắp cải, su hào… còn các loại rau dài ngày như: súp lơ, su su, … được trồng rất ít các loại rau này chủ yếu được cung cấp từ các vùng trồng rau khác. Nguyên nhân là do diện tích canh tác bình quân trên đầu người thấp nên người trồng rau tập trung sản xuất những loại rau ngắn ngày để hệ số quay vòng đất được cao, thường là 4 - 5 vụ/năm thậm chí là 6 - 7 vụ/năm đối với vùng chuyên rau.

Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu hàm lượng các kim loại nặng (Pb và As) trong đất, nước và trong rau trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Dựa trên tình hình sản xuất, diện tích canh tác và mức độ tiêu thụ rau đề tài đã chọn địa điểm đại diện để nghiên cứu đó là: phường Túc Duyên và xã Đồng Bẩm.

Đây là những vùng có diện tích trồng rau lớn nhất và là vùng cung cấp chủ yếu các loại rau thương phẩm của thành phố Thái Nguyên.

3.3.1.1. Hàm lượng kim loại nặng trong đất trồng rau tại Túc Duyên

Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng (Pb và As) trong 9 mẫu đất trồng rau tại Túc Duyên được trình bày trong bảng 3.7:

Bảng 3.7: Hàm lƣợng kim loại nặng trong đất trồng rau tại Túc Duyên Kí hiệu mẫu Hàm lƣợng kim loại nặng (mg/kg đất)

Pb As DTD1 47,72 9,56 DTD2 9,08 5,42 DTD3 23,54 6,24 DTD4 30,20 7,11 DTD5 50,40 5,27 DTD6 31,18 6,12 DTD7 52,17 7,21 DTD8 46,55 8,18 DTD9 40,18 10,92 QCVN 03:2008 70 12

(Nguồn: Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống - ĐHTN, 2013)

Nhận xét: Tất cả các mẫu kiểm tra đều có hàm lượng kim loại nặng thấp, thấp hơn rất nhiều so với QCVN 03:2008. Cụ thể:

- Hàm lượng As: Các mẫu dao động từ 5,27 – 10,92 mg/kg đất.

- Hàm lượng Pb: Dao động từ 9,08 – 52,17 mg/kg đất. Có 4/9 mẫu có hàm lượng Pb > 40 mg/kg.

Hàm lượng As khá cao. Theo QCVN hàm lượng As cho phép trong mẫu đất là ≤ 12 mg/kg đất. Tuy chưa vượt mức quy định nhưng hàm lượng As tương đối cao, mẫu lớn nhất là 10,92 mg/kg đất (≈ 80 % QCVN) và mẫu thấp nhất là 5,27 mg/kg đất và có đến 7/9 mẫu có hàm lượng As > 6 mg/kg.

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy hàm lượng trung bình các kim loại nặng trong đất tại Túc Duyên khá cao (mặc dù chưa vượt quá QCVN): Hàm lượng Pb trung bình cao nhất tiếp đến là hàm lượng As

Kết luận: Đất trồng rau tại vùng chuyên canh rau của thành phố Thái Nguyên là Túc Duyên mặc dù có sự ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản nhưng hiện tại hàm lượng Pb và As vẫn đạt tiêu chuẩn để sản xuất.

3.3.1.2. Hàm lượng kim loại nặng trong đất trồng rau tại Đồng Bẩm

Xét về hàm lượng kim loại nặng, căn cứ theo QCVN 03:2008 thì đất trồng rau tại Đồng Bẩm hiện tại vẫn đủ điều kiện để sản xuất. Kết quả kiểm tra hàm lượng kim loại nặng trong 12 mẫu đất tại vùng trồng rau của Đồng Bẩm cho thấy: Các mẫu đất kiểm tra chưa phát hiện mẫu nào bị ô nhiễm.

Hàm lượng Pb, As, Cd, Hg trong đất rất thấp, thấp hơn nhiều so với QCVN 03:2008. Tuy nhiên hàm lượng Pb, Cd, As đã ở mức cao. Có 9/12 mẫu đất có hàm lượng Pb < 40 mg/kg đất, cá biệt có 2 mẫu Pb > 60 mg/kg đất.

Bảng 3.8: Hàm lƣợng kim loại nặng trong đất trồng rau tại Đồng Bẩm Kí hiệu mẫu Hàm lƣợng kim loại nặng (mg/kg đất)

Pb As DDB1 42,09 6,15 DDB2 55,73 7,29 DDB3 52,7 7,28 DDB4 30,7 5,87 DDB5 50,09 6,74 DDB6 60,81 7,28 DDB7 38,74 6,49 DDB8 22,46 5,47 DDB9 58,47 5,36 DDB10 57,12 5,25 QCVN 03:2008 70 12

Cũng như Túc Duyên, hàm lượng Cd, As trong các mẫu đất cũng ở mức cao, có đến 7/12 mẫu có hàm lượng Cd cao hơn 1 mg/kg. Hàm lượng As trong mẫu đất thấp hơn ở Túc Duyên nhưng tỷ lệ mẫu có hàm lượng > 6 mg/kg là 6/12 mẫu (chiếm khoảng 50%).

Hình 3.2. Hàm lƣợng Pd trong đất tại Đồng Bẩm và Túc Duyên

Nhận xét: Kim loại nặng Pb có trong đất ở hai phường Đồng Bẩm và Túc Duyên đều nằm trong QCVN….. Tuy nhiên, lượng kim loại nặng có trong đất ở hai phường có sự trênh lệch rõ rệt, lượng Pb trung bình Túc Duyên là 36,78mg/Kg, lượng trung bình Đồng Bẩm là 45,75 mg/Kg.

Nhận xét: Kim loại nặng As có trong đất ở hai phường Đồng Bẩm và Túc Duyên đều nằm trong QCVN, lượng kim loại nặng có trong đất ở hai phường không có sự trênh lệch, lượng As trung bình Túc Duyên là 7,3 mg/Kg, lượng trung bình Đồng Bẩm là 6,4 mg/Kg.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nước, phân bón đến sự tích lũy Pb, As và tồn dư NO3 trong rau cải xanh tại Thành phố Thái Nguyên (Trang 63 - 67)