8. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm
- Đối tượng: Học sinh lớp 12.
- Địa bàn: Huyện Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang. - Thời gian:
+ Tháng 5/2012 (Học kỳ II của năm học 2011-2012)
+ Từ 20/12/2012 đến 10/1/2013 (Học kỳ II của năm học 2012-2013) 3.1.3. Quy trình thực nghiệm: Công việc thực nghiệm được tiến hành qua các bước cơ bản sau
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch thực nghiệm
+ Chọn đối tượng thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm tại THPT Kim Ngọc và THPT Hùng An trên địa bàn huyện Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang. Cụ thể: Lớp đối chứng là 12C1 (THPT kim Ngọc) và 12C1 (THPT Hùng An) - Dạy thực nghiệm là 12C2 (THPT Kim Ngọc) và 12C2 (THPT Hùng An).
+ Trao đổi, dự giờ với giáo viên tại các lớp đối chứng, rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp và tiếp cận giáo án đối chứng.
+ Tiến hành xây dựng giáo án và dạy thực nghiệm dựa trên những biện pháp dạy học đã đề xuất ở chương II.
73
+ Trước khi tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành giao thiết kế cho giáo viên dạy thực nghiệm để họ nghiên cứu, trao đổi, thống nhất cách làm. Sau đó tổ chức dạy thực nghiệm, đồng thời tác giả luận văn cũng tham gia dạy thực nghiệm để kiểm chứng cụ thể, trực tiếp.
+ Ở lớp dạy đối chứng, giáo viên dạy theo giáo án tự soạn.
- Bước 3: Thu thập, xử lý số liệu và kiểm tra chất lượng học tập của học sinh sau thực nghiệm thông qua bài kiểm tra tự luận, sau đó đánh giá kết quả thực nghiệm, rút ra những kết luận sư phạm.
3.2. Thiết kế bài dạy thực nghiệm
Văn bản:
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Nguyễn Minh Châu) A. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được những suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng khi phát hiện ra sự thật đằng sau bức ảnh về chiếc thuyền trong sương sớm, một "cảnh đắt trời cho" là số phận đau xót của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình hàng chài. Từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống con người
- Thấy được vị trí nhà văn Nguyễn Minh Châu trong nền văn học dân tộc và vẻ đẹp văn xuôi của ông, vẻ đẹp toát lên từ tấm lòng tha thiết đối với hạnh phúc của mỗi con người, từ giọng văn nhỏ nhẹ mà thấm thía, từ ngôn ngữ giản dị mà đằm thắm đầy dư vị.
- Hiểu được kết cấu nghệ thuật độc đáo, cách triển khai cốt truyện sáng tạo, khắc họa nhân vật săc sảo của cây bút viết truyện ngắn đầy bản lĩnh,tài hoa
2. Về kỹ năng
74
- Kĩ năng tự đọc, tự học, tự nghiên cứu tài liệu học tập.
- Kĩ năng tiếp nhận, phân tích cảm thụ truyện ngắn nhiều tầng nghĩa. - Kĩ năng phân tích những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn: Nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật, chi tiết…
3. Về thái độ
- Giáo dục lòng nhân ái yêu thương con người, nhìn nhận cuộc đời với tấm lòng bao dung độ lượng.
- Hiểu được cuộc sống còn nhiều lam lũ, nhọc nhằn nhưng vẫn còn bao cái đẹp để ta khám phá trân trọng.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc, nghiên cứu tác phẩm và tư liệu tham khảo; soạn giáo án theo yêu cầu đối tượng học sinh.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài:
+ Đọc kĩ tiểu dấn để nắm được những nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
+ Tìm hiểu chú thích để hiểu hơn về tác phẩm.
+ Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và suy nghĩ xem tại sao lại được hướng dẫn đọc hiểu theo hệ thống câu hỏi đó.
+ Tự tìm hiểu thêm về thể loại truyện ngắn, tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa".
- Dự kiến các phương án kiểm tra quá trình tự học ở nhà của học sinh.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc tác phẩm và tìm hiểu thêm về thể loại, tác giả, tác phẩm theo định hướng của giáo viên.
- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên; sưu tầm các tranh ảnh về biển. - Xác định các vấn đề cần phải được thầy cô giải đáp, trao đổi thêm để hiểu tốt hơn tác phẩm.
75 C. Phương tiện dạy học
1. Sách Ngữ văn 12, ban cơ bản.
2. Thiết kế bài giảng "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. 3. Máy chiếu.
D. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
Vào bài: Những gì còn lại với thời gian sẽ thực sự có giá trị lâu bền mãi
mãi, lời vĩ nhân xưa vẫn chẳng sai bao giờ, bản thân N
. Bước vào nghề văn hơi muộn nhưng sự nghiệp đổi mới trong văn học đã chọn ông để trao “Ấn tiên phong” lãnh ch
, ông lờ mờ cảm thấy “hình như trong ý niệm sâu xa của người Việt Nam chúng ta hiện thực văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện thự
viết dưới ý tưởng “vật chất cần phải khác” đó là
”, đã “điều khiển
76
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt HĐ1: Hướng dẫn học
sinh tiếp xúc bước đầu với văn bản.
Gợi dẫn 1: Yêu cầu
học sinh đọc chú thích */SGK và cho biết: Qua phần vừa đọc, em có những hiểu biết gì về tác giả Nguyễn Minh Châu? Chiếu hình ảnh nhà văn Nguyễn Minh Châu cho học sinh trình bày hiểu biết, cảm nhận về tác giả. - Một em đọc chú thích */SGK Cả lớp lắng nghe - Trình bày hiểu biết về tác giả. Nhận xét Bổ sung - Thi nhanh chấm điểm. I. Tìm hiểu chung
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm a. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), sinh tại làng Văn Thái (còn gọi là làng Thơi)- Xã Quỳnh Hải - Huyện Quỳnh Lưu - Tỉnh Nghệ An. Đó là miền quê nghèo vùng biển, sống bằng nghề ra khơi đánh cá, dấu ấn sâu đậm ấy đã được nhà văn thể hiện trên trang viết của mình. Ông là nhà văn quân đội, thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ; là người "mở đường tinh anh và tài năng" trong phong trào đổi mới văn học nước nhà sau 1975. Với cống hiến hết mình, Nguyễn Minh Châu xứng đáng nhận nhiều giải thưởng giá trị:
+ Giải thưởng Bộ Quốc phòng (1984-1989) cho các tác
77 -> Giáo viên nhấn
mạnh, làm rõ.
- Sự nghiệp sáng tác của nhà văn chia làm mấy giai đoạn? Trình bày nét chính và nêu những tác phẩm tiêu biểu? Nêu suy nghĩ về sự khác biệt giữa hai giai đoạn sáng tác?
- Nghe, ghi
- Trao đổi trong nhóm bàn
- Đại diện trình bày - Các nhóm
đánh giá lẫn nhau
phẩm viết về chiến tranh và người lính.
+ Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1988-1989) cho tập truyện "Cỏ lau".
+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
- Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu được chia làm hai giai đoạn chính:
+ Trước 1975: Hướng ngòi bút vào đề tài người lính, sáng tác của ông giai đoạn này mang cảm hứng sử thi lãng mạn cách mạng, âm hưởng anh hùng, giọng điệu ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết "Cửa sông"(1967), "Dấu chân người lính"(1972); Truyện ngắn
"Những vùng trời khác nhau"(1970).
+ Sau 1975: Với sự đổi mới về tư duy nghệ thuật, nhà văn chuyển dần ngòi bút sang
78 -> Giáo viên đưa đáp
án (Trên máy chiếu)
- Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời và những vấn đề tác phẩm thể hiện?
- Chiếu hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài
xa” cho học sinh cảm
nhận. - Theo dõi Đối chiếu Sửa chữa - Suy nghĩ Trả lời Bổ sung - Nêu cảm nhận theo nhóm mảng đề tài cuộc sống bình dị nhưng đầy ngang trái, phức tạp. Con người bước ra từ chiến tranh với cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, vất vả; là cái tôi cá nhân trong mối quan hệ đa diện, nhiều chiều; Sáng tác giai đoạn này chuyển từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư, triết luận về những giá trị nhân bản đời thường. Tác phẩm chính: Tiểu thuyết "Miền cháy" (1977), "Lửa từ
những ngôi nhà"(1977),
"Những người đi từ trong rừng
ra"(1982); truyện ngắn "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành"(1983),"Bến quê" (1985)
b. Tác phẩm:
Viết năm 1987, in lần đầu trong tập "Bến quê", sau được in riêng thành tập "Chiếc
thuyền ngoài xa" năm 1988.
Tác phẩm ra đời khi đất nước bước ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ, cuộc sống thường
79 => Giáo viên khái quát
Gợi dẫn 2: Sau khi
chuẩn bị bài ở nhà, em thấy văn bản cần được đọc với giọng thế nào?
- Tiếp nhận Ghi chép - Trao đổi trong bàn Trình bày - Thống nhất
ngày với những lo toan cho cuộc sống mưu sinh đầy vất vả, nghiệt ngã đã vùi lấp bởi chiến tranh, nay được đào bới lên, những giá trị đạo đức được đánh giá, nhìn nhận lại. Truyện ngắn "Chiếc thuyền
ngoài xa" mang phong cách
triết luận, cảm hứng thế sự đời tư và chiều sâu nhân bản, thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời, tiêu biểu cho sự đổi mới tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu.
2. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản a. Đọc
- Những đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên: Đọc với giọng trữ tình, tha thiết; có khi sôi nổi, phấn khởi, say mê trước khám phá bất ngờ của người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống. - Cảnh bạo lực gia đình: Giọng ngạc nhiên, bất ngờ,
80 - Gọi 02 học sinh
đọc nối tiếp giáo viên. - Cho học sinh nhận xét cách đọc của bạn => Giáo viên chốt Gợi dẫn 3: Khi đọc tác phẩm và phần chú thích SGK, em thấy: - Có những từ ngữ, hình ảnh nào khó hiểu hoặc không hiểu? - Cho học sinh giải nghĩa một số từ ở chú thích dấu */SGK. -> Giáo viên nhấn mạnh, phân biệt và giải nghĩa những từ ngữ khó hiểu: Tàu và thuyền, chắc chắn, cách mạng “nếu cách mạng không về”. - 02 học sinh đọc Lắng nghe - Nhận xét Bổ sung - Nghe Sửa cách đọc Về nhà đọc lại - Trình bày ý hiểu Sửa chữa - Phát biểu Thi nhanh - Giải nghĩa theo ý hiểu - Lắng nghe Ghi nhớ sửng sốt, bất bình.
- Lời trần thuật của tác giả và giọng đối thoại của các nhân vật ở cuối tác phẩm trầm lắng, xót xa, day dứt.
b. Chú thích: (SGK)
- Tàu: Là những loại di chuyển trên nước có máy và có 1 độ trọng tải lớn.
- Thuyền: Thường chỉ di chuyển bằng sức người (chèo) hay gió (buồm), bây giờ có cả gắn máy.
81
Gợi dẫn 4: Văn bản có
thể chia làm mấy đoạn? Hãy đặt tiêu đề cho từng đoạn?
=> Giáo viên đưa đáp án đúng ( Máy chiếu) => Hướng dẫn học sinh tóm tắt truyện theo bố cục. - Thảo luận nhóm Phát hiện - Đại diện trình bày Nhận xét - Chú ý Ghi vở - Nghe, nhớ - Tóm tắt Bổ sung - Chắc chắn (bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn): diễn tả dáng miền biển ở nhân vật - Cách mạng (nếu cách mạng
không về”): không còn chỉ cuộc cách mạng đã qua mà ám chỉ một cuộc cách mạng khác, một cuộc đổi thay lớn.
c. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1(Từ đầu -> chơi thêm vài bữa): Miêu tả bức tranh thiên nhiên của vùng phá nước miền trung và những chiêm nghiệm về nghệ thuật của nghệ sĩ Phùng.
- Đoạn 2 (Tiếp -> sóng gió giữa phá): Những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật của nghệ sĩ Phùng khi chứng kiến cảnh bạo hành của gia đình người hàng chài.
- Đoạn 3(còn lại): Câu chuyện của người đàn bà tại toà án huyện và sự chuyển biến nhận thức của Phùng và Đẩu.
82
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
Gợi dẫn 5: Giáo
viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu ý nghĩa nhan đề, sau đó phát hiện tình huống truyện. - Em hiểu nhan đề "Chiếc thuyền ngoài
xa" như thế nào? Gợi
cho em liên tưởng gì?
-> Giáo viên nhấn mạnh, làm rõ.
- Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" có
tình huống thế nào? Vì sao? Kiểu tình huống
- Suy nghĩ Liên tưởng Trả lời - Chú ý - Phát hiện Trình bày ý kiến Nhận xét Bổ sung
II. Tìm hiểu văn bản 1. Tình huống truyện
- Hàm nghĩa tượng trưng trong hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài
xa" nằm ngay ở nhan đề, là
hình ảnh một cuộc sống nhìn từ xa, nhìn bề ngoài tưởng êm đềm, tươi đẹp, thơ mộng; lại gần, vào trong thì tồi tệ, man rợ, nhức nhối; gợi nhiều liên tưởng sâu xa:
+ Dự cảm về số phận mỏng manh, bé nhỏ của con người trước giông bão, giữa cuộc đời đầy bất trắc.
+ Hiện thực cuộc sống như "Chiếc thuyền ngoài xa" mà người nghệ sĩ không dễ gì nắm bắt được.
- Kiểu tình huống bao trùm toàn truyện là sự kiện nghiêng về nhận thức; còn tình thế nghịch lí của gia đình hàng
83 ấy có tác dụng gì?
-> Giáo viên chốt
Gợi dẫn 6: Các khía
cạnh của triết luận được thể hiện thế nào? - Gợi dẫn 6.1: GV dẫn dắt học sinh vào tìm hiểu khía cạnh đầu tiên thể hiện qua hai phát hiện đối lập Phùng liên tiếp phát hiện khi tới vùng phá nước. Cụ thể như sau: + Gợi dẫn 6.1(a): Đến vùng đầm phá nước miền trung, nghệ sĩ Phùng đã gặp được cảnh chiếc thuyền ngoài xa thơ mộng như thế nào? Đứng trước cảnh ấy anh có cảm - Nghe, ghi vở - Phát hiện Trả lời - HS đọc thầm đoạn 1+2 và kiếm tìm. - Tìm hiểu Cảm nhận Nêu ý kiến Bổ sung chài là tình huống nhỏ lồng vào tình huống lớn. Vì trong vai người kể chuyện, nghệ sĩ Phùng không chỉ muốn kể về một gia đình hàng chài, mà còn muốn trình bày những vỡ lẽ của một nghệ sĩ trước thực trạng cuộc sống.
2. Sự chuyển biến trong nhận thức của nghệ sĩ Phùng.
a.Trước vẻ đẹp của con thuyền ngoài xa
- Nghệ sĩ Phùng đến vùng đầm phá nước miền trung chụp cảnh biển buổi sáng có sương cho bộ lịch vẫn còn thiếu một tờ. Sau mấy ngày liền suy nghĩ, kiếm tìm anh đã phát hiện ra cảnh thật ưng ý, một
84 xúc ra sao?
+ Gợi dẫn 6.1(b): Cảnh tượng thứ hai nghệ sĩ Phùng phát hiện tiếp sau đó diễn ra thế nào? Anh phản ứng ra sao trước cảnh tượng đó? - Theo dõi SGK Tiếp tục tìm hiểu Trả lời Nhận xét cảnh "đắt" trời cho. Đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa hiện lên trên "bầu sương mù trắng như pha sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ.
=> Với con mắt nhà nghề phóng viên Phùng nhận ra vẻ đẹp của nó và rất xúc động "Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên rối bời, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào".
b. Trước sự thực cuộc sống - Từ chiếc thuyền ngoài xa đẹp như trong mơ ấy, đã xuất hiện một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu; một lão đàn ông thô bạo, dữ dằn "dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa