8. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Biện pháp 1: Thăm dò khả năng tiếp nhận, hướng dẫn học sinh chuẩn bị
chuẩn bị bài ở nhà
Người giáo viên trước khi bắt tay vào việc thiết kế, lên lớp phải được chuẩn bị cả về tâm lý cảm thụ; không những thế còn cần có được một lượng thông tin về trình độ, vốn lượng thông tin về trình độ, vốn liếng của học sinh để tiến hành giờ dạy sao cho phù hợp đối tượng và đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy thăm dò khả năng tiếp nhận của học sinh trước khi tiến hành giảng dạy là một việc làm cần thiết. Thông qua đó, giáo viên hiểu được học sinh của mình có hiểu biết gì về tác phẩm mình sắp học, độ vênh giữa kiến thức hiện có và những vướng mắc mà học sinh sẽ phải tháo gỡ khi học tác phẩm. Thăm dò khả năng tiếp nhận của học sinh nhằm xác định khoảng cách giữa đối tượng học và tác phẩm, giữa yêu cầu và thực tế, dự báo những khó khăn, độ lệch của học sinh khi tiếp cận với văn bản tác phẩm để có những biện pháp phù hợp, bổ sung những thiếu hụt về kiến thức, cùng học sinh khắc phục những khó khăn, bất lợi đang cản trở quá trình tiếp nhận tác phẩm của các em. Song song với định hướng, uốn nắn để các em cảm cho đúng hơn là kích thích sự say mê, sáng tạo của các em trong quá trình tìm hiểu tác phẩm.
Thăm dò khả năng tiếp nhận của học sinh ở miền núi có thể được tiến hành thông qua việc chuẩn bị bài soạn, bởi sự chuẩn bị kỹ lưỡng là tiền đề để giờ giảng thành công; với mỗi văn bản, đoạn trích công việc thăm dò khả năng tiếp nhận có khác nhau, song về căn bản là hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà thật tốt như:
54
* Tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
* Hiểu các từ khó được chú giải ở SGK; tự xác định những từ ngữ, hình ảnh chưa hiểu và nêu ra yêu cầu cần giải đáp.
* Xác định những vấn đề cơ bản của văn bản, đoạn trích. * Trả lời những câu hỏi ở SGK.
Đối với học sinh miền núi, rất cần xây dựng nhóm cán sự, đó là những em học khá, tích cực mỗi em đảm nhiệm một nhóm hướng dẫn, tháo gỡ một số khó khăn khi các em chuẩn bị và học bài ở nhà.
Sau đó, giáo viên thu bài soạn ở nhà của các em để xem xét, khuyến khích và biểu dương kịp thời những em có ý thức chuẩn bị bài tốt; đồng thời nhắc nhở những em chưa đạt yêu cầu. Từ đó, giáo viên có cơ sở để đánh giá nhận xét năng lực, trình độ của các em. Với cách làm này giờ học sẽ hiệu quả hơn, người giáo viên sẽ nắm được khả năng tiếp nhận và hạn chế khoảng cách tiếp nhận truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh THPT miền núi.