8. Cấu trúc của luận văn
3.4.2. Kết quả thực nghiệm
3.4.2.1.Đánh giá hiệu quả giờ dạy (Qua kiểm tra viết sau thực nghiệm). - Nội dung câu hỏi kiểm tra: Trình bày những suy nghĩ của em sau khi học xong đoạn trích “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu?
- Theo kế hoạch việc dạy thực nghiệm và đối chứng được tiến hành ở 02 trường PTTH Hùng An và PTTH Kim Ngọc, mỗi trường 02 lớp 12.
Bảng 1 Trường Lớp thực nghiệm/ đối chứng Lớp Sĩ số THPT Hùng An Thực nghiệm 12C2 26 Đối chứng 12C1 33 THPT Kim Ngọc Thực nghiệm 12C2 25 Đối chứng 12C1 25
- Kết quả bài làm của học sinh được đánh giá theo thang điểm 10, cụ thể Bảng 2
STT Thang điểm Đánh giá xếp loại
1 Từ điểm 8 đến 10 Giỏi
2 Từ điểm 6 đến 7 Khá
3 Điểm 5 Trung bình
95
- Kết quả tiếp nhận của các lớp đối chứng và thực nghiệm: Trong quá trình đánh giá, chúng tôi khuyến khích những cảm nhận riêng, suy nghĩ riêng của học sinh, chú ý cả cách diễn đạt, phát âm vùng miền, lỗi chính tả. Từ các số liệu thu được tiến hành tổng hợp và lập bảng thống kê như sau:
Bảng 3:
Lớp Tổng số
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Thực
nghiệm 51 8 15,68 26 50,9 15 29,4 2 3,9
Đối
chứng 58 2 3,44 15 25,86 28 48,27 13 22,41
3.4.2.2. Nhận xét về kết quả dạy thiết kế thực nghiệm
Giờ dạy thực nghiệm được tiến hành theo đúng tiến trình của thiết kế thực nghiệm. Học sinh hứng thú học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Giờ học đã thực sự phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Mới đầu các em còn ngại ngùng nhưng với sự định hướng, gợi mở và thưởng điểm của giáo viên, các em đua nhau đưa ra ý kiến, tạo ra khí thế hào hứng mong muốn được bộc lộ quan điểm của mình. Các em đã vượt qua được tâm lý mặc cảm, tự ti, rụt rè để tiếp nhận tác phẩm một cách sâu sắc hơn, có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc sống và con người. Trong quá trình cắt nghĩa, lý giải các sự kiện, những hình ảnh, biểu tượng của tác phẩm các em đã biết đặt trong chỉnh thể hoàn chỉnh để tìm mối liên hệ giữa chúng.
Đánh giá kết quả tiết dạy thực nghiệm, tổ trưởng Phạm Đức Việt - PTTH Hùng An cùng anh chị em giáo viên tổ khoa học xã hội đã đưa ra nhiều ý kiến phát biểu và cùng thống nhất quan điểm: “Trước khi tiến hành thực nghiệm tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” còn gây nhiều tranh cãi trong quá trình sọan
96
giảng, khi dẫn dắt, định hướng cho học sinh tiếp cận tác phẩm giáo viên còn nhiều lúng túng, chủ yếu dựa vào sách giáo viên để chuẩn bị bài dạy. Việc sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học chưa được phát huy nhiều trong giờ giảng, biện pháp dạy học chưa thật phù hợp với học sinh miền núi. Giáo viên chưa quan tâm đến ngoại khóa, ít sử dụng phương pháp thảo luận, trao đổi, học sinh còn thụ động nhiều. Những kiến thức giáo viên cung cấp chưa thật sáng rõ, không cuốn các em được vào tác phẩm. Khi tiến hành thực nghiệm: Tiết dạy thực nghiệm tạo được không khí sôi nổi, học sinh tích cực chiếm lĩnh tri thức. Giờ học mang tính đối thoại, học sinh được dẫn dắt để cảm, hiểu, được bày tỏ quan điểm của mình, có sự đối thoại giữa tác giả và học trò qua giáo viên. Giáo viên đã gợi mở, dần khắc phục hạn chế ngôn ngữ văn chương ở học sinh miền núi”. Đ/c Nguyễn Thị Thùy Linh giáo viên Văn trường PTTH Kim Ngọc nói: “Tiết dạy thực nghiệm sử dụng nhiều phương pháp, biện pháp dạy học tạo được không khí sôi nổi. Tiết học diễn ra trong không khí thoải mái, cởi mở. Giáo viên đã chú ý tới đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc vốn rụt rè, ngại giao tiếp. Học sinh có cơ hội suy nghĩ, phát hiện, bộc lộ ý kiến của mình, tự mình chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của giáo viên”. Các em đã hiểu được vì sao người đàn bà hàng chài khốn khổ, rách rưới, lam lũ, xác xơ sau những đêm thức trắng kéo lưới nhẫn nhịn chịu đựng những trận đòn man rợ của người chồng vũ phu. Em Linh Thị Hằng lớp 12C2 - THCS Hùng An nói: “Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà làng chài làm ta thật sự ngỡ ngàng, khi vừa ở dưới thuyền lên tới chiếc xe rà phá mìn, chị đã bị chồng rút chiếc thắt lưng quật tới tấp, nhưng chị cam chịu, nhẫn nhục, không kêu rên, không chống trả và cũng không chạy trốn. Chị chấp nhận đòn roi như chấp nhận cuộc sống của một người đi biển đánh cá phải đương đầu với sóng to, gió lớn, bởi muốn sống cho con…Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm, nhưng người đàn bà ấy không hề bận tâm – một sự nhẫn nhục của người có nhân cách, có lòng tự trọng và thấu hiểu lẽ đời, có tình thương con vô
97
bờ”.Hay em Lâm Thị Linh 12C2 - THPT Kim Ngọc đã có suy nghĩ đúng hơn, khác khi chưa được học tiết thực nghiệm về người đàn bà hàng chài tại sao không chịu bỏ chồng: “Bởi vì trên thuyền cần phải có người đàn ông mạnh khoẻ và biết nghề, các con chị cần phải có bố để nuôi dạy chúng, chị cần có chỗ dựa vững chắc trong cuộc sống mưu sinh vất vả, chị hiểu nỗi khốn khổ bế tắc của chồng. Vì vậy chị luôn nhẫn nhục cam chịu sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì chồng con. Nhưng dù sao trong cuộc sống triền miên khổ đau nghịch lý ấy, người đàn bà vẫn chắt lọc được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Có lẽ đó cũng là một lí do để chị sống. Câu chuyện của người đàn bà khiến cho Phùng và Đẩu ngạc nhiên sững sờ không hiểu tại sao người phụ nữ ấy lại có sức cam chịu đến như thế; khi đã hiểu ra họ cảm phục và trân trọng tấm lòng vị tha đức hy sinh của người phụ nữ hàng chài”.
Giờ học đã thành công, học sinh đã có sự đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo tác phẩm, nắm vững nội dung cốt truyện, hào hứng học tập. Giáo viên được tháo gỡ những băn khoăn, vướng mắc bằng chỉ dẫn cụ thể. Sau tiết dạy thực nghiệm tổ chức rút kinh nghiệm, Đ/c tổ trưởng tổ khoa học xã hội Lâm Thị Thu Hằng - THPT Kim Ngọc, đã có những ý kiến đồng tình với thiết kế và tiết dạy thực nghiệm như sau: “Thiết kế và tiết dạy thực nghiệm thật sự bổ ích với giáo viên chúng tôi; với cách soạn giảng dễ hiểu, cụ thể khác với những thiết kế giáo viên từng tham khảo; tiết dạy thực nghiệm đã thể hiện vai trò hướng dẫn, định hướng của giáo viên, thầy trò phối hợp nhẹ nhàng, cuốn các em vào tiết học, yêu thích học văn hơn. Giáo viên được giải đáp cụ thể, hiểu rõ cách soạn, cách giảng có thể thực thi tốt hơn việc đổi mới phương pháp”. Hay Đ/c hiệu phó trường PTTH Hùng An, Nguyễn Trung Thành đã phát biểu “Việc dạy và học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” còn khó với giáo viên và học sinh chúng tôi, dù đã có sách giáo viên hướng dẫn nhưng vẫn lúng túng, dẫn đến tình trạng học sinh chưa hiểu biết chiều sâu tác phẩm, hầu hết học sinh học thuộc để trả bài là chính. Tiết dạy thực nghiệm đã giúp nhà trường nói chung và tổ khoa học
98
xã hội có những định hướng cụ thể hơn về cách thức dạy học theo tinh thần đổi mới. Chúng tôi sẽ triển khai, nhân rộng tinh thần quan điểm lý luận dạy học hiện đại và những biện pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo theo quá trình thực nghiệm ở cả những môn học khác nữa”.
Thực vậy, nhìn vào kết quả thực nghiệm thấy sự khác biệt rõ rệt giữa kết quả học tập của lớp thực nghiệm và đối chứng. Cụ thể tiến hành thực nghiệm và đối chứng ở 4 lớp/109 học sinh của 2 trường THPT miền núi tại Bắc Quang (dạy thực nghiệm ở 02 lớp/51 học sinh, dạy đối chứng ở 02 lớp/58 học sinh). Kết quả 02 lớp dạy thực nghiệm cao hơn hẳn 02 lớp dạy đối chứng. Số học sinh đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm là 08/51, chiếm tỷ lệ 15,68%; ở lớp đối chứng chỉ có 02/58, chiếm tỷ lệ 3,44%. Số điểm khá ở lớp thực nghiệm là 26/51 em chiếm tỷ lệ 50,9%; ở lớp đối chứng thấp hơn, có 15/58 em chiếm tỷ lệ 25,86%. Số điểm trung bình lớp đối chứng là 28/58=48,27%, ở lớp thực nghiệm giảm 13 điểm còn 15/51=29,4%. Tỷ lệ học sinh điểm yếu kém ở lớp thực nghiệm giảm xuống còn 02/51=3,9%; trong khi tỷ lệ này ở lớp đối chứng là 13/58=22,41%.
Khi dạy thực nghiệm, tác giả cũng đã được sự quan tâm, giúp đỡ cùng những ý kiến đóng góp chân thành và quý báu từ đồng nghiệp. Dù vậy thì đánh giá một hướng đi mới không thể chỉ bằng một vài lần thực nghiệm. Những thành công trên đây chỉ mang tính chất bước đầu cho một quá trình rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi. Nhưng có thể thấy tác động của những biện pháp nhằm rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi khi dạy và học
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu mà luận văn đề xuất đã đem
lại hiệu quả nhất định.
Tiểu kết chương 3
Con đường đi vào tác phẩm văn học là con đường trải qua nhiều chặng, nhiều bước, nhiều giai đoạn, để đi dần từ bề ngoài đến bên trong tác phẩm, cần
99
phải lĩnh hội được bằng sức mạnh của cả kỹ thuật lẫn tâm hồn, mà bước cuối cùng bao giờ cũng là xác định được một cách tương đối ổn định chủ đề và định hình được tình cảm chính của tác phẩm ở người đọc. Hơn thế nữa là tự giáo dục để tự biết mình, tự nâng mình lên, đưa đến một sự tự nhận thức, một sự thức tỉnh, nuôi dưỡng tâm hồn mình với những tình cảm đẹp đẽ thu nhận được từ những áng văn thơ học trong nhà trường.
Vận dụng những biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận trong dạy và học truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" cũng không nằm ngoài mục đích đó. Chính bởi vậy mà trong quá trình tiến hành thực nghiệm nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hào hứng tham gia của quý thầy cô và các em học sinh để việc nghiên cứu của mình được hoàn tất, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tác phẩm văn chương ở các trường PTTH Bắc Quang nói riêng và THPT miền núi nói chung.
KẾT LUẬN
1. Trên cơ sở tiếp cận từ một hiện tượng tác giả cụ thể Nguyễn Minh Châu, một nhà văn được coi là người “mở đường tinh anh” trong phong trào đổi mới văn học với một tác phẩm cụ thể “Chiếc thuyền ngoài xa” mới được đưa vào giảng dạy thực thi chương trình mới, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn. Chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu những khó khăn trở ngại, vướng mắc mà học sinh THPT miền núi nói chung và học sinh THPT miền núi tại Bắc Quang nói riêng gặp phải trong tiếp nhận.
2. Luận văn đã chỉ ra được khoảng cách trong tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh dân tộc miền núi Bắc Quang khi học truyện ngắn “Chiếc
thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Trong dạy học, việc xác
định được khoảng cách tiếp nhận ở học sinh là một việc làm quan trọng và hữu ích, giúp cho người giáo viên xác định được đối tượng tiếp nhận của mình để
100
có cách tổ chức và truyền thụ thích hợp, hạn chế được hiện tượng này để làm nên thành công trong những tiết dạy.
3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã xây dựng, đề xuất những biện pháp, phương pháp dạy học cụ thể để rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi khi dạy và học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Đó là những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận, những công việc cụ thể phù hợp với trình độ năng lực truyền thụ của giáo viên và khả năng nhận thức của học sinh, với điều kiện thực tế miền núi.
4. Không phải mọi vấn đề về khoảng cách tiếp nhận được đặt ra và giải quyết triệt để ở luận văn này. Trong khung trời kiến thức rộng lớn ấy, luận văn đi vào khía cạnh nhỏ về rút ngắn khoảng cách tiếp nhận cho học sinh THPT miền núi, với tất cả tấm lòng của một giáo viên yêu nghề muốn được tận tâm, tận lực với giáo dục miền núi Bắc Quang, nơi người viết sinh ra, khôn lớn và trưởng thành. Do vậy đây chưa phải là công trình đã khép lại những nghiên cứu về rút ngắn khoảng cách tiếp nhận khi học những tác phẩm thuộc những thể loại khác nữa.
5. Người thực hiện luận văn đã cố gắng kế thừa những công trình khoa học và những thành tựu nghiên cứu của người đi trước, mong muốn đóng góp thêm một tiếng nói nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn ở miền núi, nhất là ở một địa bàn xa xôi như tỉnh Hà Giang, nơi biên cương miền cực bắc của tổ quốc. Song trong phạm vi luận văn thạc sỹ, với bước đầu nghiên cứu khoa học, chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót mong được nhiều ý kiến đóng góp.
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Hữu Bội (1995), Con đường hướng dẫn học sinh PTTH miền núi chiếm lĩnh thế giới hình tượng trong tác phẩm văn chương, Luận án tiến sĩ
giáo dục học, Trường Đại học sư phạm 1 Hà Nội.
2. Hoàng Hữu Bội (1997), Dạy và học tác phẩm văn chương ở trường PTTH miền núi.
3. Hoàng Hữu Bội (2008), Thiết kế dạy học Ngữ văn 12, NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Minh Châu (1987), Tập truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa", NXB
tác phẩm mới.
5.Nguyễn Minh Châu toàn tập - tập 3 (2001), Truyện ngắn, NXB Văn học Hà Nội
6. Nguyễn Minh Châu toàn tập - tập 5 (2001), Phê bình tiểu luận, NXB Văn
học Hà Nội.
7. Lưu Hồng Dung (2007), Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong tập truyện ngắn”Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, Luận văn thạc sỹ khoa Ngữ văn ĐHSP Thái Nguyên.
8. Phạm Văn Đồng (1973), Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện,
nghiên cứu Giáo dục số 28.
9. Ngô Đức (1996), Giảng dạy tác phẩm theo loại thể ở trường phổ thông miền núi của tác giả, tạp chí nghiên cứu Giáo dục - số 6/1996.
10. Phan Cự Đệ (1987), Mấy ý kiến về đổi mới tư duy trong lý luận phê bình văn học, Tạp chí Văn nghệ quân đội.
11. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Giáo án giảng văn - Sự đồng hóa kiến thức
102
13. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn – Dạy văn, NXB Giáo dục.
14. Nguyễn Trọng Hoàn (1999-2000), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học
tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục.
15. Trần Bá Hoành (2007), Phương pháp tích cực, nghiên cứu Giáo dục - Số
6/2007.
16. Về trình độ tư duy của học sinh PTTH miền núi, tạp chí nghiên cứu Giáo dục tháng 9/1991, của hai tác giả Phùng Đức Hải - Nguyễn Bá Dương.
17. Đặng Hiển (2007), Dạy học văn theo hướng phát triển tư duy, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 1/2007.
18. Nguyễn Văn Hạnh (1993), Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới
cách nhìn về con người, tạp chí văn học số 3/1993.
19. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1998), Lí luận văn học - vấn đề và suy ngẫm, NXB Giáo dục Hà Nội.
20. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.