Biện pháp 5: Giúp học sinh thâm nhập vào thế giới nghệ thuật trong tác

Một phần của tài liệu Rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi khi dạy và học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Trang 74 - 111)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.5.Biện pháp 5: Giúp học sinh thâm nhập vào thế giới nghệ thuật trong tác

trong tác phẩm

Hiện nay dạy học tác phẩm văn chương là quá trình chuyển hóa linh hoạt ba điểm nhìn :TP – GV – HS. Trong đó giáo viên là trung tâm của hoạt động dạy học, học sinh là chủ thể của quá trình dạy học nên giáo viên phải biết cặn kẽ về văn bản mới có thể thiết kế bài học và hướng dẫn tổ chức hoạt động cho học sinh trong tiết học. Giáo viên chính là người dẫn đường cho các em thâm nhập vào tác phẩm. Với tác phẩm không dễ tiếp nhận như "Chiếc thuyền ngoài xa", hàm chứa ở đó rất nhiều tầng nghĩa, mang tính đa thanh đa thoại,

học sinh không hiểu thấu được lô gích và tầng sâu ý nghĩ văn bản, thì việc giúp các em thâm nhập vào tác phẩm là vô cùng cần thiết.

68

học sinh chiếm lĩnh tác phẩm, trong đó phải kể đến những phương tiện như công nghệ thông tin về thế bản như ngâm thơ, bài hát, hình ảnh hay những lời bình xuất sắc của các nhà phê bình văn học về tác phẩm. Về phía học sinh, trong quá trình soạn văn ở nhà tự giác đọc tác phẩm, trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài ở sách giáo khoa. Giờ lên lớp, thầy trò cùng bàn luận, tìm hiểu, phát hiện ra được những vấn đề mà bài học yêu cầu. Người giáo viên bằng phương pháp nêu vấn đề, gợi tìm, giảng bình, đàm thoại, phát vấn…giúp học sinh thâm nhập được vào thế giới nghệ thuật của nhà văn trên những phương diện cơ bản nhất để thực hiện mục tiêu giáo dục. Điều quan trọng là sau mỗi giờ lên lớp, học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá tiếp tác phẩm, cho dù bằng cách này hay cách khác để có thể phát triển năng lực đọc văn, năng lực sáng tạo, năng lực nhận thức và tự thanh lọc tâm hồn.

Con đường nhận thức văn học, thâm nhập vào thế giới tác phẩm bao giờ cũng diễn ra qua sự hoạt động xúc cảm, người giáo viên phải biết chuyển hóa những tình cảm, những rung động đó thành tình cảm cần có với tác phẩm. Sức mạnh của tác phẩm văn học là sức mạnh của tình cảm, đánh thức, khêu gợi tâm hồn, rung động của người đọc. Tác giả dẫn dắt và thuyết phục người đọc một cách bất ngờ bằng cách đốt cháy lên trong lòng người đọc những tia lửa, những ngọn lửa tình cảm, những nguồn rung động sâu lắng. Ở “Chiếc thuyền

ngoài xa” hình ảnh người đàn bà có vẻ ngoài thô kệch, sự cam chịu đến mức

nhẫn nhục nhưng lại có một tâm hồn cao cả, một trái tim nhân hậu bao dung, yêu thương chồng con hết mực. Chị sẵn sàng chấp nhận một cuộc sống đắng cay tủi nhục để giành tình yêu thương cho những đứa con của mình. Tưởng chừng chị là người phụ nữ chỉ biết câm lặng và chịu đựng nhưng ít ai ngờ rằng đó là sự hy sinh đến nghịch lí để đổi lấy hạnh phúc bình dị “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”. Câu nói của chị mới xót xa làm sao, như sát muối vào lòng ta vậy, khiến ta thực sự xúc động thương, yêu, cảm phục, có lúc cả giận hờn nhân vật. Sự xuất hiện của chị trong tác phẩm tạo

69

được ấn tượng riêng và cuốn hút người đọc vào thế giới tác phẩm tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Người đàn bà ấy luôn làm ta bất ngờ, bất ngờ bởi lời nói, hành động của chị, bởi những suy nghĩ của chị đã cho Phùng, Đẩu và ngay cả chúng ta biết bao điều sâu sắc về cuộc sống. Thì ra sau cái dáng vẻ chịu đòn đến trơ lì vô cảm kia của người vợ là sự kiên cường gan góc. Sau bộ dạng chịu xúc phạm đến nhẫn nhục, lì lợm là đức hy sinh lớn của tình mẫu tử. Sau vẻ ù lì thất học lại là một người phụ nữ sắc sảo “thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời”. Người phụ nữ không tên với vẻ ngoài xấu xí nhưng chứa đựng trong đó một tâm hồn thanh cao đến bất ngờ.

Cái khó khăn nhất là làm sao vượt qua được bước khai thác, phân tích những yếu tố hữu hình để nắm được những yếu tố vô hình của tác phẩm, không phải là da, thịt, xương, máu…mà cái thần thái, cái rung động cần phải lĩnh hội được bằng sức mạnh của cả kỹ thuật lẫn tâm hồn, giúp các em hòa nhập vào thế giới nghệ thuật của nhà văn một cách tự giác, có cảm xúc, từng bước đi sâu vào tác phẩm phát hiện ra sáng tạo độc đáo của nhà văn. Nghệ thuật dạy văn chính là nghệ thuật khơi gợi cho học sinh nhìn được bằng con mắt bên trong thế giới sinh động của tác phẩm, cắt nghĩa cho các em hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ và khơi gợi tưởng tượng tác phẩm với những con người đi, đứng, nói năng, cười, khóc…Có như vậy các em mới hiểu tác phẩm, thấy nhân vật trong “Chiếc

thuyền ngoài xa” được cấu trúc với tất cả sự phức tạp của nó. Xét đến cùng lão

chồng vừa là thủ phạm gây ra cảnh bạo hành nhức nhối vừa là nạn nhân của cuộc sống tối tăm khốn khổ, bị chìm lú trong một kiểu ý thức “mù lòa” trùm lên cả chốn này quá lâu đời. Đó là vì “đẻ nhiều nên nghèo”, vì nghèo sinh ra phẫn uất mà chồng được phép đánh vợ “để giải tỏa” và “cái lỗi là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá” thì người vợ cũng vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm.

2.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp giảng dạy chính khóa với tổ chức hoạt

động ngoại khoá văn học.

70

động học tập của học sinh và rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương. Nhất là với tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa", một tác phẩm đề cập đến rất nhiều vấn đề như: vấn đề xã hội, vấn đề thời sự, vấn đề tư tưởng… hoàn toàn mới mẻ thì ngoại khoá chính là cách thức bổ trợ tích cực.

Khi dạy và học “Chiếc thuyền ngoài xa” cho học sinh THPT miền núi như địa phương Bắc Quang có thể tổ chức hoạt động ngoại khóa sau đây:

Tổ chức ngoại khoá với cuộc thi tìm hiểu về Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa":

- Đối tượng: 05 lớp 12, thành lập 05 đội, mỗi đội 10 người.

- Ban tổ chức, Ban giám khảo: Giáo viên tổ Ngữ văn, giáo viên chủ nhiệm 05 lớp 12, Tổng phụ trách và Bí thư đoàn trường.

- Thể lệ cuộc thi: Các đội sẽ trải qua 03 phần thi + Phần 1: Thi tiếp sức

Mỗi đội trả lời 05 câu hỏi, thời gian suy nghĩ và trả lời là 60 giây/1 câu hỏi, trả lời đúng được 10đ/1 câu. Năm đội cùng thi, mỗi đội cử từng bạn bước lên để bốc thăm trả lời câu hỏi, nếu không trả lời được hoặc trả lời xong, bạn khác trong đội nhanh chóng bước lên trả lời tiếp.

+ Phần 2: Thi đồng đội

Cả đội cùng trả lời trên giấy 05 câu hỏi ban tổ chức đưa ra, trong thời gian 10 phút, mỗi câu trả lời đúng được 10đ.

+ Phần 3: Thi hùng biện

Ban tổ chức đưa ra 05 nội dung đã được bốc thăm khi họp với Ban tổ chức, thời gian dành cho phần thi này tối đa là 20 phút, điểm tối đa là 20. Mỗi đội cử 01 bạn trình bày.

(1) Qua truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa", nhận diện nét đổi mới của cây bút Nguyễn Minh Châu?

(2) Chuyển biến nhận thức của nghệ sĩ Phùng sau chuyến công tác? (3) Tình huống trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" là nghịch lí

71 hay nhận thức? vì sao?

(4) Hành động vũ phu của người đàn ông và ngụ ý tác giả khi xây dựng cảnh bạo hành của gia đình hàng chài luôn xảy ra ở bãi xe tăng của Mĩ bỏ lại? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(5) Em có suy nghĩ gì về người đàn bà hàng chài?

=> Kết thúc các phần thi, ban giám khảo nhận xét và thông báo điểm các phần thi và trao 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải 3 và 02 giải khuyến khích; 01 giải phụ người hùng biện hay nhất.

Sân chơi trí tuệ sau tiết học chính khóa (diễn ra ở các buổi ngoại khóa) ấy đã nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, kiểm tra lại chất lượng dạy và học; khiến khoảng cách giữa tác phẩm với học trò thu hẹp lại hơn, góp phần cải thiện thực trạng chưa yêu thích văn học của học sinh hiện nay.

Tiểu kết chương 2

Khoảng cách là hiện tượng tất yếu trong tiếp nhận văn học, nhất là với sự chênh lệch về điều sống, vốn sống như học sinh ở miền núi thì rất cần có những biện pháp để rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương tích cực, hiệu qủa.

Với niềm mong muốn ấy, luận văn đã đề xuất một số biện pháp cụ thể, khả thi dựa trên cơ sở kế thừa, sáng tạo mà chưa có công trình nào giải quyết triệt để khi dạy và học truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của nhà văn

Nguyễn Minh Châu. Thiết nghĩ để phát huy tính tích cực, kích thích học sinh khám phá, hứng thú với tác phẩm; để bức thông điệp trong tác phẩm "Chiếc

thuyền ngoài xa" về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống là nhận thức

thấm thía trong mỗi học trò thì người giáo viên cần vận dụng đồng bộ, linh hoạt các biện pháp trên. Giờ dạy và học truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" chỉ có thể thành công thực sự khi giáo viên có kiến thức, đã trở thành máu thịt thì chính tự thân giáo viên sẽ mang đến cho học sinh niềm hứng thú trong học tập.

72

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Định hƣớng thực nghiệm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Vận dụng biện pháp đã đề xuất ở chương 2 vào thiết kế văn bản "Chiếc

thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu.

Đánh giá năng lực tổ chức, hướng dẫn của giáo viên và khả năng hoạt động của học sinh.

Thông qua thực nghiệm xác nhận giá trị khoa học và thực tiễn của các biện pháp đề xuất, đồng thời điều chỉnh, bổ sung những bất cập nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.

3.1.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm - Đối tượng: Học sinh lớp 12. - Đối tượng: Học sinh lớp 12.

- Địa bàn: Huyện Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang. - Thời gian:

+ Tháng 5/2012 (Học kỳ II của năm học 2011-2012)

+ Từ 20/12/2012 đến 10/1/2013 (Học kỳ II của năm học 2012-2013) 3.1.3. Quy trình thực nghiệm: Công việc thực nghiệm được tiến hành qua các bước cơ bản sau

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch thực nghiệm

+ Chọn đối tượng thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm tại THPT Kim Ngọc và THPT Hùng An trên địa bàn huyện Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang. Cụ thể: Lớp đối chứng là 12C1 (THPT kim Ngọc) và 12C1 (THPT Hùng An) - Dạy thực nghiệm là 12C2 (THPT Kim Ngọc) và 12C2 (THPT Hùng An).

+ Trao đổi, dự giờ với giáo viên tại các lớp đối chứng, rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp và tiếp cận giáo án đối chứng.

+ Tiến hành xây dựng giáo án và dạy thực nghiệm dựa trên những biện pháp dạy học đã đề xuất ở chương II.

73

+ Trước khi tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành giao thiết kế cho giáo viên dạy thực nghiệm để họ nghiên cứu, trao đổi, thống nhất cách làm. Sau đó tổ chức dạy thực nghiệm, đồng thời tác giả luận văn cũng tham gia dạy thực nghiệm để kiểm chứng cụ thể, trực tiếp.

+ Ở lớp dạy đối chứng, giáo viên dạy theo giáo án tự soạn.

- Bước 3: Thu thập, xử lý số liệu và kiểm tra chất lượng học tập của học sinh sau thực nghiệm thông qua bài kiểm tra tự luận, sau đó đánh giá kết quả thực nghiệm, rút ra những kết luận sư phạm.

3.2. Thiết kế bài dạy thực nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn bản:

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

(Nguyễn Minh Châu) A. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được những suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng khi phát hiện ra sự thật đằng sau bức ảnh về chiếc thuyền trong sương sớm, một "cảnh đắt trời cho" là số phận đau xót của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình hàng chài. Từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống con người

- Thấy được vị trí nhà văn Nguyễn Minh Châu trong nền văn học dân tộc và vẻ đẹp văn xuôi của ông, vẻ đẹp toát lên từ tấm lòng tha thiết đối với hạnh phúc của mỗi con người, từ giọng văn nhỏ nhẹ mà thấm thía, từ ngôn ngữ giản dị mà đằm thắm đầy dư vị.

- Hiểu được kết cấu nghệ thuật độc đáo, cách triển khai cốt truyện sáng tạo, khắc họa nhân vật săc sảo của cây bút viết truyện ngắn đầy bản lĩnh,tài hoa

2. Về kỹ năng

74

- Kĩ năng tự đọc, tự học, tự nghiên cứu tài liệu học tập.

- Kĩ năng tiếp nhận, phân tích cảm thụ truyện ngắn nhiều tầng nghĩa. - Kĩ năng phân tích những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn: Nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật, chi tiết…

3. Về thái độ

- Giáo dục lòng nhân ái yêu thương con người, nhìn nhận cuộc đời với tấm lòng bao dung độ lượng.

- Hiểu được cuộc sống còn nhiều lam lũ, nhọc nhằn nhưng vẫn còn bao cái đẹp để ta khám phá trân trọng.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Đọc, nghiên cứu tác phẩm và tư liệu tham khảo; soạn giáo án theo yêu cầu đối tượng học sinh.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài:

+ Đọc kĩ tiểu dấn để nắm được những nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

+ Tìm hiểu chú thích để hiểu hơn về tác phẩm.

+ Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và suy nghĩ xem tại sao lại được hướng dẫn đọc hiểu theo hệ thống câu hỏi đó.

+ Tự tìm hiểu thêm về thể loại truyện ngắn, tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa".

- Dự kiến các phương án kiểm tra quá trình tự học ở nhà của học sinh.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc tác phẩm và tìm hiểu thêm về thể loại, tác giả, tác phẩm theo định hướng của giáo viên.

- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên; sưu tầm các tranh ảnh về biển. - Xác định các vấn đề cần phải được thầy cô giải đáp, trao đổi thêm để hiểu tốt hơn tác phẩm.

75 C. Phương tiện dạy học

1. Sách Ngữ văn 12, ban cơ bản.

2. Thiết kế bài giảng "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. 3. Máy chiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Vào bài: Những gì còn lại với thời gian sẽ thực sự có giá trị lâu bền mãi

mãi, lời vĩ nhân xưa vẫn chẳng sai bao giờ, bản thân N

. Bước vào nghề văn hơi muộn nhưng sự nghiệp đổi mới trong văn học đã chọn ông để trao “Ấn tiên phong” lãnh ch

, ông lờ mờ cảm thấy “hình như trong ý niệm sâu xa của người Việt Nam chúng ta hiện thực văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện thự

viết dưới ý tưởng “vật chất cần phải khác” đó là

”, đã “điều khiển

76

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt HĐ1: Hướng dẫn học

sinh tiếp xúc bước đầu với văn bản.

Gợi dẫn 1: Yêu cầu

học sinh đọc chú thích */SGK và cho biết: Qua phần vừa đọc, em có những hiểu biết gì về tác giả Nguyễn Minh Châu? Chiếu hình ảnh nhà văn Nguyễn Minh Châu cho học sinh trình bày hiểu biết, cảm nhận về tác giả.

Một phần của tài liệu Rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi khi dạy và học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Trang 74 - 111)