Đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

Một phần của tài liệu Rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi khi dạy và học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Trang 55 - 60)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

2.1.2.1. Đổi mới ở quan niệm nghệ thuật

Từ cảm hứng nhận thức lại, đối chứng lại với những quan niệm thẩm mỹ truyền thống, Nguyễn Minh Châu đi sâu vào khám phá những điều mới mẻ trong bức tranh đời sống thường nhật để tự bác bỏ, tự vượt qua những cái lạc hậu, bất cập trong quan niệm một thời về nghệ thuật, về cuộc sống, về con người. Từ những chiêm nghiệm hiện thực đời sống trên những biên độ rộng hơn, Nguyễn Minh Châu đã nới rộng phạm vi hiện thực, bổ sung vào hiện thực những mảnh đất còn chưa được nói đến hoặc né tránh trong các truyện ngắn của mình. Xuất phát từ quan niệm mới mẻ “cuộc đời không có những thánh nhân” nhà văn đã phát hiện, phân tích, miêu tả hiện thực; không tập trung vào phía tốt đẹp, phía sáng của hiện thực, con người, ông hướng cả vào mặt tốt và xấu, cả phía sáng và tối của cuộc sống con người. Trước đây với cách lý giải xuôi chiều lạc quan, con người luôn chiến thắng hoàn cảnh, đứng cao hơn hoàn cảnh. Nhưng thực tế có những khi con người không chiến thắng được hoàn cảnh, cũng có khi bị hoàn cảnh dập vùi, chi phối bởi những ràng buộc của những tình cảm đẹp đẽ, cao thượng của chính mình (Cỏ lau), bởi tính hữu hạn của đời người (Bến quê), bởi thói quen nhẫn nhục, cam chịu, giàu lòng vị tha

hy sinh trong cuộc sống mưu sinh đầy cơ cực (Chiếc thuyền ngoài xa). Ông

49

phá chất người trong mỗi con người Việt Nam cũng là một cách nhìn mới về hiện thực. Trong chiến tranh, chất công dân được đề cao là phần nổi bật trong con người, thậm chí là đồng nhất với chất người. Song khi trở về đời thường muôn thuở, chất công dân đã trở về đúng vị trí của nó: Là tử số trên mẫu số chung, là chất người; đó là cái lô gích con đường cầm bút của Nguyễn Minh Châu. Ông đã góp tiếng gọi cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà khi khai thác đề tài đấu tranh nội tâm với khát vọng tìm tòi và phục hiện ánh sáng nhân tính trong khả năng tự thức tỉnh của “con người bên trong con người”-(Bức

tranh). Dường như khi đẩy cuộc sống đến những thái cực của nghịch lý, nhà văn mới có cơ hội hiểu một cách sâu sắc những lẽ đời, luật đời đang diễn ra; thâm nhập vào hiện thực, tìm ra những tình thế đầy nghịch lý, một mặt nhà văn muốn chỉ ra những điều hết sức vô lý, bất bình thường của cuộc sống nhưng mặt khác nhà văn lại coi đó là những cái hết sức bình thường, tất yếu của lẽ đời vốn đa sự, đa đoan, bí ẩn, vô thường.

Đem đến một thể nghiệm mới, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 giúp người đọc thâm nhập vào muôn hình vạn trạng những tình thế của đời sống, tìm ra những điều có lý trong nghịch lý; nhìn được sâu xa hơn sự thực mà bấy lâu nay ta ở trong nó mà chưa hiểu hết về nó. Cùng đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã thực sự quan tâm đến con người, đối tượng trung tâm để phản ánh hiện thực là con người. Từ tập truyện “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” trở đi ông liên tục làm những cuộc thể nghiệm, đối chứng về tình cảm kỳ lạ của con người. Con người là thế giới đầy phức tạp, đã đến lúc phải thừa nhận tính cố hữu hai mặt trong mỗi con người. Với tư cách là những cá nhân đích thực, con người là một thế giới đầy phức tạp, chính cuộc tự vấn lương tâm giúp người họa sĩ trong truyện ngắn

“Bức tranh” nhận ra “trong con người tôi đang sống, lẫn lộn người tốt, kẻ xấu,

rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ”[4,tr.106]. Con người vốn rất phức tạp nên không thể dùng một tiêu chí, giá trị cố định mà đánh giá được.

50

Mọi sự lý tưởng hóa con người làm cho con người trở nên giả dối không thật. Con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ít tính lý tưởng hơn, không hoàn hảo và được “bao bọc trong bầu không khí vô trùng” như trước nữa. Thể hiện con người như nó vốn có, quan niệm con người đời thường không hoàn hảo, vừa giống như một cuộc đối thoại với quá khứ, khước từ những lối biểu hiện công thức, vừa đề xuất một giá trị mới để đánh giá con người trong quan hệ giá trị nhân bản.

2.1.2.2. Đổi mới ở nghệ thuật trần thuật

Ở sáng tác sau 1975, Nguyễn Minh Châu đặc biệt thành công và có sự chuyển biến mạnh mẽ ở nghệ thuật trần thuật biểu hiện ở các hình thức như: Kết cấu đảo trình tự thời gian, trần thuật dạng "truyện lồng truyện", trần thuật theo diễn biến tâm lý nhân vật, cách trần thuật tô đậm phần cuối truyện với những kết thúc bất ngờ. Thứ 2 là biểu hiện trong điểm nhìn trần thuật, đây là cơ sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả. Có hai hình thức điểm nhìn như: Trần thuật khách quan với điểm nhìn bên ngoài và sự đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật. Thứ 3 là giọng điệu trần thuật, ở mỗi tác phẩm cụ thể tác giả chọn những giọng điệu khác nhau. Trong số các sáng tác của Nguyễn Minh Châu, có thể nói “Mảnh trăng cuối rừng” và “Chiếc thuyền ngoài xa” là hai truyện ngắn đặc sắc, tiêu biểu thể hiện sự chuyển biến, đổi mới trong nghệ thuật trần thuật, cụ thể:

Về kết cấu truyện: Kết cấu là một phương tiện cơ bản để sáng tác nghệ

thuật, thể hiện trình độ, năng lực, kinh nghiệm, tài năng của người cầm bút. Cùng chất liệu đời sống nhưng mỗi nhà văn tổ chức, tái tạo, nhào nặn hiện thực ấy theo nhiều cách khác nhau để xây dựng những tác phẩm nghệ thuật mang tính khái quát và nghệ thuật cao về đời sống. Ở tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” có kết cấu truyện lồng truyện được chêm xen vào nhau, truyện được kể

bởi câu chuyện của nhân vật Lãm kể cho đồng đội nghe về truyện tình lãng mạn giữa mình và Nguyệt. Một kết cấu truyện hoàn toàn mới mẻ đối với truyền

51

thống Việt Nam. Chọn kết cấu này tác giả đưa Lãm đi sâu vào câu chuyện, ở đó tìm thấy sức mạnh của tình yêu và lý tưởng. Còn ở “Chiếc thuyền ngoài xa”,

tác giả xây dựng truyện trên cơ sở chồng xếp bởi nhiều câu chuyện nhỏ khác nhau trong một mạch thống nhất. Đó là truyện nghệ sỹ Phùng đi chụp ảnh ở biển, truyện của vợ chồng người đàn bà hàng chài, truyện thằng bé Phác…tác phẩm còn được kể theo mạch phát triển tâm lý nhằm miêu tả những diễn biến tinh vi, phức tạp của đời sống nội tâm con người. Đan xen bởi nhiều câu chuyện đã mang đến cho tác giả và người đọc có nhiều điểm nhìn hơn với nhiều góc cạnh xù xì, thô giáp vốn có của cuộc sống và con người. Tuy khác nhau về kết cấu nhưng kết thúc hai câu chuyện đều đưa người đọc đến điều bất ngờ. Ở “Mảnh trăng cuối rừng” kết thúc câu chuyện và chặng đường tình yêu, Nguyệt và Lãm chưa hề nhận ra nhau. Còn “Chiếc thuyền ngoài xa” thì người đàn bà không chịu bỏ chồng, nhiều triết lý vỡ òa trong tâm can Phùng và Đẩu về con người và cuộc sống.

Về điểm nhìn trần thuật: Có xu hướng di chuyển điểm nhìn duy nhất từ

nhà văn sang các nhân vật, nhà văn từ chỗ chọn một điểm nhìn tương đối khách quan bên ngoài đã di chuyển vào bên trong nhân vật, cái nhìn như xuyên qua nội tâm nhân vật với một tính chất hòa nhập, tạo cho người đọc cảm giác tác giả đã hóa thân trong các nhân vật của mình, nhìn thế giới theo con mắt của các nhân vật, thâm nhập vào suy nghĩ của nhân vật. Chính sự hòa nhập, hóa thân đó đã giúp nhà văn đi sâu, khám phá thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật trong mối quan hệ với thế giới đa dạng, nhiều chiều. Sự di chuyển điểm nhìn khiến cho mỗi truyện ngắn luôn là một cấu trúc đa tầng, đa nghĩa. Ở“Mảnh trăng cuối rừng” người kể chuyện không phải là tác giả, cũng không đơn thuần là nhân vật kể chuyện mà ở đây nhân vật và người kể chuyện đã được chuyển hóa trong nhau. Đây chính là khả năng kịch hóa nhân vật người kể chuyện. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ 3, điểm nhìn qua lời kể của nhân vật Lãm được nhà văn thống nhất từ đầu đến khi kết thúc câu chuyện. Qua lời kể

52

nhân vật Lãm, người đồng hành cùng Nguyệt, khiến vẻ đẹp và phẩm chất của Nguyệt được hiện lên rõ nét. Nhưng ở “Chiếc thuyền ngoài xa” nhà văn trao

điểm nhìn trần thuật cho Phùng. Ngôi kể được đặt ở vị trí ngôi thứ nhất, người kể chuyện đóng vai nhân vật nhảy vào các biến cố, tham gia trực tiếp vào các diễn biến của cốt truyện, rồi kể lại cho bạn đọc nghe, tạo ra xu hướng trần thuật tiệm tiến gần hơn với sự thật ngoài đời. Có sự thay đổi điểm nhìn trong diễn biến câu chuyện: Di chuyển từ tác giả đến người kể chuyện đến các nhân vật, giúp cho nhà văn có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về nhân vật, sự việc và hơn cả đó là sự phức tạp về cuộc sống mà nhà văn đang thực hiện trong tác phẩm.

Về giọng điệu, nhịp điệu trần thuật: Trước 1975, Chính sự nhất quán

về giọng điệu đã mang đến đặc trưng về giọng điệu trong tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” là ngợi ca, trữ tình, lãng mạn. Trong diễn biến câu chuyện,

Lãm vừa kể, vừa tự phân tích tâm lý mình trước mỗi sự việc xảy ra. Gián tiếp bộc lộ những diễn biến tâm lý ấy khiến cho mạch, nhịp điệu trần thuật giãn ra, người đọc có thời gian để hiểu về những vấn đề mà Lãm đang tìm tòi, khám phá. Sau 1975, ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống hàng ngày, thô nhám trong cách sử dụng và kết hợp từ ngữ, khiến cho giọng điệu chủ âm trong sáng tác thời kỳ này là giọng điệu đa thanh, phức tạp. Không chỉ kể bằng lời của mình, lời của người dẫn truyện, nhà văn còn hóa thân thành nhiều giọng điệu khác nhau có đối thoại, có độc thoại, có ngôn ngữ trực tiếp, có ngôn ngữ nửa trực tiếp...tạo nên sự hấp dẫn cho truyện ngắn. Khác với “Mảnh trăng cuối rừng”, ở “Chiếc thuyền ngoài xa” sự đa trữ tình qua miêu tả khung cảnh biển bình

minh “đẹp như trong mơ” có giọng điệu xót thương, chua chát qua sự cảm thương tình cảnh người đàn bà hàng chài; có giọng điệu phẫn uất, mỉa mai, dằn vặt qua đoạn miêu tả sự ác dữ của người đàn ông; có giọng thâm trầm, triết lý, suy tư sau hàng loạt câu chuyện của tác phẩm.

Như vậy trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã có sự chuyển biến và đổi mới trong nghệ thuật trần thuật. Nhân vật được soi chiếu bằng nhiều

53

cách nhìn, nhiều góc nhìn khác nhau. Nhờ đó câu chuyện trở nên phong phú hơn, đồng thời khách quan hơn. Với những đặc điểm đó Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thành công bức tranh cuộc sống, đặc biệt là con người

Một phần của tài liệu Rút ngắn khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi khi dạy và học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)