Quyền con ngƣời về Môi trƣờng trong Tuyên ngôn Thế giới vềQuyền con

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 50 - 52)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2.1 .Quyền con ngƣời về Môi trƣờng trong các văn kiện quốc tế

2.1.1. Quyền con ngƣời về Môi trƣờng trong Tuyên ngôn Thế giới vềQuyền con

Quyền con ngƣời năm 1948

Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con ngƣời đƣợc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Paris, Pháp. Bản tun ngơn này đã đƣợc dịch ra ít nhất 375 ngơn ngữ. Tuyên bố này phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của Thế chiến thứ hai và là Tuyên ngôn Nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó liệt kê một loạt các

46

quyền căn bản mà mọi cá nhân đƣợc hƣởng, không phân biệt chủng tộc, màu da, phái tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả các quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh hay tất cả các hồn cảnh khác.Nó bao gồm 30 điều đã đƣợc xây dựng trong các Thỏa ƣớc quốc tế, Thỏa ƣớc nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia.

Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền là khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi quốc gia và mọi dân tộc. Tinh thần của bản tuyên ngôn là dùng truyền đạt và giáo dục để nỗ lực thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên hợp Quốc tôn trọng các quyền con ngƣời cơ bản đƣợc đƣa trong tuyên ngôn.

Điều khoản cuối cùng của bản tun ngơn này cịn nêu rõ: “Không được

phép diễn giải bất kì điều khoản nào trong bản tuyên ngơn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kì quốc gia nào, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kì hoạt động nào hay thực hiện bất kì hành vi nào nhằm phá hoại bất kì quyền và tự do nào nêu trong bản Tuyên ngôn này”[19]

Và ngay từ Lời mở đầu, bản tuyên ngôn cũng đã nêu rất rõ “Xét rằng việc

thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, cơng lý và hịa bình thế giới”, đồng thời tại Điều 3 của bản Tuyên ngôn năm 1948 cũng nêu rõ: “Ai cũng có quyền được sống, tự do và an tồn thân thể”[19]

Bản Tun ngơn về Nhân quyền năm 1948 này chính là bản lề cho sự phát triển về quyền con ngƣời nói chung và quyền con ngƣời về mơi trƣờng nói riêng. Ở đây, mặc dù không đƣa ra định nghĩa về quyền con ngƣời nhƣng đã trực tiếp đi sâu vào nội hàm của vấn đề. Và khẳng định một cách rõ ràng các quyền mà con ngƣời cần đƣợc hƣởng, trong đó có quyền đƣợc sống. Quyền này có mối quan hệ mật thiết với quyền con ngƣời về môi trƣờng.

47

Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, chất lƣợng sống của con ngƣời ngày càng bị đe dọa từ chính mơi trƣờng sinh thái: nguồn nƣớc, khí hậu, nguồn thực phẩm…khơng đảm bảo cho đến những biến đổi khí hậu gây ra thiên tai, lũ lụt, sói mịn…làm ảnh hƣởng nặng nề đến đời sống của con ngƣời. Quyền sống của họ bị đe dọa khi có rất nhiều trƣờng hợp tử vong do ung thƣ bởi nguồn nƣớc, mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo hay mất mạng vì lũ lụt, mất miếng cơm manh áo vì hạn hán… Tất cả những điều này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau qua mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Để đảm bảo đƣợc quyền sống đã đƣợc ghi nhận trong bản Tun ngơn năm 1948, địi hỏi chúng ta phải có những giải pháp nhằm thực hiện tốt các nghĩa vụ, đảm bảo quyền con ngƣời về môi trƣờng đƣợc thực hiện và mang lại kết quả tốt nhất, khơng chỉ cho thế hệ hiện tại mà cịn cho thế hệ tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)