Quyền con ngƣời trong Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 79 - 82)

3.2 .Quyền con ngƣời về môi trƣờng trong Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014

3.4. Quyền con ngƣời trong Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004

Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua tại kì họp khóa XI ngày 3 tháng 12 năm 2004 gồm 8 Chƣơng và 88 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 4 năm 2005 và thay thế cho Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991. Theo Điều 1 của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì “Luật quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng,

quyền và nghĩa vụ của chủ rừng”.[36]

Căn cứ vào Điều 3, Luật bảo vệ và phát triển rừng thì “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố mơi trường khác, trong đó cây gỗ, tre, nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng

trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”[36].Cóthể thấy rừng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến

môi trƣờng. Mơi trƣờng có trong lành thì quyền con ngƣời nói chung và quyền con ngƣời về mơi trƣờng nói riêng mới có thể đƣợc đảm bảo một cách tồn diện. Rừng có rất nhiều tác dụng đối với mơi trƣờng, khơng chỉ giúp q trình trao đổi chất sản sinh ra khí oxi nhằm đảm bảo q trình hơ hấp cho con ngƣời và sinh vật, rừng còn giữ vai trò to lớn đối với con ngƣời nhƣ cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hịa khí hậu, điều hịa nƣớc, là nơi cƣ trú cho các loại động vật, thực vật và là nơi lƣu trữ các nguồn gen quý hiếm, rừng cịn góp phần bảo vệ và ngăn chặn gió bão, ngăn chặn hiện tƣợng xói mịn đất… Chính bởi những tác dụng to lớn từ rừng, với thực trạng tài nguyên rừng đang bị khai thác một cách lãng phí, nạn chặt phá rừng tràn lan khiến cho tài nguyên rừng đang đứng trƣớc nguy cơ lớn, gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng và ảnh hƣởng tới quyền con ngƣời về môi trƣờng.

75

Nhằm đảm bảo nguồn tài nguyên rừng đƣợc bảo vệ và phát triển, đa dạng sinh học đƣợc bảo tồn, quyền con ngƣời đƣợc đảm bảo, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã đƣa ra một loạt các quy định nhằm kế thừa và phát triển theo xu thế và tình hình thực tiễn đặt ra từ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991.

Luật bảo vệ và phát triển rừng đƣợc ban hành từ năm 1991, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra rất nhiều chính sách nhằm bảo vệ và khuyến khích trồng rừng, mặc dù vậy diện tích rừng vẫn bị tàn phá và khơng có dấu hiệu suy giảm. Nguyên nhân chính ở đây do áp lực về dân số thời điểm này ở các vùng có rừng tăng nhanh, đòi hỏi về đất ở và đất canh tác cao hơn nên nạn phá rừng kiếm kế sinh nhai, lấy đất canh tác ngày một gia tăng. Hơn thế nữa, với cơ chế thị trƣờng, giá cả một số mặt hàng nông lâm sản lại tăng cao, nhu cầu về đất canh tác các mặt hàng cũng ngày một gia tăng đã kích thích ngƣời dân phá rừng lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao hoặc bn đất, sang nhƣợng trái phép. Chính từ thực tế trên mà các quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 đã không điều chỉnh đƣợc hết những vấn đề phát sinh. Từ đó Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ra đời. Bên cạnh những điều khoản chung, luật còn đƣa ra quy định về quyền của Nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ rừng, phát triển và sử dụng rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, các quy định liên quan đến kiểm lâm, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng cùng các điều khoản thi hành.

Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã có tác động tích cực đến cơng tác phát triển rừng cũng nhƣ đời sống của ngƣời dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, luật cũng bộc lộ một số điểm cần sửa đổi, bổ sung. Trong hội thảo thực thi luật bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam: Một số phát hiện hoặc kiến nghị từ cộng đồng đƣợc tổ chức vào ngày 25 tháng 11 năm 2015 do Tổng cục

76

Lâm nghiệp phối hợp cùng Liên hiệp các hội Khoa học và kĩ thuật Việt Nam cùng các đơn vị liên quan tổ chức đã đƣa ra một loạt các vấn đề bất cập nhƣ: Tại 3 địa phƣơng điển hình là Đắc Lắk, Thừa Thiên Huế và Hịa Bình vẫn cịn nhiều bất cập trong quy hoạch rừng. Tại Thừa Thiên Huế, việc quy hoạch đất rừng sản xuất và rừng phòng hộ ở nhiều địa phƣơng chƣa sát với thực tế, một số diện tích đƣợc quy hoạch là rừng tự nhiên nhƣng kiểm tra thực tế lại khơng có rừng, một số diện tích đất chƣa sử dụng, đất khác nằm ngoài quy hoạch lại có rừng tự nhiên…Hay tại Hịa Bình, vẫn cịn tồn tại chồng chéo giữa quy hoạch khoáng sản và quy hoạch lâm nghiệp trên cùng một vị trí, diện tích đất lâm nghiệp; chồng chéo giữa đất thổ cƣ gần rừng và đất lâm nghiệp; quy hoạch đất rừng đặc dụng chồng lên rừng sản xuất đã giao cho hộ gia đình. Tại Đắc Lắk, do những tồn tại trong việc giao rừng trƣớc đây đã gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng, nhóm hộ gia đình ở địa phƣơng…

Chính bởi vậy, cần quy định thêm quyền đƣợc tham gia của ngƣời dân cũng nhƣ có hƣớng dẫn ngƣời dân tham gia vào các hoạt động quy hoạch, quản lý và sử dụng rừng, đặc biệt ở vùng đệm các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Bên cạnh đó, cộng đồng là đối tƣợng đƣợc giao nhƣng lại không đƣợc luật quy định là một chủ rừng để có đƣợc quyền và nghĩa vụ thực sự nhƣ của cá nhân hay hộ gia đình. Điều này dẫn đến việc thực thi các chính sách quản lý bảo vệ rừng có liên quan đến cộng đồng phần nào kém hiệu quả. Do vậy, luật nên công nhận cộng đồng là một chủ rừng tƣơng tự nhƣ các chủ rừng khác đƣợc quy định trong luật nhằm đảm bảo tính pháp lý cho cộng đồng trong quản lý các diện tích rừng đã nhận, đồng thời cần có thêm nội dung quy định về cơ chế hỗ trợ ban đầu,

77

chia sẻ trách nhiệm với hộ gia đình và cộng đồng đƣợc giao rừng để họ có thể yên tâm quản lý bảo vệ các khu rừng đƣợc giao.

Bên cạnh đó, tình trạng chồng lấn quyền sử dụng đất hiện cũng diễn ra ở rất nhiều địa phƣơng. Và để giải quyết tình trạng này, Nhà nƣớc cần tiến hành rà sốt lại tồn bộ tình trạng chồng lấn quyền sử dụng đất với hộ gia đình và cộng đồng trong hệ thống các khu rừng đặc dụng trên toàn quốc nhằm xây dựng phƣơng án, đề án giải quyết đồng bộ về mặt pháp lý, kĩ thuật, tài chính và thể chế. Đánh giá lại công tác quy hoạch rừng đặc dụng đã và đang thực hiện theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP để xem xét các vấn đề chồng lấn giữa quyền sử dụng đất đã đƣợc giải quyết. Xác định lại yêu cầu lồng ghép quy hoạch rừng đặc dụng theo nghị định này với các chính sách về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, chi trả dịch vụ môi trƣờng…

Từ thực tiễn cũng nhƣ các quy định của luật bảo vệ và phát triển rừng, chúng ta cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng nhằm giúp tài nguyên rừng đƣợc bảo vệ một cách tối ƣu, giúp cho môi trƣờng trong lành hơn, đảm bảo nơi trú ngụ cho nhiều hệ động thực vật, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, góp phần đảm bảo việc thực thi quyền con ngƣời nói chung và quyền con ngƣời về mơi trƣờng nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)