Sự hình thành của phápluật tố tụng hành chínhViệt Nam về

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 34 - 45)

phán từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

Chế định Thẩm phán ở Việt Nam được hình thành cùng với sự thành công

của cuộc Cách mạng tháng Tám, sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa. Cùng với lịch sử, cho đến ngày nay chế định Thẩm phán vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, các quy định của pháp luật về Thẩm phán lại có sự thay đổi, kế thừa và phát triển để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước Việt Nam, dần phù hợp với những chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế.

Căn cứ vào vào nhiệm vụ chung của cách mạng nước ta, căn cứ vào việc ban hành Hiến pháp và các luật tổ chức Tòa án cũng như đặc điểm, tổ chức, hoạt

26

động của các TAND trong từng giai đoạn Cách mạng ở nước ta, có thể chia sự

hình thành của pháp luật tố tụng hành chínhViệt Nam về Thẩm phán từ sau Cách

mạng tháng Tám năm 1945 đến nay thành 3 giai đoạn:Giai đoạn 1945 - 1988;

Giai đoạn 1988 - 2002; Giai đoạn 2002 đến nay. Cụ thể:

a. Giai đoạn từ 1945 - 1988

Sau khi cách mạng tháng tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Chính quyền nhân dân non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất với thù trong, giặc ngồi, nền kinh rơi vào tình trạng suy thối… Mặc dù vậy, hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp tố tụng hành chính nói riêng vẫn được Nhà nước ta quan tâm.

Ngày 24/01/1946, Sắc lệnh số 13/SL về “tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán” đã được ban hành. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định tương

đối đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán cũng như việc tuyển chọn, bổ

nhiệm Thẩm phán. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được quy định tại Điều 47, Điều 50 của Sắc lệnh.

Trong đó, Điều 47 quy định: Tòa án Tư pháp sẽ độc lập với các cơ quan hành

chính. Các vị Thẩm phán sẽ chỉ trọng pháp luật và công lý, các cơ quan khác không được can thiệp vào việc Tư pháp. Điều 50 quy định: Mỗi Thẩm phán xử án quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình. Khơng quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc xét xử.

Cũng theo Sắc lệnh số 13, TAND có 3 cấp xét xử: Tòa án sơ cấp (ở các quận, huyện, châu, phủ), Tòa án đệ nhị cấp (ở tỉnh), Tòa án thượng thẩm. Thẩm phán chia thành hai ngạch là sơ cấp và ngạch đệ nhị cấp. Trong đó, các Thẩm phán đệ nhị cấp được chia thành hai chức vị: Thẩm phán xử án do Chánh nhất tòa án thượng thẩm đứng đầu và Thẩm phán buộc tội (Thẩm phán của Công tố viện) do Chưởng lý đứng đầu. Thẩm phán xử án khi được Bộ trưởng Bộ tư pháp quyết định có thể được chuyển sang làm Thẩm phán buộc tội và ngược lại (Điều

27

109 Sắc lệnh số 13). Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở các Tòa đệ nhị cấp và Tòa án thượng thẩm.

Pháp luật giai đoạn này thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán. Điều 64

Hiến pháp 1946 quy định: “Các thành viên Thẩm phán đều do Chính phủ bổ

nhiệm”.

Vị trí, vai trị của Thẩm phán trong hoạt động xét xử được coi là rất quan trọng và Thẩm phán là nhân tố chủ yếu khi xử án. Yêu cầu phẩm chất đạo đức đối với mỗi Thẩm phán cũng được đề cao. Thẩm phán phải làm đầy đủ bổn phận

của mình, phải dự đầy đủ các phiên tịa, xét xử nhanh chóng và phải thật công

minh (Điều 83 Sắc lệnh 13). Bên cạnh đó đòi hỏi Thẩm phán phải là người thanh liêm, chính trực, phải cư xử đúng mực, biết tự trọng để giữ thanh danh và phẩm cách của một vị quan tòa.

Đến năm 1959 Hiến pháp năm 1959 ra đời, vai trị và vị thế của TAND nói chung và chế định Thẩm phán nói riêng đã được khẳng định, thể hiện sự xây

dựng và tăng cường bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân trên nguyên tắc tập

chung dân chủ, pháp chế Xã hội Chủ nghĩa. Tại Hiến pháp này quy định hệ

thống Tòa án gồm: TAND tối cao, các TAND địa phương; các TAQS các cấp. Ngoài ra khi xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt.

Ngày 14/07/1960, trên cơ sở những quy định của Hiến pháp 1959, Quốc hội đã ban hành Luật tổ chức TAND và Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của TAND tối cao và tổ chức TAND địa phương được Ủy ban thường vụ Quốc hội thơng qua ngày 23/03/1961. Theo đó hệ thống Tịa án Việt Nam gồm: TAND tối cao; TAND địa phương; TAQS. Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể thành lập các Tòa án đặc biệt. Các TAND được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc Thẩm phán bầu; TAND xét xử tập thể, quyết định theo đa số; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Tòa án xét

28

xử công khai, đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo. Việc tuyển chọn Thẩm phán được thực hiện theo chế độ bầu Thẩm phán.

Năm 1975, sau khi miền Nam được hồn tồn giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Sắc lệnh số 01/SL ngày

15/03/1976 về tổ chức Tòa án ở miền Nam. Khi Việt Nam thống nhất về mặt

Nhà nước, theo Nghị quyết ngày 02/07/1976 của Quốc hội quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 và Nghị quyết số 76/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 25/08/1977 quy định về việc thi hành và xây dựng pháp luật thống nhất trong cả nước, hai hệ thống Tòa án ở hai miền Bắc, Nam hợp nhất lại và được tổ chức, hoạt động theo Luật tổ chức TAND năm 1960.

Ngày 18/12/1980 Hiến pháp 1980 ra đời, chế định Tòa án nhân dân trong Hiến pháp 1980 đã được cụ thể hóa bằng Luật tổ chức TAND năm 1981. Về cơ bản tổ chức hệ thống Tòa án theo Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức TAND 1981 khơng có gì khác biệt nhiều so với Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức TAND năm 1960. Tuy nhiên, đối với TAND tối cao, trước đây có Thẩm phán dự khuyết, nay khơng cịn chức danh này. Hệ thống TAND từ tối cao đến cấp huyện, ở mỗi cấp Tòa án đều thống nhất bao gồm Chánh án, một hoặc nhiều Phó Chánh án và các Thẩm phán. Chế độ bầu cử Thẩm phán được thực hiện ở TAND các cấp.

Ngày 27/11/1981 Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo hành chính nhưng thẩm quyền giải quyết chưa trao cho tồ án.

Tóm lại, trong tình hình đất nước đang có nhiều khó khăn mà Đảng và Nhà nước ta vẫn xây dựng được một hệ thống pháp luật về Thẩm phán với nhiều ưu điểm tiến bộ. Đây là những thành tựu đáng ghi nhận về kỹ thuật lập pháp trong lĩnh vực tư pháp ở thời kỳ này. Có thể nói, giai đoạn này các TAND nói chung và các Thẩm phán đã hồn thành tốt chức năng xét xử của mình cũng như

29

nhiệm vụ được giao, góp phần vào việc trừng trị nghiêm khắc những hành vi

chống phá cách mạng, gây chia rẽ trong nội bộ nhân dân, đóng góp to lớn vào

cơng cuộc xây dựng đất nước.

b. Giai đoạn 1988 – 2002

Năm 1991 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo

của công dân thay thế cho Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu

nại, tố cáo của công dân năm 1981 làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm

quyền giải quyết, đem lại những kết quả đáng kể. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 38/HÐBT và một số văn bản về lĩnh vực này làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và đã mang lại một số kết quả nhất định. Xét trên góc độ giải quyết các khiếu kiện hành chính thì đó là những hoạt động bước đầu mang tính chất tài phán hành chính.Việc giải quyết đúng đắn, kịp thời các khiếu nại của cơng dân chính là một biện pháp thiết thực nhằm góp phần bảo đảm quyền của công dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước, và đây cũng là

sự thể hiện bản chất của Nhà nước ta- Nhà nước của dân, do dân và vì dân.Tuy

nhiên, theo tinh thần của hai pháp lệnh nói trên thì thẩm quyền giải quyết các

khiếu nại, tố cáo vẫn thuộc các cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, các cơ quan hành chính nhà nước mặc nhiên vừa là người bị kiện , lại vừa là người xử kiện, người phán quyết chứ chưa có một cơ quan xét xử chuyên trách và độc lập như một tòa án chuyên thực hiện chức năng tài phán hành chính. Chính vì thế, việc giải quyết khiếu nại chưa được nhanh chóng, khách quan, cơng bằng và dân chủ.

Ngày 15/04/1992 Quốc hội khóa VII đã thơng qua Hiến pháp 1992.

Những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của TAND được quy định tại

Chương X Hiến pháp 1992 và được cụ thể hóa trong Luật tổ chức TAND ngày 06/10/1992. Trong đó có một số điểm mới về chế định Thẩm phán: Thay thế chế độ bầu cử bằng chế độ bổ nhiệm Thẩm phán, tất cả các Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, nhiệm kỳ là 5 năm.

30

Ngày 14/05/1993, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm TAND. Tại pháp lệnh này đã đưa ra khái niệm Thẩm phán, quy định cụ thể về những tiêu chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán và quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán. Ngày 15/10/1993 Tòa án nhân dân tối

cao – Bộ tư pháp ban hành Thông tư liên ngành số 05/TTLN hướng dẫn thực

hiện một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 1993.

Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng, xác định cụ thể những tiêu chí để lựa chọn một Thẩm phán.

Ngày 28/10/1995, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số

điều của Luật tổ chức Tòa án Nhân dân trong đó quy định Tòa Hành chính thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 01.7.1996. Theo đó, ở Trung ương và cấp tỉnh thành lập Tòa hành chính là một phân tòa trong cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân, còn ở cấp huyện có Thẩm phán chuyên trách giải quyết các khiếu kiện hành chính. Trên cơ sở đó, ngày 21.5.1996 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, giao cho Tòa án nhân dân thẩm quyền giải quyết một số khiếu kiện hành chính.Ngày 25/12/1998 Pháp lệnh này đã được sửa đổi, bổ sung, lần thứ nhất.

Có thể nói đây là giai đoạn có nhiều thành tựu trong kỹ thuật lập pháp của

nước ta về chế định Thẩm phán. Điều này được minh chứng bằng sự ra đời của

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1995 và Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 1993. Qua đó có thể thấy được rằng, chế định Thẩm phán ở nước ta ngày càng được chú trọng hơn, các tiêu chuẩn để được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán đã được quy định cụ thể, rõ ràng và cũng trong gia đoạn này, lần đàu tiên toà án được trao thẩm quyền giải quyết một số khiếu kiện hành chính. Pháp luật giai đoạn này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử pháp luật ở nước ta nói chung, trong pháp luật về tố tụng hành chính nói riêng.

31

c. Giai đoạn 2002 đến nay

Ở hai giai đoạn trên, vị thế và vai trò quan trọng đã được khẳng định và

đang từng bước phát triển. Trong đó đã thu được một số những thành tựu nhất

định bằng sự ra đời của các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp tiêu chuẩn

tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán cũng như quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong giải quyết các vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định về Thẩm phán vào thực tiễn, cùng với yêu cầu của thời kỳ mới, các quy định cũ gặp phải một số hạn chế cần phải được sửa đổi, bổ sung.

Ngày 02/04/2002, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa X đã thơng qua Luật tổ chức TAND năm 2002. Việc ban hành đạo luật này là một bước cải cách tư pháp lớn đối với ngành TAND. So với Luật tổ chức TAND năm 1992, chế định Thẩm phán trong Luật tổ chức TAND năm 2002 đã quy định bổ sung về sự giám sát của nhân dân đối với Thẩm phán; quy định về mối quan hệ giữa Thẩm phán với các cơ quan, tổ chức và công dân. Khi thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của

mình, Thẩm phán có quyền liên hệ với cơ quan Nhà nước, Ủy ban Mặt trận tổ

quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân [35, tr. 101].

Ngày 04/10/2002, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về

Thẩm phán và Hội thẩm TAND dựa trên cơ sở những quy định của Luật tổ chức TAND năm 2002. Bên cạnh đó, Pháp lệnh này tiếp thu những thành tựu của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 1993, đồng thời thay đổi một số điểm mới để phù hợp với tình hình thực tiễn. Các quy định về tiêu chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán ở Pháp lệnh năm 2002 đã được nâng lên về trình độ, về thời gian làm công tác pháp luật, về quyền hạn, trách nhiệm….Chẳng hạn, về trình độ học vấn phải là cử nhân luật đối với tất cả các loại Thẩm phán, trong khi

đó ở Pháp lệnh 1993 tuyển chọn cả trình độ cao đẳng. Như vậy, chế định Thẩm

phán không ngừng được nâng cao để bắt kịp thời đại, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra.

32

Ngày 01/04/2003 Toà án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ,

Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Thông tư liên tịch số

01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 2002.

Ngày 05/4/2006, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính

năm 1996 lần thứ hai. Ngày 24/11/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam khóa XII tại kỳ họp thứTám đã thơng qua Luật Tố tụng hành

chính có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Luật này ra đời đề cao trách nhiệm và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến

hành tố tụng. Về người tiến hành tố tụng thì luật tập trung quy định nhiệm vụ,

quyền hạn của người tiến hành tố tụng. Trong đó, trách nhiệm, quyền hạn của

Thẩm phán và những người tiến hành tố tụng khác được quy định rõ ở phần

chung và quy định cụ thể ở từng giai đoạn tố tụng khác trong quá trình giải quyết

vụ án hành chính. Đây là điểm mới, tiến bộ hơn so với Pháp lệnh thủ tục giải

quyết các vụ án hành chính sửa đổi bổ sung năm 2006.

Ngày 28/11/2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

khóa XIII tại kỳ họp thứSáu đã thông qua Hiến pháp năm 2013. Đây là đạo luật đánh dấu bước chuyển biến sang giai đoạn phát triển mới của đất nước, Hiến pháp năm 2013 đã phản ánh một cách biện chứng những bước tiến trong nhận thức lý luận và kết quả thực tiễn của quá trình cải cách bộ máy nhà nước nói

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)