Về phẩm chất đạo đức của Thẩm phán

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 52)

2.1. Thực trạng các quy định phápluật về năng lựccủa Thẩm phán

2.1.4. Về phẩm chất đạo đức của Thẩm phán

Phẩm chất đạo đức là yếu tố cần thiết đối với tất cả mọi người trong xã hội nói chung, càng cần thiết hơn với Thẩm phán TAND nói riêng. Nếu Thẩm phán khơng có đạo đức, khơng có lương tâm nghề nghiệp sẽ làm ảnh hưởng đến kết

quả xét xử, ảnh hưởng đến tính cơng minh của pháp luật. Vì vậy pháp luật đã

quy định về phẩm chất đạo đức đối với người Thẩm phán.

Trước hết, Thẩm phán là công chức Nhà nước cho nên phải có những phẩm chất cơ bản của cán bộ, cơng chức nói chung: “Cán bộ, cơng chức phải

thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư trong hoạt động công vụ” (Điều

15 Luật cán bộ, công chức năm 2008). Thẩm phán không được làm những Điều quy định tại Điều 77 của Luật Tổ chức TAND năm 2014 thì mới được coi là có phẩm chất đạo đức, bao gồm:

Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm; Tư

vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác

làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy

định của pháp luật;Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án

hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm

giải quyết vụ án; Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra

khỏi cơ quan, nếu khơng vì nhiệm vụ được giao hoặc khơng được sự

đồng ý của người có thẩm quyền; Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người

tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết

44

Thẩm phán không được làm những việc mà pháp luật quy định cán bộ công chức không được làm trước đây được quy định tại Chương III (từ Điều 15 đến Điều 20) Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003. Ngày 13/11/2008 Quốc

hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật cán bộ, công

chức năm 2008, thay thế cho Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003. Từ Điều 18 đến 20 Luật các bộ, công chức năm 2008, quy định những việc cán, bộ công chức không được làm, bao gồm:

- Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức

công vụ: trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình cơng; sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật; lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi; phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo dưới mọi hình thức.

- Những việc cán bộ, cơng chức khơng được làm liên quan đến bí mật nhà

nước: khơng được tiết lộ thơng tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức; cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi

việc, không được làm cơng việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây

mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước

ngoài hoặc liên doanh với nước ngồi; Chính phủ quy định cụ thể danh mục

ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, cơng chức khơng được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

- Những việc khác cán bộ, công chức khơng được làm: Ngồi những việc khơng được làm những việc quy định trên (tại Điều 18 và 19), cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác

nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm,

chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan

45

Thứ hai, Thẩm phán là chức danh tư pháp, chuyên làm công tác xét xử nên phải có những tiêu chuẩn đạo đức riêng.Theo khoản 1 Điều 67 Luật tổ chức TAND năm 2014, quy định: “Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và

Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức

tớt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực”.

Khoản 3 Điều 76 Luật Tổ chức TAND năm 2014 cũng quy định trách nhiệm của Thẩm phán:

Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc

ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tịa án;

Giữ bí mật nhà nước và bí mật cơng tác theo quy định của pháp luật.

Thẩm phán là những con người cụ thể. Trong cuộc sống cũng như công việc Thẩm phán bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ, hơn nữa vị trí cơng tác lại đặt họ vào môi trường luôn phải tiếp xúc với bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Những người này lại ln tìm mọi cách tiếp cận với Thẩm phán

để những yêu cầu của họ được giải quyết theo hướng họ mong muốn. Cũng có

những tiếp cận nhằm đạt đến mục đích tốt là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhưng cũng có những tiếp cận theo hướng tiêu cực khiến Thẩm phán thiếu vô tư, khách quan trong q trình xét xử. Chính vì vậy quy định về những việc Thẩm phán không được làm là những điều ngăn cấm Thẩm phán, ràng buộc Thẩm phán phải tự giác chấp hành. Đó là những quy định chuẩn mực về đạo đức của Thẩm phán TAND, TAQS các cấp trong hoạt động chuyên môn, trong quan hệ xã hội, làm cơ sở để Thẩm phán tu dưỡng, rèn luyện nhằm thực hiện tốt chức trách, tôn vinh danh dự và uy tín của người Thẩm phán.

Đây không chỉ là những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp khơng thể thiếu, mà cịn là những quy định mà nếu Thẩm phán vi phạm thì tùy theo tính chất,

46

mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý bằng các chế tài tương ứng. Thẩm phán ngồi những phẩm chất cần phải có của một cơng dân bình thường trong xã hội cịn phải mang những phẩm chất đặc thù nghề nghiệp. Quy định này nhằm nâng

cao kỷ luật nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán, đồng thời

tạo điều kiện cho công tác quản lý đội ngũ Thẩm phán cũng như việc giám sát

của nhân dân đối với hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán.

2.1.5. Về văn hóa ứng xử của Thẩm phán

Để bảo đảm tính tơn nghiêm và văn hóa ở chốn pháp đình (Tòa án) – biểu

hiện của pháp luật và cơng lý, tòa án nào cũng có những nội quy buộc những

người đến tòa án phải tuân theo, trong đó đương nhiên có văn hóa ứng xử của Thẩm phán. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành nước ta chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cũng như quy định chi tiết và cụ thể về văn hóa ứng xử của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, mà chỉ có những quy định chung về văn hóa giao tiếp của cán bộ, cơng chức tại Luật cán bộ công chức năm 2008 và quy tắc

ứng xử của cán bộ, công chức ngành TAND tại Quyết định số 1253/2008/QĐ-

TANDTC của Chánh án TAND tối cao.

Thẩm phán cũng là một công chức, nên phải có đầy đủ văn hóa giao tiếp nơi cơng sở và văn hóa giao tiếp với nhân dân. Theo đó, Luật cán bộ, cơng chức năm 2008 có quy định: Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, cơng chức phải có thái

độ lịch sự, tơn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng,

mạch lạc; phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ; khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ cơng chức; có tác phong lịch

sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp (Điều

16). Đối với nhân dân, Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc; không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ (Điều 17).

47

Thẩm phán là một cơng chức của ngành tịa án nên phải có quy tắc ứng xử riêng của ngành TAND. Theo đó Quyết định số 1253/2008/QĐ-TANDTC của Chánh án TAND tối cao quy định:

Vềứng xử chung của cán bộ công chức ngành TAND (Điều 1):

Cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân phải thực sự “Phụng công,

thủ pháp, chí cơng, vơ tư”; Thực hiện đúng chủ trương, đường lới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ; Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, công vụ của cán bộ , công chức theo quy đi ̣nh của pháp luật; Nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đúng các quy chế ,

quy đi ̣nh làm viê ̣c và nội quy c ơ quan; Không ngừng học tập , tu

dưỡng, rèn luyện để nâng cao năng lực , phẩm chất chính tri ̣, đạo đức nghề nghiê ̣p, ứng xử có văn hóa để hồn thành nhiệm vụ , công vụ được giao; Thực hiện Quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính

nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày

02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số

05/2008/CT-TTg ngày 31/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc

nâng cao hiê ̣u quả sử dụng thời giờ làm viê ̣c của cán bộ, công chức,

viên chức nhà nước; Có quan hệ tốt với nhân dân và chịu sự giám sát

của nhân dân.

Về ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết , xét xử các loại vụ án đối

với cán bộ, công chức ngành TAND (Điều 2):

Những viê ̣c cán bộ , công chức Tòa án phải làm : Thực hiện viê ̣c

giải quyết, xét xử các vụ án được phân công theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng và các văn bản pháp luật khác có liên quan ;

Phải vui vẻ, cởi mở, hòa nhã, nhiê ̣t tình, trung thực, thận trọng, cơng

tâm, khách quan, tồn diện, đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm

minh trong giải quyết, xét xử các loại án; lắng nghe, tơn trọng ý kiến

48

thích, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng để họ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật; Tiếp xúc với những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khi thi hành công vụ tại nơi quy đi ̣nh, đảm bảo tính khách quan, minh bạch, rõ ràng; Từ chối tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Những viê ̣c cán bộ, công chức Tòa án không được làm: Tư vấn cho

bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho viê ̣c giải quyết, xét xử vụ án hoặc những việc khác không đúng quy đi ̣nh của pháp luật ; Cản trở, can thiê ̣p trái pháp luật vào viê ̣c giải quyết, xét xử vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động trái pháp luật đến người có trách nhiê ̣m giải quyết vụ án ; Đem hồ sơ vụ án, tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan hoặ c sao chụp hồ sơ tài liê ̣u nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền; Thực hiện không đúng quy đi ̣nh về viê ̣c tiếp bi ̣

can, bị cáo, đương sự, người tham gia tớ tụng khác trong vụ án mà

mình có thẩm quyền giải quyết, xét xử; Tiếp xúc, gặp gỡ bi ̣ can, bị cáo,

đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình không có nhiệm vụ giải quyết, xét xử làm ảnh hưởng tới lịng tin và sự

tơn trọng của nhân dân đối vớ i cơ quan xét xử hoặc ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan và cá nhân cán bộ , cơng chức; Sách nhiễu, trì hỗn, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng ; Làm sai lệch hồ sơ , kết quả giải quyết vụ án ; ra

quyết định, bản án trái pháp luật; truy ép, gợi ý cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trình bày sự việc theo ý muốn chủ quan của mình hoặc của người khác ; Tiết lợ bí mật Nhà nước , bí mật cơng

tác của mình và của cán bộ , công chức khác thuộc ngành Tòa án và các ngành khác;Tiết lộ bí mật nghề nghiê ̣p, bí mật kinh doanh, bí mật

49

đời tư của bi ̣ can , bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Các quy định này tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, góp phần xây dựng những mối quan hệ của Thẩm phán đối với nhân dân, những người tiến hành và tham gia tố tụng để công việc xét xử của Thẩm phán thuận lợi và đạt kết quả tốt.

Có thể nói, Thẩm phán khơng chỉ phải có văn hóa ứng xử khéo léo để điều khiển, điều chỉnh các mối quan hệ của những người khác tham gia phiên tòa mà

ngay cả thái độ và hành vi của chính bản thân mình cũng cần phải ứng xử cho

hợp tình, hợp lý.

2.1.6. Về chất lượng xét xử của Thẩm phán

Thẩm phán là một cơng chức vì vậy như các cơng chức khác, Thẩm phán cũng được đánh giá phân loại cán bộ, công chức trong các trường hợp cụ thể

theo quy định của pháp luật. Theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015

của Chính phủvề đánh giá phân loại cán bộ, cơng chức, viên chức: “Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức” (Khoản 1 Điều 6). Theo đó, Thẩm phán được đánh giá năng lực ở 04 mức độ khác nhau: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (Điều 18), hoàn thành tốt nhiệm vụ (Điều 19), hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (Điều 20), khơng hồn thành nhiệm vụ (Điều 21).

Cơng chức ở mức hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ phải hồn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch cơng tác năm, vượt

tiến độ, có chất lượng và hiệu quả. Cơng chức ở mức hồn thành nhiệm vụ

nhưng còn hạn chế về năng lực hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ

theo chương trình kế hoạch công tác năm, thực hiện nhiệm vụ được giao còn

chậm về tiến độ. Công chức ở mức khơng hồn thành nhiệm vụhoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch cơng tác năm. Nhiệm vụ quan trọng

50

nhất của Thẩm phán là xét xử nên chất luợng xét xử là cơ sở để đánh giá mức độ

hồn thành nhiệm vụ và thơng qua mức độ hồn thành nhiệm vụ cũng đánh giá

được chất lượng xét xử của Thẩm phán.Như vậy, đối các Thẩm phán có án bị huỷ, bị sửa do lỗi chủ quan thì khơng được coi là hoàn thành 100% nhiệm vụ nên khơng được đánh giá là hồn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ xét xử. Với quy định này, tuy không trực tiếp đánh giá về chất lượng xét xử nhưng qua đó đã gián tiếp chỉ ra chất lượng xét xử vụ án của Thẩm phán để từ đó đánh giá năng lực của Thẩm phán.

Ngoài ra, chất lượng xét xử của Thẩm phán còn được đánh giá cụ thể hơn quan các chỉ tiêu thi đua khen thưởng. Trong những năm qua, ngành TAND đã đặt ra các chỉ tiêu thi đua, đặc biệt là chỉ tiêu về số lượng và chất lượng của công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án.Đối với chỉ tiêu về chất lượng, giải quyết, xét xử các loại vụ án đã góp phần tích cực trong việc duy trì và ngày càng nâng cao chất lượng xét xử của ngành TAND. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 52)