Về phẩm chất đạo đức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 62)

2.2. Thực trạngnăng lựccủa Thẩm phán trong xétxử vụ án hành

2.2.4. Về phẩm chất đạo đức

Hiện nay, 100% Thẩm phán TAND các cấp thành phố là Đảng viên, đáp

ứng yêu cầu, tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức đối với người cán bộ đảng viên

theo quy định,đây cũng là một trong những điều kiện tiên quyết để được bổ

nhiệm Thẩm phán. Tuy nhiên, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán trong tình hình hiện nay có nhiều chuyển biến xấu. Khi tuyển chọn và bổ nhiệm những người là đối tượng được tuyển chọn đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt, nhưng trong nhiệm kỳ một số các Thẩm phán bị tha hóa phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

2.2.5. Về văn hóa ứng xử

Trong các phiên tịa hành chính hiện nay, chính bản thân Thẩm phán chủ tọa phiên tịa, dù ngồi ở vị trí cao nhất trong phịng xử, chịu trách nhiệm về tồn bộ những gì diễn ra tại phiên tòa nhưng nhiều khi Thẩm phán - chủ tọa phiên tịa

54

cũng khơng kiềm chế được sự bực tức đã quát tháo, gay gắt với các đương sự;

khốt tay, chặn lời khi luật sư đang trình bày luận cứ bào chữa hay tranh luận với đại diện Viện kiểm sát... Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với những người khác trong phiên tòa, đồng thời thể hiện sự kém cỏi trong ứng xử của Thẩm phán.

2.2.6. Về kết quả và chất lượng xét xử các vụ án hành chính ở thành phớ Hà Nội (trên cơ sở số liệu từ năm 2011 đến năm 2015)

Theo Báo cáo công tác của TAND thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến

năm 2015, kết quả và chất lượng xét xử các vụ án hành chính của tồn ngành TAND thành phố như sau:

Năm 2011 [43, tr. 3-4] :

Toàn ngành TAND thành phố thụ lý 151 vụ, giải quyết 141 vụ, đạt tỷ lệ

93,4%. So với năm 2010, thụ lý tăng thêm 21 vụ, giải quyết tăng 25 vụ. Trong

đó, xét xử 72 vụ, đình chỉ 29 vụ, tạm đình chỉ 39 vụ, chuyển hồ sơ 01 vụ. Về

chất lượng xét xử: sửa án do lỗi chủ quan 02 vụ, sửa án do lỗi khách quan 01 vụ, huỷ án do lỗi khách quan 01 vụ; không để vụ nào quá hạn.

Toà án thành phố thụ lý 36 vụ, giải quyết 32 vụ, đạt tỷ lệ 88,9%. Trong đó, xét xử 19 vụ, đình chỉ 01 vụ, tạm đình chỉ 11 vụ và chuyển hồ sơ 01 vụ; khơng có vụ nào bị sửa, huỷ.

Tồ án cấp huyện thụ lý 115 vụ, giải quyết 109 vụ, đạt tỷ lệ 94,8%. Trong đó, xét xử 53 vụ, đình chỉ 28 vụ, tạm đình chỉ 28 vụ. Về chất lượng xét xử, sửa án do lỗi chủ quan 02 vụ, sửa án do lỗi khách quan 01 vụ; huỷ án do lỗi chủ quan 01 vụ.

Năm 2012 [44, tr.2]:

Toàn ngành TAND thành phố thụ lý 466 vụ, giải quyết 185 vụ, đạt tỷ lệ

39,7%.Số vụ án hành chính trong năm tăng đột biến là do Luật Tố tụng hành

chính năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011, đã tạo điều kiện thuận

55

bằng liên quan đến nhiều hộ dân cùng khởi kiện (Toà án huyện Mỹ Đức thụ lý 144 đơn khởi kiện cùng một quyết định hành chính, Tồ án Long Biên thụ lý 17 đơn khởi kiện). Trong khi, nhiều vụ án được thụ lý vào thời điểm cuối năm công tác, phải chờ kết quả cung cấp chứng cứ từ các cơ quan nên chưa thể giải quyết ngay được, do vậy tỷ lệ giải quyết án hành chính cả năm khơng cao.

Toà án thành phố thụ lý 110 vụ, giải quyết 91 vụ = 82,73%, cịn lại 19 vụ. Tồ án cấp huyện thụ lý 356 vụ, giải quyết 94 vụ = 26,4%, còn lại 262 vụ.

Năm 2013 [45, tr. 4]:

Toàn ngành TAND thành phố Hà Nội thụ lý 737 vụ, giải quyết 648 vụ = 92,8%. Các khiếu kiện hành chính trong năm tập trung chủ yếu là khiếu kiện các

việc liên quan đến đất đai; về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm

hành chính; buộc tháo dỡ cơng trình trái phép…Số vụ án tăng đột biến trong năm 2011, 2012 do một số dự án thu hồi đất giải phóng mặt bằng liên quan đến nhiều hộ dân.

Toà án thành phố thụ lý 231 vụ, giải quyết 223 vụ = 96,54%, cịn lại 08 vụ. Tồ án cấp huyện thụ lý 506 vụ, giải quyết 461 vụ = 91,11%, cịn lại 45 vụ.

Năm 2014 [45, tr. 4]:

Tồn ngành TAND thành phố thụ lý 568 vụ, đã giải quyết 509 vụ =

89,6%. Các vụ án hành chính phát sinh chủ yếu liên quan đến khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai: thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Toà án thành phố thụ lý 178 vụ, giải quyết 163 vụ = 91,57%, còn lại 15 vụ. Toà án cấp huyện thụ lý 390 vụ, giải quyết 346 vụ = 88,72%, còn lại 44 vụ.

Năm 2015 [46, tr.1-4]:

Toàn ngành TAND thành phố thụ lý 486 vụ, giảm 82 vụ = 14% so với cùng kỳ năm 2014; đã giải quyết 455 vụ = 93,6%.Về chất lượng xét xử, số vụ án bị huỷ do lỗi chủ quan là 04 vụ, số vụ án bị sửa do lỗi chủ quan là 05 vụ. Các vụ án hành chính phát sinh chủ yếu liên quan đến khiếu kiện quyết định hành chính,

56

hành vi hành chính về quản lý đất đai: thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tính chất ngày càng phức tạp gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, uy tín và hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước.

Tổng hợp các số liệu trên cho thấy:

Về số lượng thụ lý và giải quyết các vụ án hành chính tồn ngành TAND thành phố Hồ Hà Nội: năm 2011thụ lý 151 vụ, giải quyết 141 vụ; năm 2012 thụ

lý 466 vụ (tăng 315 vụ), giải quyết 185 vụ ; năm 2013 thụ lý 737 vụ (tăng 271

vụ), giải quyết 648 vụ; năm 2014 thụ lý 568 vụ (giảm 169 vụ), giải quyết 509 vụ; năm 2015 thụ lý 486 vụ (giảm 82 vụ), giải quyết 455 vụ. Như vậy, số lượng các

vụ án hành chính thụ lý tại TAND các cấp thành phố Hà Nội có sự tăng giảm

không đồng đều: năm 2012 tăng đột biến 315 vụ = 208,6% so với năm 2011, năm 2013 tăng 271 vụ = 58,1% so với năm 2012 nhưng đến 02 năm trở lại đây (2014, 2015) số lượng các vụ án hành chính thụ lý lại giảm dần: năm 2014 giảm 169 vụ = 23% so với năm 2013, năm 2015 giảm 82 vụ = 14% so với năm 2014.

Tỷ lệ giải quyết các vụ án hành chính trong 05 năm trung bình đạt 81,8%, trong

đó năm 2012 tỷ lệ giải quyết đạt thấp nhất (39,7%) và đến năm 2015 tỷ lệ giải quyết đạt cao nhất trong cả giai đoạn (93,6%).

Về chất lượng giải quyết các vụ án: số án hành chính bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán năm 2011 bị sửa 02/141 vụ = 1,41% tổng số vụ đã giải quyết, khơng có vụ nào bị hủy; đến năm 2015 số vụ bị sửa là 05/455 vụ = 1,09% tổng số vụ đã giải quyết (tăng 03 vụ so với năm 2011), bị hủy 04 vụ/455 tổng số vụ đã giải quyết vụ = 0,87% tổng số vụ đã giải quyết. Như vậy, nếu tính về số vụ

án hành chính bị sửa thì năm 2015 tăng 03 vụ so với cùng kỳ năm 2011 nhưng

tính tỷ lệ thì tổng số vụ đã giải quyết năm 2015 lại giảm so với năm 2011 = 0,32%. Năm 2011 khơng có vụ nào bị hủy nhưng đến năm 2011 có đến 04 vụ bị hủy. Bên cạnh đó, so sánh tỷ lệ các vụ án hành chính bị hủy, bị sửa do lỗi chủ

57

thành phố Hà Nội: tỷ lệ án hành chính bị hủy so với các loại án khác chiếm tỷ lệ khá cao = 0,87%, đứng thứ hai trong năm loại án nêu trong bảng dưới đây; tỷ lệ án hành chính bị sửa chiếm tỷ lệ cao nhất, vượt bậc so với các loại án khác = 1,09% trong khi tỷ lệ các loại án án khác rất thấp (trung bình = 0,21%). Tỷ lệ án hành chính bị sửa so với các loại án khác có sự chênh lệch rất lớn [46,tr.1]. Điều này cho thấy, năng lực của Thẩm phán xét xử các vụ án hành chính có hạn chế hơn so với các Thẩm phán xét xử các loại án khác.

Bảng 2.1: Bảng so sánh tỷ lệ án hành chính bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán so với các loại án khác của tồn ngành TAND thành phớ Hà Nội năm 2015

Loại án Tống số vụ giải quyết Số án bị hủy Số án bị sửa Số vụ Tỷ lệ (%) Số vụ Tỷ lệ (%) Hình sự 8.716 20 0,22 26 0,29 Dân sự 3.003 27 0,89 07 0,23 Kinh doanh, thương mại 1.727 14 0,81 06 0,34 Hành chính 455 04 0,87 05 1,09

Hơn nhân gia đình 11.876 05 0,04 01 0,01

Nguồn: TAND thành phố Hà Nội

2.3. Đánh giá chung về thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội hiện nay xét xử vụ án hành chính qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội hiện nay

Qua thực trạng pháp luật và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính - qua thực tiễn thành phố Hà Nộiđã phân tích ở phần trên, có thể nhận thấy năng lực của Thẩm phán ở Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển và đạt rất nhiều ưu điểm, thành tựu so với trước đây. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật và việc áp dụng các quy định pháp luật về Thẩm phán và

58

năng lực của Thẩm phán vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định làm ảnh

hưởng đến kết quả xét xử các vụ án hành chính. Cụ thể là:

2.3.1. Những ưu điểm:

Trong những năm gần đây đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật trong các cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Cho đến nay các Thẩm phán đều được bổ nhiệm và tái bổ nhiệm theo tiêu chuẩn và quy trình

được quy định tại Luật tổ chức TAND năm 2014 và các văn bản có liên quan,

trên cơ sở xem xét, đánh giá năng lực, chất lượng công việc được giao.

Dựa vào thực tiễn về kết quả và chất lượng xét xử các vụ án hành chính trung bình đều đạt 80% trở lên cho thấy:các quy định của pháp luật hiện hành cơ bản đã đảm bảo cho năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính nhanh chóng,cơng bằng, khách quan,đúng pháp luật...Hoạt động xét xử đảm bảo đúng thời hạn, việc ra các bản án thật sự căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh luận tại phiên tịa và có chất lượng tốt. Trách nhiệm của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa

và Hội đồng xét xử được nâng cao hơn trước. Số lượng bản án, quyết định bị

hủy, bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán chiếm tỷ lệ thấp.Việc xét xử của đội ngũ Thẩm phán TAND hai cấp thành phố Hà Nội đã bám sát tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 về Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.

Theo Báo cáo số 497/BC-VP ngày 31/03/2016về công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của TAND thành phố Hà Nội trình tại Kỳ họp thứ 16 - Kỳ họp tổng kết tổ chức và hoạt động của HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2011- 2016:Trong nhiệm kỳ 2011-2016, TAND hai cấp thành phố Hà Nội đã đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại án đồng thời đẩy

mạnh việc tranh tụng nên hầu hết các vụ án đề được giải quyết trong thời hạn

luật định, có căn cứ và đúng pháp luật. Cơng tác xét xử án hành chính tiếp tục

đảm bảo tiến độ và chất lượng giải quyết. Toà án tập trung làm tốt việc tổ chức các bên đương sự đối thoại; tích cực phân tích, giải thích pháp luật để các bên tự

59

thống nhất giải quyết vụ án, hạn chế người dân tập trung, kéo đến trụ sở của Trung ương, thành phố; khơng để các phần tử xấu lợi dụng, kích động, lơi kéo ảnh hưởng đến an ninh chính trị. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng luôn quan tâm, chú trọng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có

trình độ chun mơn cao, có năng lực, đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết về chính

trị, kinh tế, xã hội. Hàng năm, TAND thành phố Hà Nội tiếp tục cử cán bộ đi

nghiên cứu sinh Luật, Cao học Luật, đào tạo Cao cấp, Cử nhân lý luận chính trị; cử cán bộ đi tập huấn, bồi dưỡng theo chức danh, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh. TAND thành phố Hà Nội phối hợp với Học viện Toà án tổ chức, quản lý lớp đào tạo Thẩm phán khoá I và khoá II tại TAND thành phố Hà Nội.

Một lần nữa, có thể khẳng định, năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính hiện nay đã có nhiều thành tựu, ngày càng được nâng cao hơn so với giai đoạn trước, đáp ứng được cơ bản nhu cầu công việc.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, một số các quy định của pháp luật còn hạn chế và việc áp dụng các quy định của pháp luật trên thực tiễn cịn nhiều bất cấp. Có một số vấn đề còn chưa được pháp luật điều chỉnh về mặt xây dựng pháp luật, nhưng trên thực tế vẫn xảy ra, đòi hỏi phải nhanh chóng có văn bản pháp luật hướng dẫn, điều chỉnh.

2.3.2. Những bất cập, hạn chế và ngun nhân của nó

Theo như trình bày và phân tích ở phần trên, năng lực của Thẩm phán

trong xét xử vụ án hành chính đã được quy định khá đầy đủ trong các văn bản

pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các văn bản này vẫn gặp phải những bất cập hạn chế cần được nhìn nhận một cách khách quan, đúng đắn để có những phương hướng khắc phục kịp thời.

a. Những bất cập, hạn chế

Thứ nhất, về trình độ đào tạo, điều kiện về bằng cấp của Thẩm phán.Cho đến nay, đội ngũ Thẩm phán hai cấp TAND thành phố Hà Nội được đào tạomang tính tình thế, tỷ lệ Thẩm phán được đào tạo tại chức vẫn còn. Bằng cấp và trình

60

độ đào tạo của Thẩm phán ở các Tòa án khơng đồng đều, có sự chênh lệch giữa Thẩm phán tại Tòa án ở cấp thành phố với Thẩm phán Toà án cấp quận, huyện, Thẩm phán TAND nội thành với Thẩm phán Tòa án các huyện ngoại thành. Việc đào tạo pháp luật quốc tế, trình độ ngoại ngữ, tin học của Thẩm phán chưa theo kịp yêu cầu hội nhập theo tinh thần cải cách tư pháp.

Thứ hai, về trình độ chun mơn, nghiệp vụ của Thẩm phán:

Nhiều trường hợp Thẩm phán không nghiên cứu kỹ hồ sơ, nên khi ra phiên

tòa tiến hành xét hỏi còn vòng vo, nặng nề giải thích, đặt câu hỏi dài dịng, khó hiểu.

Kỹ năng bắt đầu phiên tòa của một số Thẩm phán vẫn cịn lúng túng, mất

bình tĩnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến các giai đoạn sau như xét hỏi, tranh tụng tại phiên tịa.

Khi giải thích quyền và nghĩa vụ tố tụng nhiều Thẩm phán không giải thích đúng các quy định của pháp luật, mà giải thích một cách tùy tiện.

Vẫn cịn có Thẩm phán thiếu kỹ năng điều khiển phiên tịa, thậm chí khơng biết tiến hành việc gì trước, việc gì sau nên kết quả đạt được không cao.

Giai đoạn xét hỏi tại phiên tịa, nhiều Thẩm phán khơng có sự chuẩn bị chu đáo từ trước hoặc do kỹ năng xét hỏi hạn chế nên vẫn mắc sai lầm.

Trong phần tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, ý kiến của Luật sư, ý kiến của

đương sự ít được chủ tọa phiên tòa lắng nghe. Điều này rơi vào các Thẩm phán

không chịu thay đổi tư duy. Việc này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xét xử cũng như tính khách quan, tồn diện của phiên tòa. Tranh luận tại phiên tòa chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện dẫn đến xác định sự thật của vụ án khơng chính xác.

Bên cạnh đó, vụ án hành chính liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực

của đời sống xã hội và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều loại văn bản luật khác nhau

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 62)