Những giải pháp chung

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 76 - 78)

Từ những hạn chế nêu trên và sự cần thiếtphải bảo đảm năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay cần có những giải pháp chung như sau :

Thứ nhất, thống nhất vai trò lãnh đạo của Đảng từ trung ương xuống địa phương một cách đồng bộ đối với hoạt động tư pháp. Đồng thời cũng cần thống

nhất về mặt nhận thức đối với quan điểm chỉ đạo về quyền tư pháp, tầm quan

trọng của liêm chính tư pháp ở Việt Nam hiện nay của các cán bộ, lãnh đạo trong

hệ thống chính trị và trong cả bộ máy nhà nước. Tuy nhiên cần có một giới hạn

nào đó trong sự can thiệp của Đảng vào hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử của Thẩm phán nói riêng để đảm bảo choThẩm phán không chịu sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong q trình cơng tác của mình. Đồng thời, Đảng cần nêu cao vai trị của mình trong cơng tác bồi dưỡng đào tạo Đảng viên khơng những có phẩm chất chính trị mà phải có phẩm chất đạo đức. Cán bộ tư pháp nói chung và Thẩm phán nói riêng đều xuất phát từ các Đảng viên ưu tú nên vai trò của Đảng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cần phải phát huy tối đa, đặc biệt nêu cao các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh [33, tr.83].

Thứ hai, hồn thiện pháp luật tố tụng hành chính nhằm nâng cao vai trò

của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính trước hết cần quán triệt các quan

điểm về cải cách tư pháp được đưa ra tại Nghị quyết số 49/NQ-TW như sau: - Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

68

- Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; gắn với đổi mới cơng tác lập pháp, cải cách hành chính.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình cải cách tư pháp. Các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân.

- Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với hoàn cảnh nước ta, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội tương lai.

- Cải cách tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc. Cải cách Tòa án theo tinh thần Nghị quyết số 49 là Tịa án khơng xét xử thẩm quyền theo lãnh thổ mà chuyển sang tiêu chí chức năng, nhiệm vụ. Tịa án sẽ có bốn cấp: Tòa sơ thẩm cấp khu vực (khơng cịn tịa án huyện); Tòa án phúc thẩm (khơng cịn tịa án tỉnh), có thể hai hoặc ba Tòa án khu vực sẽ có một tịa phúc thẩm; Tòa thượng thẩm: có chức

năng giám đốc thẩm, tái thẩm. Tịa Thượng thẩm có thể được thành lập ở ba

miền: Bắc, Trung, Nam; Tịa án tối cao có chức năng giám đốc thẩm, tài thẩm và ban hành án lệ.

Thứ ba, có sự phân quyền rõ ràng giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp và giữa các cấp tòa án ở Trung ương và địa phương. Nguyên tắc tập quyền trong tổ

chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã không thể là cơ sở cho sự độc lập

của tòa án hay Thẩm phán bởi quyết định của Thẩm phán vẫn phụ thuộc vào sự chỉ dẫn của các cơ quan nhà nước. Ở nước ta Quốc hội là cơ quan có quyền lực tối cao, thành lập và kiểm soát hoạt động của cơ quan tư pháp; Tòa án còn phụ thuộc vào hành pháp về quản lý hành chính nhà nước; giữa các cấp tịa khơng được độc lập với nhau về quan hệ tố tụng mà bị chi phối bởi chức năng quản lý

69

hành chính. Vấn đề phân quyền rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay, là cơ sở để đưa các điều kiện đảm bảo cho sự độc lập của thẩm phán thực thi trên thực tế mà không chỉ dừng lại ở những lời tuyên bố.

Thứ tư, tăng cường cơng khai, minh bạch quy trình và các tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm thẩm phán để thu hút ngày càng nhiều người có

năng lực thực sự trong lĩnh vực pháp luật ứng tuyển vào vị trí Thẩm phán. Bên

cạnh đó cụ thể hóa các tiêu chuẩn của Thẩm phán quy định tại Luật Tổ chức TAND năm 2014. Hiện nay, thi tuyển vào chức danh Thẩm phán là một phương cách dường như hiệu quả đối với Việt Nam bởi có quá nhiều hiện tượng nhận hối

lộ và tham nhũng để được bổ nhiệm, được tái bổ nhiệm trong hệ thống tư pháp

nói riêng và hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung [33, tr.85].

Thứ năm, xây dựng một cơ chế giám sát hoạt động tư pháp một cách công khai và hiệu quả. Không chủ thể nào thực hiện hoạt động giám sát đối với thẩm phán hay cơ quan tư pháp có hiệu quả hơn là nhân dân, bởi nếu để các cơ quan Nhà nước khác giám sát trở lại một nhánh cũng mang quyền lực nhà nước thì nó giống như một vịng trịn khép kín. Bởi cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền giám sát là Quốc hội, Hội đồng nhân dân; đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp - đại diện cho nhân dân thực hiện quyền giám sát. Chính vì

vậy cần tạo ra một hệ thống phản hồi của nhân dân để đảm bảo rằng những

người cảm thấy một Thẩm phán trong ứng xử của mình đã khơng tuân thủ với

các yêu cầu có thể dễ dàng gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo những người khiếu nại được thông báo về kết quả cuối cùng đơn khiếu nại của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 76 - 78)