Đánh giá chung về thực trạngnăng lựccủa Thẩm phán trong xét

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 66)

Qua thực trạng pháp luật và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính - qua thực tiễn thành phố Hà Nộiđã phân tích ở phần trên, có thể nhận thấy năng lực của Thẩm phán ở Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển và đạt rất nhiều ưu điểm, thành tựu so với trước đây. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật và việc áp dụng các quy định pháp luật về Thẩm phán và

58

năng lực của Thẩm phán vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định làm ảnh

hưởng đến kết quả xét xử các vụ án hành chính. Cụ thể là:

2.3.1. Những ưu điểm:

Trong những năm gần đây đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật trong các cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Cho đến nay các Thẩm phán đều được bổ nhiệm và tái bổ nhiệm theo tiêu chuẩn và quy trình

được quy định tại Luật tổ chức TAND năm 2014 và các văn bản có liên quan,

trên cơ sở xem xét, đánh giá năng lực, chất lượng công việc được giao.

Dựa vào thực tiễn về kết quả và chất lượng xét xử các vụ án hành chính trung bình đều đạt 80% trở lên cho thấy:các quy định của pháp luật hiện hành cơ bản đã đảm bảo cho năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính nhanh chóng,cơng bằng, khách quan,đúng pháp luật...Hoạt động xét xử đảm bảo đúng thời hạn, việc ra các bản án thật sự căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh luận tại phiên tịa và có chất lượng tốt. Trách nhiệm của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa

và Hội đồng xét xử được nâng cao hơn trước. Số lượng bản án, quyết định bị

hủy, bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán chiếm tỷ lệ thấp.Việc xét xử của đội ngũ Thẩm phán TAND hai cấp thành phố Hà Nội đã bám sát tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 về Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.

Theo Báo cáo số 497/BC-VP ngày 31/03/2016về công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của TAND thành phố Hà Nội trình tại Kỳ họp thứ 16 - Kỳ họp tổng kết tổ chức và hoạt động của HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2011- 2016:Trong nhiệm kỳ 2011-2016, TAND hai cấp thành phố Hà Nội đã đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại án đồng thời đẩy

mạnh việc tranh tụng nên hầu hết các vụ án đề được giải quyết trong thời hạn

luật định, có căn cứ và đúng pháp luật. Cơng tác xét xử án hành chính tiếp tục

đảm bảo tiến độ và chất lượng giải quyết. Toà án tập trung làm tốt việc tổ chức các bên đương sự đối thoại; tích cực phân tích, giải thích pháp luật để các bên tự

59

thống nhất giải quyết vụ án, hạn chế người dân tập trung, kéo đến trụ sở của Trung ương, thành phố; không để các phần tử xấu lợi dụng, kích động, lơi kéo ảnh hưởng đến an ninh chính trị. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng luôn quan tâm, chú trọng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có

trình độ chun mơn cao, có năng lực, đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết về chính

trị, kinh tế, xã hội. Hàng năm, TAND thành phố Hà Nội tiếp tục cử cán bộ đi

nghiên cứu sinh Luật, Cao học Luật, đào tạo Cao cấp, Cử nhân lý luận chính trị; cử cán bộ đi tập huấn, bồi dưỡng theo chức danh, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh. TAND thành phố Hà Nội phối hợp với Học viện Toà án tổ chức, quản lý lớp đào tạo Thẩm phán khoá I và khoá II tại TAND thành phố Hà Nội.

Một lần nữa, có thể khẳng định, năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính hiện nay đã có nhiều thành tựu, ngày càng được nâng cao hơn so với giai đoạn trước, đáp ứng được cơ bản nhu cầu công việc.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, một số các quy định của pháp luật còn hạn chế và việc áp dụng các quy định của pháp luật trên thực tiễn còn nhiều bất cấp. Có một số vấn đề còn chưa được pháp luật điều chỉnh về mặt xây dựng pháp luật, nhưng trên thực tế vẫn xảy ra, đòi hỏi phải nhanh chóng có văn bản pháp luật hướng dẫn, điều chỉnh.

2.3.2. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của nó

Theo như trình bày và phân tích ở phần trên, năng lực của Thẩm phán

trong xét xử vụ án hành chính đã được quy định khá đầy đủ trong các văn bản

pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các văn bản này vẫn gặp phải những bất cập hạn chế cần được nhìn nhận một cách khách quan, đúng đắn để có những phương hướng khắc phục kịp thời.

a. Những bất cập, hạn chế

Thứ nhất, về trình độ đào tạo, điều kiện về bằng cấp của Thẩm phán.Cho đến nay, đội ngũ Thẩm phán hai cấp TAND thành phố Hà Nội được đào tạomang tính tình thế, tỷ lệ Thẩm phán được đào tạo tại chức vẫn còn. Bằng cấp và trình

60

độ đào tạo của Thẩm phán ở các Tòa án khơng đồng đều, có sự chênh lệch giữa Thẩm phán tại Tòa án ở cấp thành phố với Thẩm phán Toà án cấp quận, huyện, Thẩm phán TAND nội thành với Thẩm phán Tòa án các huyện ngoại thành. Việc đào tạo pháp luật quốc tế, trình độ ngoại ngữ, tin học của Thẩm phán chưa theo kịp yêu cầu hội nhập theo tinh thần cải cách tư pháp.

Thứ hai, về trình độ chun mơn, nghiệp vụ của Thẩm phán:

Nhiều trường hợp Thẩm phán không nghiên cứu kỹ hồ sơ, nên khi ra phiên

tòa tiến hành xét hỏi cịn vịng vo, nặng nề giải thích, đặt câu hỏi dài dịng, khó hiểu.

Kỹ năng bắt đầu phiên tòa của một số Thẩm phán vẫn còn lúng túng, mất

bình tĩnh làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến các giai đoạn sau như xét hỏi, tranh tụng tại phiên tịa.

Khi giải thích quyền và nghĩa vụ tố tụng nhiều Thẩm phán khơng giải thích đúng các quy định của pháp luật, mà giải thích một cách tùy tiện.

Vẫn cịn có Thẩm phán thiếu kỹ năng điều khiển phiên tịa, thậm chí khơng biết tiến hành việc gì trước, việc gì sau nên kết quả đạt được không cao.

Giai đoạn xét hỏi tại phiên tịa, nhiều Thẩm phán khơng có sự chuẩn bị chu đáo từ trước hoặc do kỹ năng xét hỏi hạn chế nên vẫn mắc sai lầm.

Trong phần tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, ý kiến của Luật sư, ý kiến của

đương sự ít được chủ tọa phiên tòa lắng nghe. Điều này rơi vào các Thẩm phán

không chịu thay đổi tư duy. Việc này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xét xử cũng như tính khách quan, tồn diện của phiên tịa. Tranh luận tại phiên tòa chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện dẫn đến xác định sự thật của vụ án khơng chính xác.

Bên cạnh đó, vụ án hành chính liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực

của đời sống xã hội và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều loại văn bản luật khác nhau

61

ở tất các các mặt (đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng, ngân sách, quy hoạch đơ thị...)

Thứ ba, về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ Thẩm phán nước ta cịn hạn chế, cịn có Thẩm phán chưa vững vàng về bản lĩnh chính trị, dẫn đến thiếu kiên quyết trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, chưa thực hiện nghiêm túc nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử nên dẫn đến việc giải quyết vụ án hình sự khơng đúng pháp luật.Theo thực trạng về trình độ lý luận chính, hiện nay Thẩm phán TAND cấp huyện có trình độ chính trị thấp nhất,chỉ đạt20%có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị. Điều này là một

hạn chế năng lực xét xử vụ án hành chính theo đường lối chính sách của Đảng và

Nhà nước.

Thứ tư, về phẩm chất đạo đức, Thẩm phán là những người nhân danh nhà nước thực hiện quyền năng xét xử, đưa ra phán quyết về những hành vi vi phạm

pháp luật và đạo đức xã hội, từ đó hướng người dân thực hiện theo chuẩn

mực của quy định pháp luật.Vì vậy, dư luận ln đòi hỏi thái độ, lời nói, cách

hành xử của người Thẩm phán chốn pháp đình cũng như trong cuộc sống phải thực sự chuẩn mực để làm gương cho mọi người.Những người làm chủ phiên tịa hầu hết là những người có cái tâm sáng, tấm lòng ngay, bởi một trong những

điều kiện quan trọng để được bổ nhiệm Thẩm phán là phải có đạo đức trong

sạch. Điểm hạn chế trong đạo đức của Thẩm phán đó là đạo đức của người Thẩm phán không phải là một giá trị vĩnh hằng, bất biến, mà ngược lại, nó rất dễ bị chi phối bởi những yếu tố ngoại cảnh, nhất là dưới tác động của mặt trái của cơ chế thị trường.

Thứ năm, vềvăn hóa ứng xử của Thẩm phán được coi là những kỹ năng

mềm, là sự khéo léo thể hiện sự thông minh của người trọng tài nơi pháp đình. Thực trạng ở một số phiên tịa hiện tượng qt tháo, đơi co gây náo loạn.Vì vậy, vai trò điều tiết mối quan hệ của Thẩm phán đối với những người tham gia phiên tịa và của chính Thẩm phán là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản quy

62

định cụ thể văn hóa pháp đình và văn hóa ứng xử đối với những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa khác. Đây là điểm hạn chế, bất cập chưa được pháp luật nước ta xây dựng và điều chỉnh.

Theo Báo cáo số 497/BC-VP ngày 31/03/2016 về công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của TAND thành phố Hà Nội nêu một số khuyết điểm tồn tại như sau: Một số đơn vị còn chưa khắc phục triệt để việc để các vụ án quá thời hạn xét xử do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Vẫn cịn tình trạng chậm gửi bản án, quyết định cho Viện Kiểm sát và các cơ quan có liên quan. Một số bản án, quyết định có sai xót phải giải thích, đính chính. Có trường hợp tạm đình chỉ cịn thiếu căn

cứ hoặc lý do tạm đình chỉ khơng còn nhưng Thẩm phán không theo dõi, đôn

đốc để đưa vụ án ra xét xử làm cho thời gian giải quyết vụ án kéo dài. Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, công chức ở một số đơn vị còn chưa chặt

chẽ, sát sao; kỷ cương, kỷ luật cơng vụ chưa nghiêm; vẫn cịn cán bộ vi phạm

đạo đức, thạm chí vi phạm pháp luật [47, tr.11].

Trên đây là những mặt hạn chế cơ bản, nổi bật đối với năng lực của Thẩm

phán trong xét xử vụ án hành chính.

b. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân chủ quan của những bất cập, hạn chế trên là do một số cán bộ Thẩm phán đương nhiệm chưa có tinh thần học tập cao, nhất là đối với các Thẩm phán ở các huyện. Trình độ nhận thức về pháp luật của một bộ phận cán bộ xét xử cịn có những hạn chế nhất định,nên khi giải quyết một số vụ án hành

chính cụ thể tỏ ra còn lúng túng, đánh giá các tình tiết của vụ án nhiều trường

hợp còn chưa đúng; còn nhầm lẫn.Hiện tượng ra những bản án, quyết định sai bị huỷ, bị sửa do lỗi chủ quan khơng chỉ do năng lực và trình độ của người áp dụng pháp luật mà cịn do có một số ít Thẩm phán cịn thiếu tinh thần trách nhiệm,

bàng quan, tắc trách trong xét xử, sa sút về phẩm chất đạo đức, thiếu ý thức rèn

63

Bản thân Thẩm phán đương nhiệm chưa có tinh thần học tập, rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức, phẩm chất chính trị. Thẩm phán thiếu ý thức rèn luyện tư cách, phẩm chất, đạo đức của người cán bộ Tòa án dẫn đến vi phạm đạo đức, lối sống, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự. Bên cạnh đó, còn do Thẩm phán khơng có lập trường kiên định, vững vàng để đẩy lùi những cám dỗ vật chất.

Nguyên nhân khách quan:

Trách nhiệm của Thẩm phán quá nặng nề, trong khi đó còn có sự chồng chéo về thẩm quyền theo Luật Tố tụng hành chính năm 2010 hiện hành nên có sự hạn chế năng lực của Thẩm phán là không tránh khỏi. Hiện nay, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016 phần nào đã khắc phục được tình trạng chồng chéo này.

Đối với việc chênh lệch bằng cấp, trình độ đào tạo của Thẩm phán Tồ án thành phố với Thẩm phán Toà án cấp quận, huyện; Thẩm phán Toà án các quận nội thành với Thẩm phán Toà án các huyện ngoại thành là do điều kiện cơ sở, vật chất của địa phương.

Pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn về trình độ lý luận

chính trị đối với Thẩm phán TAND các cấp và chưa có pháp luật điều chỉnh văn

hóa pháp đình, trong đó có văn hóa ứng xử của Thẩm phán.

Q trình đào tạo bậc đại học, sau đó là đào tạo nghiệp vụ xét xử chưa thật sự chất lượng. Hầu hết cử nhân luật mới ra trường đều mơ hồ về kiến thức pháp luật nên khi ra trường mới bắt đầu được đào tạo lại qua quá trình làm việc thực tế. Hiện nay, số lượng kiến thức bắt buộc đối với sinh viên quá lớn nên việc học ở trường đại học chỉ mang tính tình thế, học để trả thi.

Số lượng các vụ án ngày càng tăng, tính chất các loại vụ án phức tạp và có nhiều biến động. Trong khi đó, điều kiện cơ sở vật chất làm việc còn thiếu cũng

đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý làm việc, cũng như chất lượng giải quyết

cơng việc. Bên cạnh đó, lương của Thẩm phán hiện nay quá thấp so với nhu cầu

64

nhìn chung cịn rất hạn hẹp, chưa thực sự tương xứng với tính chất đặc thù của

hoạt động xét xử của Tịa án, nhất là trong tình hình lạm phát, khó khăn về kinh tế như hiện nay đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp về trình độ và ý thức pháp luật của Thẩm phán. Mặt khác, sự khó khăn về kinh tế cũng là cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong nghề nghiệp. Đây là những nguyên nhân chủ

yếu dẫn đến những bất cập, hạn chế năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án

hành chính.

Kết luận chƣơng 2

Thực trạng các quy định và việc áp dụng các quy định của pháp luật về năng lực của Thẩm phán đã tương đối chặt chẽ, thống nhất. Các quy định đó về cơ bản là đảm bảo năng lực xét xử các vụ án hành chính của Thẩm phán, đáp ứng hầu hết yêu cầu công việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Số lượng các vụ án đã giải quyết và chất lượng xét xử các vụ án đạt mức tương đối so với tiêu chuẩn đặt ra. Từ đó cho thấy, năng lực của Thẩm phán đang ngày được nâng cao và phát triển. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định của pháp luật vẫn còn một số bất cập, hạn chế. Một số quy định chưa cụ thể, rõ ràng như quy định về trình độ lý luận chính trị của Thẩm phán. Bên cạnh đó, về văn hóa ứng xử của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hành chính nói riêng, xét xử nói chung chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn, điều chỉnh. Một điểm bất cập nữa là về thực trạng kết quả xét xử và chất lượng xét xử: vẫn còn khá nhiều án tồn đọng, án quá thời hạn luật định, hiện tượng các bản

bị huỷ, bị sửa vẫn còn… Nguyên nhân của vấn đề này là do trình độ chun mơn,

nghiệp vụ của Thẩm phán còn yếu kém, đạo đức thẩm phán sa sút, lập trường chính trị chưa vững vàng.

Trước tình hình đó cần có những giải pháp nâng cao năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính. Điều này nhằm đáp ứng được nhiệm vụ giải quyết các vụ án hành chính ở nước ta trong tình trạng tăng về số lượng, phức tạp về tình tiết và đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu của xu thế mở cửa, hội nhập kinh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính Qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 66)