Đơn vị: %
Tiểu học THCS THPT
Thành thị
2006 101,2 96,7 85,7
2010 100,0 96,4 84,4 2012 101,3 95,2 83,6 2014 100,4 98,1 86,5 2016 100,0 95,9 87,1 Nông thôn 2006 106,0 95,8 70,1 2008 105,1 95,6 70,0 2010 101,6 93,3 67,6 2012 104,0 90,9 67,7 2014 102,1 93,0 71,7 2016 101,3 95,7 70,1
Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2016 [69] -Tỷ lệ đi học đúng tuổi: là tỷ lệ % giữa số người trong độ tuổi của một cấp học xác định
đang học cấp học đó so với dân số trong độ tuổi của cấp học.
Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học là số phần trăm số học sinh tuổi từ 6-10 tuổi đang học cấp tiểu học so với tổng dân số trong độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi.
Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp THCS là số phần trăm số học sinh tuổi từ 11-14 tuổi đang học cấp THCS so với tổng dân số trong độ tuổi cấp THCS từ 11-14 tuổi.
Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp THPT là số phần trăm số học sinh tuổi từ 15-17 tuổi đang học cấp THPT so với tổng dân số trong độ tuổi cấp THPT từ 15-17 tuổi.
Các tỷ lệ này cho phép đánh giá tỷ lệ huy động HS đi học đúng tuổi. Trong các cuộc Khảo sát mức sống dân cư (2 năm một lần), cả hai chỉ tiêu này đều được công bố. Tỷ lệ đi học đúng tuổi đều dưới 100% và giảm dần từ tiểu học đến THPT.
Các chỉ tiêu về tỷ lệ đi học nêu trên có thể tính riêng cho thành thị, nông thôn, cho các biến phân tổ khác như thành phần dân tộc của chủ hộ,… [69].
Hiệu số giữa tỷ lệ đi học chung và tỷ lệ đi học đúng tuổi cho biết tỷ lệ đi học sớm tuổi và đi học muộn tuổi.
Ngoài ra, trong các báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc cịn có chỉ tiêu tỉ lệ đi học chung bậc đại học tính bằng phần trăm số người đang học đại học/cao đẳng so với dân số trong độ tuổi quy định đang học đại học (18-22 tuổi).