Đơn vị: % Tiểu học THCS THPT Thành thị 2006 89,7 82,8 66,3 2008 89,2 82,6 66,4 2010 92,8 86,0 69,6
2012 92,6 85,0 70,2 2014 93,6 88,9 73,2 2016 97,6 93,9 79,6 Nông thôn 2006 89,1 77,7 50,3 2008 88,1 77,1 50,6 2010 91,6 79,7 54,4 2012 92,4 80,1 55,6 2014 92,8 82,7 59,3 2016 96,8 89,0 64,5
Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2016 [69] - Tỷ lệ đi học gộp các cấp: Trong Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc (2007-
2008) có đưa ra chỉ tiêu này. Tỷ lệ đi học gộp các cấp được tính bằng tổng số người đang đi học ở tất cả các bậc học tiểu học, trung học và đại học không kể tuổi chia cho số người ở độ tuổi đi học về mặt lý thuyết cho cả ba bậc học này (%) (dân số tuổi 6-22). Đó là vì tuổi lý thuyết: học phổ thơng: (trịn) 6 – 17, tính cộng thêm 5 năm sau độ tuổi phổ thông để học xong đại học, tức là 22 tuổi tròn.
- Tỷ lệ học sinh bỏ học bậc tiểu học: Đó là tỉ lệ phần trăm số học sinh thuộc một đoàn hệ
nhất định (một “lứa”) đã nhập học trường tiểu học, nhưng đã bỏ lớp trước khi học lớp cuối cấp. Chỉ tiêu này được tính bằng 100 trừ đi tỷ lệ HS cịn học đến lớp cuối cấp và giả định rằng tỷ suất bỏ học quan sát được khơng thay đổi trong suốt cuộc đời của đồn hệ và rằng những người đã bỏ học khơng tái nhập học. Chỉ tiêu này có trong các báo cáo phát triển con người từ phiên bản 2010 trở lại đây. Ví dụ, trong Báo cáo phát triển con người 2018, chỉ tiêu này tính trung bình giai đoạn 2007-2016 [130].
1.3.2. Một số chỉ tiêu chính phản ánh kết quả giáo dục
- Tỷ lệ người lớn biết chữ (biết đọc biết viết): Trong Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc, tỷ lệ người lớn biết chữ là tỷ lệ phần trăm dân số tuổi từ 15 trở lên có thể hiểu, đọc và viết một câu ngắn trong đời sống thường nhật của họ. Trong Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam (2009), một người được coi là biết đọc và biết viết nếu người đó có khả năng đọc, viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngồi.
Tùy theo các mục đích phân tích sâu về thành tựu giáo dục, người ta cịn tính tỷ lệ thanh thiếu niên 15-24 tuổi biết chữ (UNDP - Báo cáo phát triển con người) hay tỷ lệ dân số nam hay dân số nữ tuổi 25-64 biết chữ (WB - Các chỉ tiêu phát triển thế giới).
- Số năm đi học trung bình: Trong Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc có định
mình, dựa trên trình độ học vấn cao nhất đạt được của dân cư, được chuyển đổi thành số năm đi học dựa trên thời gian lý thuyết để đạt được trình độ học vấn ở từng bậc học. Ví dụ, nếu tốt nghiệp đại học, thì về mặt lý thuyết, thời gian đi học là 12 + 5 = 17 năm. Trong báo cáo phát triển con người do Liên Hợp Quốc công bố từ phiên bản năm 2010 trở lại đây, chỉ tiêu này được dùng thay cho chỉ tiêu tỷ lệ người lớn biết chữ khi tính tốn chỉ số phát triển con người (HDI).
- Số năm đi học kỳ vọng: là số năm đi học mà một đứa trẻ bước vào tuổi đến trường có thể
kỳ vọng nhận được nếu như hình mẫu chủ đạo của tỷ suất nhập học đặc trưng theo tuổi không thay đổi trong suốt cuộc đời của đứa trẻ [130]. Trong báo cáo phát triển con người do Liên Hợp Quốc công bố từ phiên bản năm 2010 trở lại đây, chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu về số năm đi học trung bình được dùng để tính ra chỉ số giáo dục, một thành phần của chỉ số phát triển con người (HDI).
- Trình độ học vấn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng dân số.
Trong các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở của nước ta, trình độ học vấn được chia thành: (1) chưa học xong tiểu học, (2) tốt nghiệp tiểu học, (3) tốt nghiệp THCS, (4) tốt nghiệp THPT trở lên. Theo phần giải thích khái niệm, thuật ngữ được sử dụng trong Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 [1], thì:
Một người được coi là Chưa học xong tiểu học, nếu người đó đã từng đi học nhưng chưa tốt nghiệp tiểu học, kể cả người học lớp cuối cùng của bậc tiểu học nhưng chưa đỗ tốt nghiệp.
Một người được coi là Tốt nghiệp tiểu học, nếu người đó đã từng đi học và tốt nghiệp tiểu học, kể cả người đã từng học THCS nhưng chưa đỗ tốt nghiệp bậc học này.
Một người được coi là Tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu người đó đã từng đi học và tốt nghiệp THCS, kể cả người đã từng học THPT nhưng chưa đỗ tốt nghiệp bậc học này.
Một người được coi là Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên là người đã từng đi học và tốt nghiệp THPT, hoặc đã hay chưa tốt nghiệp các bậc học cao hơn THPT như cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ.
Những người tốt nghiệp sơ cấp nghề được tính là tốt nghiệp THCS. Những người tốt nghiệp trung cấp nghề được tính là tốt nghiệp THPT.
Trong Báo cáo phát triển con người những năm gần đây cịn có chỉ tiêu: Tỉ lệ dân số 25 tuổi
trở lên có tốt nghiệp trung học phổ thơng trở lên. Theo Báo cáo phát triển con người 2018, tỷ lệ
này của Việt Nam là 69,4%, cao hơn Thái Lan (44,8%), Inđônêxia (48,8%) nhưng thấp hơn Philippin (73,2%), Malaysia (80,0%) và Trung Quốc (77,4%) [130].
-Trình độ chun mơn kỹ thuật: được phân thành 5 nhóm gồm: khơng có trình độ chun
mơn kỹ thuật, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên. Trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 [1], các khái niệm này được định nghĩa như sau:
Một người được coi là người có trình độ “Sơ cấp”, nếu trình độ chun mơn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo và được cấp chứng chỉ là sơ cấp hoặc dạy nghề dưới 3 tháng.
Một người được coi là người có trình độ “Trung cấp”, nếu trình độ chun mơn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo và được cấp bằng là trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề.
Một người được coi là người có trình độ “Cao đẳng”, nếu trình độ chun mơn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo và được cấp bằng là cao đẳng hoặc cao đẳng nghề.
Một người được coi là người có trình độ “Đại học trở lên”, nếu người đó đã được đào tạo và được cấp bằng đại học, thạc sỹ hoặc tiến sỹ.
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá quy mô và chất lượng dịch vụ giáo dục
Để đánh giá quy mô dịch vụ giáo dục của quốc gia và ở cấp độ địa phương, có nhiều chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu sau:
- Tổng số học sinh đi học, chia ra theo cấp, lớp đối với học sinh phổ thông, bậc đào tạo đại học và giáo dục chuyên nghiệp
- Số học sinh, sinh viên tính trên một vạn dân Để đánh giá chất lượng giáo dục, có các chỉ tiêu: - Số học sinh bình quân một lớp học ở từng cấp học
- Bình quân số giáo viên cho một lớp (giáo dục phổ thơng) - Số học sinh phổ thơng bình qn một giáo viên
- Trình độ của giáo viên - Trang thiết bị trường học
- Tỉ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia (đây là một chỉ tiêu tổng hợp) - Chi phí đào tạo bình quân một học sinh, sinh viên
1.4. Các vấn đề liên quan đến mạng lưới trường học phổ thông
1.4.1. Quy hoạch mạng lưới trường học phổ thông
1.4.1.1. Khái niệm về quy hoạch
Trong Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua năm 2017 [55], “Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu
quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định” (Điều 3). Luật Quy hoạch cũng xác định nhiều loại quy hoạch khác nhau:
- Quy hoạch tổng thể quốc gia
- Quy hoạch không gian biển quốc gia - Quy hoạch sử dụng đất quốc gia - Quy hoạch vùng
- Quy hoạch tỉnh
- Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chun ngành
Trong Luật Quy hoạch, Điều 5 xác định hệ thống quy hoạch quốc gia và Điều 6 xác định mối quan hệ giữa các loại quy hoạch.
1.4.1.2. Quy hoạch phát triển giáo dục
Trong quan hệ với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển GD&ĐT thuộc quy hoạch phát triển các ngành và là một bộ phận của quy hoạch phát triển KT-XH nói chung. Quy hoạch phát triển ngành GD&ĐT là bản luận chứng khoa học về quá trình phát triển của hệ thống GD&ĐT trong thời kỳ quy hoạch. Trên cơ sở đánh giá những thực trạng GD, phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và những nguy cơ, những thách thức. Quy hoạch phát triển GD&ĐT phải xác định được nguồn lực. Từ đó đưa ra các quan điểm, mục tiêu phương hướng, những giải pháp phát triển và phân bố toàn bộ hệ thống GD&ĐT, trong đó đặc biệt chỉ rõ yêu cầu nâng cao chất lượng GD&ĐT, phát triển lực lượng giáo viên, phân bố theo các bước đi và không gian đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện con người và phù hợp với khả năng, điều kiện cụ thể để phát triển KT-XH của địa phương, của cả nước.
a) Mục đích của quy hoạch phát triển GD&ĐT
- Quy hoạch phát triển GD&ĐT nhằm tạo cơ sở khoa học, giúp các nhà quản lý GD hoạch định chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển GD cho từng giai đoạn, từng khâu, từng bước tạo thế chủ động trong điều hành hệ thống GD để GD thực hiện đi trước, đón đầu trong sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương, đất nước.
- Gắn quy hoạch GD&ĐT vào quy hoạch tổng thể KT-XH nhằm làm cho GD phát triển cân đối, phù hợp với phát triển KT-XH.
b) Yêu cầu của quy hoạch phát triển GD&ĐT:
- Quy hoạch phát triển GD&ĐT phải được xây dựng trên cơ sở đường lối chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia và đường lối, chiến lược, định hướng phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nước.
- Quy hoạch GD là bộ phận không thể thiếu của quy hoạch KT-XH. Chính vì vậy, một mặt nó phải tn theo các nguyên tắc cơ bản của khoa học quy hoạch, mặt khác nó phải gắn với quy hoạch dân cư, quy hoạch lao động, quy hoạch vùng kinh tế. Quy hoạch GD kết hợp hài hòa với quy hoạch các ngành và lãnh thổ. Nó đảm bảo sự tương thích giữa quy hoạch với các ngành khác, lấy quy hoạch các ngành khác làm cơ sở, đồng thời là cơ sở để quy hoạch các ngành khác.
- Quy hoạch phát triển GD&ĐT phải được xây dựng sao cho các hệ thống con của hệ thống GD được phát triển cân đối đồng bộ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Tạo cho hệ thống GD phát triển bền vững.
- Quy hoạch phát triển GD phải phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu của quy hoạch phát triển KT-XH nói chung.
c) Nội dung quy hoạch phát triển GD&ĐT
Xét một cách tổng quát, nội dung của quy hoạch GD&ĐT bao gồm một số lĩnh vực chủ yếu sau:
- Xác định quy mô học sinh cho từng thời kỳ kế hoạch. - Quy hoạch về mạng lưới trường lớp.
- Quy hoạch về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. - Quy hoạch về cơ sở vật chất cho sự phát triển GD&ĐT. Vì thế, trong bản Quy hoạch đều có các phân tích về:
- Đặc điểm KT-XH tác động đến sự phát triển hệ thống GD&ĐT.
- Thực trạng phát triển của hệ thống GD&ĐT (về các khía cạnh: quy mơ học sinh và xu hướng biến động theo từng cấp học, hình thức học; chất lượng đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất của hệ thống GD&ĐT; tài chính cho GD&ĐT; hiệu quả của GD&ĐT).
- Phương hướng phát triển và phân bố hệ thống GD&ĐT trong thời kỳ quy hoạch. - Kiến nghị hệ thống chính sách và biện pháp phát triển hệ thống GD&ĐT.
1.4.1.3. Quy hoạch mạng lưới trường học phổ thông
Quy hoạch mạng lưới trường học phổ thông là bản luận chứng khoa học về dự báo phát triển và sắp xếp, bố trí hợp lý theo khơng gian và thời gian hệ thống này của địa phương. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và những nguy cơ, cùng với việc đánh giá xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống trường lớp phổ thơng. Từ đó đưa ra những quan điểm, mục tiêu, phương hướng quy hoạch và những giải pháp thực hiện quy hoạch. Quy hoạch mạng lưới trường học phổ thông là bộ phận của quy hoạch phát triển GD&ĐT. Nó phải đáp ứng tồn bộ mục đích, u cầu, nguyên tắc của quy hoạch phát triển GD, đồng thời
phải đáp ứng quy định của Điều lệ trường học, tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia của các cấp học do Bộ GD&ĐT ban hành.
1.4.1.4. Các tiêu chuẩn trong quy hoạch và xây dựng
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng [11], các cơng trình dịch vụ đơ thị phục vụ trong đơn vị ở (trường học, chợ…) cần đảm bảo bán kính phục vụ khơng quá 500m. Riêng đối với khu vực có địa hình phức tạp, bán kính phục vụ của các loại cơng trình này khơng q 1,0km. Các cơng trình dịch vụ khác trong đơ thị phải phù hợp với cấu trúc đơ thị và có mối liên kết với các khu chức năng khác trong đô thị. Chiều cao cơng trình phải tn thủ quy chuẩn QCVN 06:2010/BXD.
Đối với khu vực có quy mơ dân số từ 20.000 người trở lên, cần bố trí ít nhất 01 trường trung học phổ thông.
Bảng 1.4. Quy định về quy mô tối thiểu của các cơng trình dịch vụ đơ thị cơ bản
Trường Cấp quản lý
Chỉ tiêu sử dụng cơng trình tối thiểu
Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu
Đơn vị tính Chỉ tiêu Đơn vị tính Chỉ tiêu
Tiểu học Đơn vị ở chỗ/1.000 người 65 m2/1 chỗ 15
THCS Đơn vị ở chỗ/1.000 người 55 m2/1 chỗ 15
THPT Đô thị chỗ/1.000 người 40 m2/1 chỗ 15
Bảng 1.5. Các chỉ tiêu cơng trình cơng cộng, dịch vụ trong trường học phổ thơng
Tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh
Chỉ tiêu cấp điện
Bán kính phục vụ tối đa
Khơng có điều hịa nhiệt độ
Có điều hịa nhiệt độ
30% 0,1kW/HS 0,15kW/HS 1 km
Nguồn: [11]
1.4.2. Vấn đề phát triển mạng lưới trường học phổ thông
Mạng lưới các trường học phổ thông được tổ chức trên cơ sở quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của một địa phương, do vậy, vấn đề đầu tiên là phân tích sự phù hợp của mạng lưới trường phổ thơng với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (được phê duyệt hay được điều chỉnh). Đồng thời, đánh giá tác động của mạng lưới trường hiện có đến chất lượng phục vụ nhu cầu tiếp cận giáo dục của trẻ em ở địa phương (và có thể của địa phương lân cận). Trên cơ sở đó, có thể phát triển mạng lưới trường phổ thông “theo chiều rộng” mà đặc điểm chủ yếu là mở rộng quy mô chung của mạng lưới cũng như của từng cơ sở giáo dục, tăng số lượng cơ sở trường lớp, đa dạng hóa loại hình dịch vụ giáo dục phổ thơng.
Việc đa dạng hóa các loại hình trường theo Luật Giáo dục có thể thuận lợi hơn trong thời gian tới, khi mà việc xã hội hóa giáo dục có được hành lang pháp lý rõ ràng hơn, trách nhiệm quản lý nhà nước trong việc đầu tư và quản lý hệ thống các trường ngồi cơng lập cũng chặt chẽ và minh bạch hơn. Việc lập thêm các cơ sở trường mới sẽ đòi hỏi nhiều thời gian hơn, vì theo “Điều 49. Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện được phép hoạt động giáo dục” Khoản 1