Năm học 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018
Số trường học (Trường) 922 938 944 950 952
Số lớp học (Lớp) 27.096 27.901 28.823 29.526 30.454
Nguồn: Niên giám thống kê 2017
Bảng 2.21 cho thấy, số trường học phổ thông ở TPHCM ngày càng tăng qua các năm học. Từ năm 2013-2018, TP có thêm 3.358 lớp học, 30 trường học phổ thông; điều này chứng minh
trường học, lớp học.
Tuy nhiên, với thực trạng HS phổ thơng ngày càng tăng nhanh và liên tục thì với tốc độ tăng trường học, lớp học như trên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của các em. Do đó, đầu tư xây trường cần phải kết hợp với quản lý tốt tất cả các mặt của đời sống xã hội thì mới có thể quy hoạch hợp lý mạng lưới trường học phổ thông.
Với tác động biện chứng thì nếu TP tăng số lượng trường học và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất sẽ giúp tăng thêm đáng kể nguồn vốn cho GD vì xét cho cùng, GD cũng là một hoạt động dịch vụ “đặc biệt”.
2.2.8. Tâm lý của các đối tượng tham gia hoạt động giáo dục
GD ln được sự quan tâm của tồn xã hội, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Toàn dân tham gia GD, toàn xã hội quan tâm đến GD vì đó là cơng việc “Trồng người” của mỗi gia đình, mỗi họ tộc, mỗi làng xã và của tồn xã hội. Tâm lý của các đối tượng tham gia hoạt động GD tác động đến sự phân bố mạng lưới trường học phổ thông được biểu hiện như sau:
Hiện nay, PH không quan tâm sự phát triển tinh thần và thể chất, khả năng tiếp cận và thế mạnh của con mình là gì để chọn trường chính xác mà chọn trường theo tâm lý “nghe đồn” rằng đó là trường điểm, trường tốt,… Thêm vào đó, dù có thể học đúng tuyến nhưng chính những người dân trên địa bàn (chủ yếu là các quận, huyện ven đô) cũng chưa tin tưởng vào chất lượng dạy-học, điều kiện cơ sở vật chất,… của các trường địa phương dẫn đến việc họ cho con em mình học trái tuyến ở các quận trung tâm. Tất cả những điều này càng làm giảm kích thích đối với chính quyền trong việc đầu tư xây dựng trường học chất lượng cao để phục vụ cho người dân bản địa; cịn các trường điểm, trường chuẩn quốc gia thì càng trở nên “quá tải”.
Với tâm lý “sính ngoại” hay tích cực hơn là muốn đầu tư cho con em mình được học trong môi trường cơ sở vật chất tốt, chương trình học theo chuẩn quốc tế,… mà nhiều gia đình có điều kiện tài chính đã đầu tư cho các con học ở các trường ngồi cơng lập; điều này khiến TPHCM ngày càng xuất hiện nhiều trường dân lập, tư thục.
Thực tế, số lượng trường ngồi cơng lập ở TPHCM những năm gần đây có tăng nhưng chất lượng và hệ lụy khi học các trường này còn nhiều tranh cãi và ảnh hưởng khơng nhỏ cho việc xã hội hóa GD sau này. Đó là những vấn đề:
- Nhiều PH chọn trường học phí q cao mà khơng cân nhắc kỹ với thu nhập mỗi tháng của gia đình dẫn đến việc “nửa đường đứt gánh”, khi phải chuyển sang trường cơng thì các em lại học khơng theo kịp chương trình. Theo thơng tin từ Sở Giáo dục và đào tạo TPHCM, hàng năm có khoảng vài trăm hồ sơ từ các trường ngồi cơng lập xin chuyển về trường công ở quận 1, 3, 5.
do hiện nay sĩ số các trường công đã quá tải.
- Việc tổ chức dạy học và chất lượng nhiều trường dân lập, tư thục cũng là vấn đề cần quan tâm.
NCS có một cuộc phỏng vấn nhỏ với anh Nguyễn Nam (quận 5, TPHCM) có con học lớp 8 của trường ngồi cơng lập, anh cho biết: “Mỗi năm đóng khoảng 300 triệu đồng nhưng vẫn khơng thể hài lòng về chất lượng học của con. Đầu năm học vừa qua, trường đã tự ý đưa môn tiếng Trung là mơn học chính, rồi “sáng tạo” ra mơn tiếng Anh cho Tốn và Khoa học, thậm chí cắt bớt giờ GD thể chất của các cháu. Dù đóng tiền cao, nhưng cơ sở vật chất của trường không tương xứng. Chất lượng giáo viên cũng rất tù mù, chỉ nói là tốt nghiệp đại học, chuyên ngành học mà khơng hề nói là tốt nghiệp trường nào”.
Cùng buổi phỏng vấn, chị Thanh Hà - có con học cùng trường anh Nguyễn Nam cũng bức xúc: “Để trả khoản tiền lớn cho con mỗi năm, PH chúng tôi đã phải làm việc rất vất vả. Thế nhưng, chúng tôi thất vọng bởi cách áp đặt của nhà trường, dùng con cái chúng tơi để “thí nghiệm” mơn học chưa được cơ quan quản lý cấp phép. Đã thế, trường cũng không cho phụ huynh chúng tôi lập Ban đại diện cha mẹ học sinh. Mỗi khi PH thắc mắc, nhà trường thường gặp riêng, rồi trả lời chung chung, hoặc đang xem xét…”.
Đỉnh điểm, vụ bé trai 6 tuổi trường Gateway tử vong trên xe đưa đón HS vào ngày 6/8/2019 tuy xảy ra ở Hà Nội nhưng cũng tạo một làn sóng bất an cho PH và HS đang và sẽ theo học các trường ngồi cơng lập ở TPHCM. Trước đây, ngày 12/11/2012, trường Melior có trụ sở tại TPHCM đột ngột đóng cửa, sau khi thu hàng trăm triệu đồng của HS; sau đó, Sở lao động thương binh và xã hội TPHCM đã rút giấy phép đào tạo của trường này. Trong năm 2012, Bộ GD&ĐT đã ra hàng loạt quyết định xử phạt nhiều đơn vị hợp tác, liên kết đào tạo với nước ngồi trái phép. Hậu quả, hàng nghìn bằng cấp của chương trình đào tạo trái phép khơng được cơng nhận.
- Ngồi ra, học trường “quốc tế”, nhiều trẻ em dễ trở thành “khách lạ”.
Trang bị cho con em vốn ngoại ngữ và kỹ năng để hội nhập với thế giới đang là mục tiêu của khơng ít PH, chỉ tiếc khơng ít người hiện khơng quan tâm đến việc cho con học tiếng Việt, Lịch sử, Địa lí Và Đạo đức. Nhiều trẻ vào trường ngồi cơng lập nói tiếng Anh rất lưu lốt, nhưng khơng thể mở miệng nói ngơn ngữ mẹ đẻ quá ba câu. Chưa kể, kiến thức về xã hội của nhiều bé rất mơ hồ.
Trường hợp của nhiều gia đình: ban đầu, thấy tự hào vì con cái có suy nghĩ độc lập, sống tự giác và dạn dĩ trong cuộc sống. Tuy nhiên, càng lớn con càng có biểu hiện “q sịng phẳng”
bảo vệ ý muốn của mình.
Rõ ràng, đến lúc các bậc PH nhận ra sự “lai hóa” của con thì đứa trẻ đã “mất” khá nhiều. Khi chuyển sang trường cơng lập, những HS “tồn cầu” khơng biết phải chuẩn bị bài cho ngày học mới như thế nào, chữ viết xấu, làm văn không hay và tiếng Anh cũng chẳng có gì đặc sắc. Chỉ vì “sính ngoại”, nhiều PH đã vơ tình làm hại con mình. Chính vì thế, khi quyết định lựa chọn một trường ngồi cơng lập cho con, cha mẹ nên tìm hiểu những trường có chất lượng tốt thật sự chứ khơng phải những ngôi trường tư thục chỉ gắn thêm hai chữ “quốc tế”.
Không chỉ riêng PH mà tâm lý chung của xã hội hiện nay còn đánh giá chất lượng GD qua quan niệm trường giỏi - trường dở, trường giàu - trường nghèo, những đối tượng tham gia trực tiếp vào GD như học sinh, giáo viên, nhà quản lý GD cũng chạy theo thành tích làm cho xã hội mất cân bằng trong môi trường vốn xem là thanh khiết nhất – môi trường “trồng người”. Thực tế, bên cạnh nhiều trường sĩ số trung bình lên đến 55 em/lớp thì các trường tiểu học Đinh Cơng Tráng trước đây (nay đã ngưng hoạt động, thay thế bằng trường mầm non Nắng Mai), Lý Thái Tổ và Vạn Nguyên (quận 8),... lại nằm trong số nghịch lý là số học sinh chỉ 20 - 30 học sinh/lớp. Dù những trường này có tuyển thêm trái tuyến nhưng vẫn khơng đủ chỉ tiêu vì ngun do phịng học chật chội, xuống cấp, mỗi khi mưa to gió lớn lại dột ướt. Mặc dù quận 8 đã được phê duyệt xong quy hoạch mạng lưới trường lớp đến năm 2020 thế nhưng cái khó nhất vẫn là kinh phí xây trường. Ngược lại, quận 12 lại tái diễn chuyện thiếu trường lớp và 40% HS của quận phải “chạy” sang học ở quận Gò Vấp kế bên và tất nhiên, các trường cũng san sẻ áp lực HS cùng nhau.
2.3. Thực trạng mạng lưới trường học phổ thơng ở Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Quy hoạch mạng lưới trường
Năm 2003, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định 02/2003/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020 [88]. Theo Quyết định này, TPHCM được chia thành 4 khu vực quy hoạch, với các định mức diện tích đất cho một chỗ học.
Định mức diện tích đất/chỗ học (định mức này được áp dụng cho tất cả các cấp học, ngành học):
+ Khu vực 1 gồm: Các quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Phú Nhuận và Tân Bình; định mức khoảng từ 4 m2 đến 5 m2/chỗ học;
+ Khu vực 2 gồm: Các quận 6, 8, Gị Vấp và Bình Thạnh; định mức khoảng từ 6 m2 đến 8 m2/chỗ học;
m2/chỗ học;
+ Khu vực 4 gồm: Các huyện Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ; định mức khoảng từ 10 m2 đến 15 m2/chỗ học.
Dự kiến quỹ đất dành cho phát triển các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông đến năm 2010 và 2020 theo bản Quy hoạch này được tổng hợp như sau: