Quản lý công tác xây dựng thƣ viện các trƣờng THCS theo tiêu chuẩn thƣ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xây dựng thư viện các trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định theo tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông (Trang 42 - 47)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý công tác xây dựng thƣ viện các trƣờng THCS theo tiêu chuẩn thƣ

chuẩn thƣ viện trƣờng phổ thông

1.4.1. Lập kế hoạch công tác xây dựng thư viện các trường THCS theo tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông

Đối với công tác QL, việc xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch công tác tổ chức và QL là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình QL.

Lập kế hoạch là một chức năng của QL. Lập kế hoạch là quá trình xác lập đƣợc mục tiêu và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Chức năng lập kế hoạch không chỉ dừng ở việc xác định mục tiêu, xây dựng các loại kế hoạch mà phải bao gồm cả quá trình triển khai thực hiện và điều chỉnh kế hoạch.

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động đƣợc sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất,…để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã đƣợc đề ra. Khi lập đƣợc kế hoạch thì tƣ duy QL sẽ có hệ thống hơn để có thể tiên liệu đƣợc các tình huống sắp xảy ra. Ngƣời thực hiện sẽ phối hợp đƣợc mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp vào mục tiêu cuối cùng muốn hƣớng đến. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện kế hoạch của mình.

Trong kế hoạch cần phải thể hiện rõ mục tiêu, dự kiến các biện pháp, huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động xây dựng TV trƣờng phổ thông.

Lập kế hoạch hoạt động TV trƣờng học theo năm học, tháng, tuần, cho toàn trƣờng và cho từng khối lớp một cách chặt chẽ để đảm bảo tính hệ thống và

hoàn chỉnh của kế hoạch năm học, kế hoạch từng học kỳ của nhà trƣờng.

Xác định rõ các nội dung cần thực hiện và quyết định chọn hình thức nào để thực hiện kế hoạch công tác TV trong kế hoạch chung nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhà trƣờng.

Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lƣợng để thực hiện các hoạt động.

Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động: giới thiệu sách, điểm sách, thông báo sách mới, triển lãm trƣng bày sách, thi kể chuyện theo sách,…

Lập kế hoạch tổ chức cho GV, HS đọc sách tại TV. Lập kế hoạch đầu tƣ mua sắm CSVC kỹ thuật cho TV.

Lập kế hoạch kiểm kê tài sản của TV, thanh lý các ấn phẩm rách nát, nội dung thay đổi hoặc đã hết hạn sử dụng.

- Có sự tham gia của các chuyên gia của nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó đảm bảo chất lƣợng và tính khả thi của kế hoạch, đồng thời tạo ra sự cam kết của các bên liên quan trong việc tổ chức thực hiện khi kế hoạch đƣợc phê duyệt.

- Tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch trong thực tiễn: kế hoạch phải thể hiện rõ các điều kiện về nguồn lực (tài lực, vật lực, nhân lực và nguồn lực thông tin), xác định rõ ràng của các tổ chức có liên quan trong cơng tác QL cũng nhƣ triển khai thực hiện kế hoạch.

- Tính hệ thống: sử dụng các kỹ thuật và phƣơng pháp hiện đại nhƣ phƣơng pháp SWOT, phƣơng pháp đƣờng Găng,…

- Tính pháp lý: kế hoạch cần đƣợc trình lên các cấp có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt và chính thức ban hành để nâng cao hiệu lực của công tác QL.

1.4.2. Tổ chức thực hiện công tác xây dựng thư viện các trường THCS theo tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông

Chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận, phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực và các nguồn lực khác theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt nhất mục tiêu đã đề ra, đƣa tổ chức phát triển. HT nhà trƣờng cần tổ chức cụ thể các cơng việc chính sau:

- Phân công 1 cán bộ phụ trách TV. - Thành lập tổ công tác TV.

Tổ công tác TV do HT hoặc Phó HT trực tiếp làm tổ trƣởng và có các thành viên gồm:

+ Cán bộ phụ trách cơng tác TV làm tổ phó.

+ Các khối trƣởng chuyên môn, một số GV chủ nhiệm lớp. + Đại diện của Cơng đồn, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên. + Đại diện của hội cha mẹ HS.

+ HS có khả năng hoạt động TV do GV chủ nhiệm lớp giới thiệu.

- Quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ công tác TV. Thông thƣờng các thành viên trong tổ công tác TV thƣờng có nhiệm vụ nhƣ sau:

+ Các thành viên trong tổ là mạng lƣới phát hiện, sƣu tầm những sách, báo, tƣ liệu mới, tổ chức giới thiệu, hƣớng dẫn phục vụ các nhu cầu dạy học theo mục tiêu đào tạo, nâng cao dân trí theo kế hoạch của tổ.

+ Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc ủng hộ xây dựng TV. + Cùng bàn bạc công khai sử dụng hợp lý các nguồn ngoài ngân sách Nhà nƣớc do TV tự khai thác, tiền đền bù sách, báo bị hƣ mất, tiền thanh lý... vừa để trả thù lao hoạt động ngoài giờ, vừa bổ sung nguồn lực phát triển TV sau khi đƣợc phép của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo.

+ Các TTCM chỉ đạo tổ tham gia cơng tác TV, có kế hoạch về sách, giới thiệu sách, tổ chức sƣu tầm sách báo xây dựng kho tƣ liệu, hƣớng dẫn HS đọc sách.

+ Các GV chủ nhiệm lớp chỉ đạo lớp về các mặt phân phối, thu hồi, bảo quản và sử dụng sách.

+ HT trƣờng phổ thơng có trách nhiệm phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Cơng đồn cơ sở, Hội cha mẹ HS của nhà trƣờng và các tổ chức, đoàn thể địa phƣơng để tham gia việc xây dựng vững mạnh TV trƣờng học của mình.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện cơng tác xây dựng thư viện các trường THCS theo tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông

- Chỉ đạo lập kế hoạch phấn đấu xây dựng TV trường học theo tiêu

chuẩn TV trường phổ thông.

Kế hoạch xây dựng CSVC, mua sắm tài liệu, thiết bị. Việc mua sắm, trang cấp trang thiết bị, CSVC của TV nằm trong nội dung chi cho đầu tƣ do đó các trƣờng cần có kế hoạch cụ thể để báo cáo lên cấp trên xin trang cấp hàng năm, nhằm QL CSVC, tài liệu, thiết bị hiệu quả, xây dựng TV đạt chuẩn tiên tiến, xuất sắc.

Kế hoạch hoạt động của TV trƣờng phục vụ giảng dạy, học tập năm học. Xây dựng kế hoạch do cán bộ phụ trách TV trực tiếp thực hiện, bổ sung để đƣa vào thực hiện trong năm học.

Kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác TV trƣờng học, kiểm tra thƣờng kỳ hàng năm, kiểm tra đột xuất đảm bảo hoạt động của TV duy trì hoạt động ổn định của TV. Dự báo, nắm bắt đƣợc những nhu cầu của ngƣời sử dụng các sản phẩm của TV để điều chỉnh, bổ sung các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

- Chỉ đạo tổ chức bộ máy và phối hợp hoạt động thư viện

Mỗi trƣờng cử một thành viên trong BGH trực tiếp phụ trách công tác TV vừa để theo dõi hoạt động của TV, vừa để chỉ đạo việc xây dựng TV đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục.

Phê duyệt công việc của cán bộ, GV chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác TV của trƣờng theo quy định. Trƣớc đây, cán bộ TV đa phần là cán bộ kiêm nhiệm, nhƣng hiện theo quy định của BGD&ĐT, các trƣờng phổ thơng đã có cán bộ TV chuyên trách QL trực tiếp và một thành viên trong BGH trực tiếp chỉ đạo, điều hành.

Phối hợp hoạt động giữa BGH, CBTV, GV, HS, cơng tác xã hội hóa giáo dục ở địa phƣơng phục vụ cho việc xây dựng TV các trƣờng.

Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác TV cho CBTV cũng nhƣ việc cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn hoặc các cán bộ là

CBTV chuyên trách đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ vừa để đạt yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia và đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn TV đạt danh hiệu.

- Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công tác thư viện

Kiểm tra việc xây dựng CSVC, kinh phí mua sắm tài liệu, ấn phẩm thiết bị TV, đảm bảo cho lộ trình xây dựng TV đạt chuẩn theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Đồng thời đánh giá hiện trạng số lƣợng, chất lƣợng, kinh phí mua sắm theo yêu cầu.

Kiểm tra, đánh giá công tác bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung của TV giúp cho việc xác định hiện trạng của các nguồn tài liệu, các trang thiết bị, phƣơng tiện dạy học. Vì thực tế nhiều trƣờng hiện chƣa có đủ phịng học chức năng nên vẫn sử dụng TV để bảo quản, lƣu trữ đồ dùng, thiết bị dạy học. Với những trang thiết bị cũ, hỏng có thể thanh lý để báo cáo lên cấp trên để trang cấp, mua mới thay thế, đồng thời đánh giá về ý thức bảo quản của cán bộ TV chuyên trách cũng nhƣ ý thức bảo quản, giữ gìn của GV sau các giai đoạn sử dụng để đƣa ra các khuyến cáo cần thiết.

1.4.4. Kiểm tra quá trình thực hiện công tác xây dựng TV các trường THCS theo tiêu chuẩn TV trường phổ thơng

Là q trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của tổ chức đã đề ra.

Kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những sai phạm và điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra và góp phần đƣa tồn bộ hệ thống QL lên một trình độ cao hơn.

Bản chất của kiểm tra: Là mối quan hệ ngƣợc trong QL; kiểm tra là một hệ thống thông tin phản hồi trong QL: phản hồi về kết quả các hoạt động và phản hồi dự báo.

Xây dựng hệ thống chuẩn thực hiện trên cơ sở các chỉ tiêu đƣợc xác định trong kế hoạch. Các chuẩn thực hiện bao gồm chuẩn về quy trình, các hoạt động và chuẩn về các sản phẩm của hệ thống qua các mục tiêu của hệ thống.

Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện và kết quả đạt đƣợc trên cơ sở so sánh với chuẩn.

Trong quá trình tổ chức các hoạt động, nếu có sự chênh lệch thì cần điều chỉnh kế hoạch.

Việc kiểm tra đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục để có sự điều chỉnh kịp thời các nội dung và hình thức tổ chức hoạt động TV sao cho hiệu quả nhất.

Hàng năm tự kiểm tra, đánh giá, chấm điểm TV theo 5 tiêu chuẩn TV

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xây dựng thư viện các trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định theo tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông (Trang 42 - 47)