Mức độ biểu hiện của HS về các hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 70)

chuẩn mực và nội quy nhà trƣờng

T

T Các hành vi

Mức độ vi phạm Thƣờng

xuyên Đôi khi Chƣa bao giờ

SL % SL % SL %

1 Không hoặc thiếu ý thức học tập và

rèn luyện nhân cách 08 5.30 30 20.0 112 74.7 2 Thể hiện hành vi bạo lực 02 1.30 16 10.70 132 88.0 3 Sử dụng ma túy 00 0.00 00 0.00 150 100 4 Bị đình chỉ học (tiết/buổi/tuần) 04 2.70 14 9.30 132 88.0 5 Bỏ tiết, bỏ buổi học 05 3.3 20 13.3 125 83.4 6 Quay cóp, sử dụng tài liệu trái phép,

cho bạn xem bài khi thi, kiểm tra 10 6.6 16 10.70 124 82.7 7 Đi học muộn 02 1.30 08 5.40 140 93.3 8 Không chào cờ 20 13.2 20 13.2 110 73.6 9 Vi phạm nội quy nhà trường 10 6.6 20 13.2 120 80.2 10 Nói tục, chửi thề 08 5.30 30 20.0 112 74.7

T

T Các hành vi

Mức độ vi phạm Thƣờng

xuyên Đôi khi Chƣa bao giờ

SL % SL % SL %

11 Uống rượu, bia 02 1.30 04 2.70 144 96.0 12 Hút thuốc lá 02 1.30 08 5.40 140 93.3 13 Nghiện games; tiếp xúc với tài liệu,

phim ảnh xấu 02 1.30 04 2.70 144 96.0 14 Làm bài kiểm tra hộ bạn 02 1.30 04 2.70 144 96.0 15 Trang phục không phù hợp 02 1.30 06 4.00 142 94.7 16 Thiếu lễ độ với thầy cô giáo 02 1.30 04 2.70 144 96.0

17

Biểu hiện, hành vi thiếu chuẩn mực, lành mạnh trong đạo đức, lối sống cũng như mối quan hệ với bạn bè bạn bè, với thầy cô giáo và các mối quan hệ khác

02 1.30 04 2.70 144 96.0

Kết quả ở Bảng 2.14 cho thấy, ở tất cả các nội dung, tỉ lệ đánh giá của HS chưa bao giờ vi phạm vượt trội. Đặc biệt, 100% HS cho rằng chưa bao giờ có biểu hiện hành vi sử dụng ma túy. Điều này chứng tỏ đa số HS ln có ý thức cao trong việc thực hiện nội quy của nhà trường. Mặc dù vậy, biểu hiện hành vi vi phạm ở mức độ thường xuyên và đôi khi chiếm tỉ lệ khá cao: không ra chào cờ (26.4%); không hoặc thiếu ý thức học tập và rèn luyện nhân cách (25.3%); nói tục, chửi thề (25.3%); vi phạm nội quy nhà trường (18.8%); quay cóp, sử dụng tài liệu trái phép, cho bạn xem bài khi thi, kiểm tra (17,3%); bỏ tiết, bỏ buổi học (16.6%); bị đình chỉ học (12%).

Các nội dung có tỉ lệ vi phạm ở cả hai mức độ thường xuyên và đôi khi thấp là biểu hiện hành vi thiếu chuẩn mực, lành mạnh trong đạo đức, lối sống cũng như mối quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo và các mối quan hệ khác (4.0%); uống rượu, bia (4.0%); nghiện games, tiếp xúc với tài liệu, phim ảnh xấu (4.0%); thiếu lễ độ với thầy cô giáo (4.0%); trang phục không phù hợp (5.3%); hút thuốc lá (6.7%); đi học muộn (6.7%).

bộ phận GV và HS các trường THCS huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông thực hiện tốt nội quy nhà trường. Tuy nhiên, số GV và HS chưa ý thức cao, thiếu nghiêm túc vẫn còn; biểu hiện hành vi vi phạm diễn ra với mức độ thường xuyên và đơi khi cịn phổ biến ở hầu hết các nội dung. Điều này đòi hỏi HT nhà trường cần nghiêm túc xem xét, đánh giá chính xác thực trạng, phân tích nguyên nhân chủ quan khách quan; đề xuất được giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu và từng bước xóa bỏ các biểu hiện hành vi vi phạm các chuẩn mực, nội quy nhà trường, góp phần tích cực đẩy mạnh VHNT, nâng cao chất lượng giáo dục.

2.4.8. Đánh giá hoạt động của hiệu trưởng trong quản lý xây dựng văn hóa nhà trường văn hóa nhà trường

Tìm hiểu đánh giá của CBQL và GV về mức độ đạt được của Hiệu trưởng trong quản lý xây dựng VHNT, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Đánh giá mức độ đạt được của Hiệu trưởng trong quản lý xây dựng VHNT”. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.15.

Bảng 2.15: Đánh giá mức độ đạt đƣợc của hiệu trƣởng trong quản lý xây dựng VHNT

T

T Nội dung quản lý

Mức độ đạt đƣợc (n = 100) Tốt Khá Trung bình Chƣa đạt SL % SL % SL % SL %

1 Tinh thần tự giác của cán bộ,

GV và HS 22 22.0 34 34.0 40 40.0 04 4.0 2 Tinh thần làm chủ của cán bộ,

GV và HS 23 23.0 28 28.0 46 46.0 03 3.0

3

Mọi thành viên hiểu được tầm nhìn về sự phát triển nhà

trường 14 14.0 30 30.0 52 52.0 04 4.0 4 Mọi thành viên trong nhà 28 28.0 33 33.0 37 37.0 02 2.0

T

T Nội dung quản lý

Mức độ đạt đƣợc (n = 100) Tốt Khá Trung bình Chƣa đạt SL % SL % SL % SL % trường sống có kỉ cương, có tình tương thân tương ái 5

Mọi thành viên trong nhà trường có tinh thần hợp tác làm việc với tinh thần đồng đội

14 14.0 31 31.0 52 52.0 03 3.0

6

Mọi thành viên trong nhà trường sống thiện chí, chia sẻ thơng tin cho nhau

18 18.0 31 31.0 47 47.0 04 4.0

7

Mọi thành viên trong nhà trường tạo cơ hội và điều kiện cho nhau thăng tiến

16 16.0 28 28.0 51 51.0 05 5.0

8

Mọi thành viên trong nhà trường có tinh thần thi đua khen thưởng

08 08.0 15 15.0 68 68 09 9.0

9 Nhà trường có quan hệ tốt

với gia đình và cộng đồng 12 12.0 16 16.0 64 64 08 8.0 10 Nhà trường có mơi trường học

tập tích cực, thân thiện 28 28.0 35 35.0 34 34 03 3.0 Kết quả ở Bảng 2.15 cho thấy, hiệu trưởng nhà trường đã nỗ lực tạo dựng và phát triển các yếu tố của VHNT, đồng thời cũng có những cố gắng nhất định trong việc phát huy vai trị của mình đối với quản lý xây dựng VHNT. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hiệu quả chưa cao. Đa số CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện tốt và khá chỉ ở trên dưới 50%; tỉ lệ đánh giá ở mức độ trung bình khá cao, gần bằng tổng tỉ lệ của mức độ tốt và khá. Một số CBQL và GV cho rằng, hiệu trưởng chưa thực hiện được các nội dung nêu trên. Đặc biệt, nội dung 8 và nội dung 9 tỉ lệ đánh giá việc thực hiện ở mức độ tốt, khá rất thấp và mức độ chưa đạt rất cao (chiếm tỉ lệ lần lượt: 8%; 15%;

9% và 12%; 16%; 8%).

Thực trạng trên đặt ra yêu cầu hiệu trưởng cần phải nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về vai trò của VHNT và vai trò của người hiệu trưởng trong việc quản lý xây dựng VHNT; cần có những định hướng rõ ràng, xây dựng kế hoạch và xác định những giá trị cốt lõi mà nhà trường cần hướng tới tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển VHNT. Từ đó, đề ra những biện pháp quản lý xây dựng VHNT của trường mình thiết thực và hiệu quả.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở các trƣờng THCS huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông trƣờng ở các trƣờng THCS huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông

2.5.1. Ưu điểm

Những năm gần đây, các trường THCS huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nơng có chiến lược đầu tư quy hoạch phù hợp, CSVC tương đối đủ về số lượng, thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng đổi mới, hiện đại. Đội ngũ GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao, đủ số lượng và đồng bộ về cơ cấu; CBQL đa số trẻ và có năng lực.

Trong xây dựng VHNT, đa số CBQL, GV và HS đều nhận thức đúng đắn về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác này. Xây dựng VHNT tốt sẽ tạo môi trường học tập thân thiện, giúp HS có điều kiện thuận lợi để học tập, rèn luyện và phát huy tối đa năng lực. VHNT lành mạnh tạo bầu khơng khí tin cậy, thúc đẩy GV tận tụy, tận tâm, tận lực vì HS; giúp HT nhận được sự ủng hộ, đồng thuận cao của các thành viên, hạn chế xung đột và tiêu cực trong quản lý; giúp cho nhà trường ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực.

Với vai trò lãnh đạo, định hướng và tâm điểm thống nhất, hiệu trưởng nhà trường đã tác động vào suy nghĩ, hành vi của GV, HS và nhân viên để họ theo đuổi mục tiêu chung của nhà trường. Đa số thành viên trong nhà trường nhận thức tầm quan trọng, sự cần thiết phải xây dựng VHNT cũng như vai trị của mình trong xây dựng VHNT. Qua đó, tập thể nhà trường có những thể hiện tích cực, tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Nói khơng với những tiêu

cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, HS tích cực”; phong trào “Mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”…

Có thể nói, cơng tác xây dựng VHNT tại các trường THCS huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông đạt được một số kết quả quan trọng, tạo ra bầu khơng khí tích cực, cởi mở, tin cậy và tơn trọng nhau. Mối quan hệ giữa CBQL, GV, HS được cải thiện, tạo động lực cho nhà trường cải tiến nâng cao chất lượng dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện.

2.5.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng và quản lý xây dựng VHNT ở đây cịn có một số hạn chế:

- Trong lập kế hoạch xây dựng VHNT, một số nội dung chưa cụ thể hóa, dẫn đến q trình thực hiện gặp nhiều khó khăn.

- Vấn đề xây dựng VHNT mới ở giai đoạn đầu và còn mới mẻ, một số GV, HS chưa thực sự quan tâm tìm hiểu về VHNT.

- Việc xây dựng các giá trị cốt lõi trong VHNT cịn mang tính chủ quan, chưa được phân tích, đánh giá một cách khoa học, hệ thống để từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp.

- Công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ và thường xuyên. Các thành viên trong nhà trường chưa thực sự tự giác, nỗ lực, tích cực tham gia.

- Sự phối hợp giữa các môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội còn thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Các cấp quản lý chưa có biện pháp cụ thể trong xây dựng và quản lý xây dựng VHNT, chưa xây dựng nội dung chương trình, tổ chức tập huấn, bồi

dưỡng cho CBQL, GV về xây dựng và quản lý xây dựng VHNT.

- Nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tác động tiêu cực đến hành vi, đạo đức của một bộ phận GV, HS.

- Nhà trường chưa có tài liệu hướng dẫn xây dựng và quản lý xây dựng VHNT một cách đầy đủ và khoa học.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Một số hiệu trưởng chưa có kiến thức sâu về VHNT, kinh nghiệm về quản lý xây dựng VHNT khơng nhiều vì chưa được bồi dưỡng, tập huấn, nghiên cứu về xây dựng và quản lý xây dựng VHNT.

- Hiệu trưởng chưa xem công tác xây dựng và quản lý xây dựng VHNT là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, chưa có định hướng rõ ràng về cơng tác này.

- Triển khai thực hiện một số cơng văn về xây dựng VHNT mang tính hình thức, khơng chú ý đến q trình và kết quả thực hiện.

- Chưa chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và cộng đồng; chưa xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình HS và xã hội.

- Công tác thi đua khen thưởng, động viên, kích thích hoạt động xây dựng VHNT còn nhiều bất cập.

- CBQL, GV mới chú trọng về chuyên môn, chưa quan tâm đến giáo dục đạo đức HS, phát hiện, nuôi dưỡng và vun trồng các giá trị VHNT.

Tiểu kết chƣơng 2

Nhiệm vụ trọng tâm của các trường THCS huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông là nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển. Do đó, việc xây dựng và quản lý xây dựng VHNT phải thực sự trở thành vấn đề được quan tâm của các nhà trường.

Trên thực tế luận văn đã khảo sát thực trạng xây dựng và quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy các trường THCS trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định trong việc xây dựng và quản lý xây dựng VHNT. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại những hạn chế mà các nhà trường cần khắc phục nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện trong giai đoạn hiện nay.

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, các nhà trường THCS trên địa bàn huyện cần nhận thức hoạt động xây dựng và quản lý xây dựng VHNT phải trở thành một nội dung quan trọng trong kế hoạch dạy học và giáo dục của các trường. Muốn làm tốt công tác này địi hỏi CBQL các trường phải tìm hiểu, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp với đặc điểm của nhà trường.

Kết quả nghiên cứu ở chương này là cơ sở thực tiễn để luận văn nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng và quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK R’LẤP,

TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tồn diện

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của văn hóa nói chung và VHNT nói riêng. Bản thân văn hóa là một chỉnh thể tồn vẹn tạo thành hệ thống có cấu trúc chặt chẽ. Các bộ phận, thành tố trong cấu trúc văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, các biện pháp đưa ra cần phải tác động đến tất cả các thành tố trong cấu trúc VHNT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS. Việc đề xuất, thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp quản lý sẽ góp phần xây dựng được VHNT lành mạnh tích cực, phục vụ hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Các biện pháp quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS cịn phải đảm bảo tính tồn diện. Bởi vì, xây dựng VHNT khơng chỉ có vai trò của người hiệu trưởng, CBQL mà cần phải có sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhà trường và sự phối hợp của các lực lượng xã hội. Bên cạnh đó, cần đảm bảo điều kiện CSVC, tài chính cho các hoạt động xây dựng VHNT.

3.1.2. Nguyên tắc đảo bảo tính kế thừa và tính phát triển

Trong nhà trường, giá trị văn hóa tồn tại từ khi được thành lập, xun suốt gắn bó với q trình phát triển của nhà trường. Do đó, khi đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng hay phát triển những giá trị văn hóa mới, CBQL cần chú ý đến những giá trị văn hóa đã tồn tại trong nhà trường. Đặc biệt, phải chú ý đến tính ảnh hưởng của nó đối với các thành viên trong tổ chức. Đồng thời phải xác định những giá trị khơng cịn phù hợp để loại bỏ, thay thế bằng những giá trị tốt đẹp hơn.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, văn hóa vốn mang yếu tố động nên khả năng hội nhập của nó rất cao. Quản lý trong mơi trường văn hóa có tính hội nhập cao cần xác định được giá trị cần phải tiếp nhận từ môi trường khác, đồng thời khẳng định được giá trị văn hóa riêng của tổ chức mình. Hội nhập văn hóa ln tồn tại tính hai mặt, nên người CBQL phải có biện pháp quản lý phù hợp để xây dựng VHNT đảm bảo được duy trì các giá trị văn hóa truyền thống và xây dựng phát triển các giá trị văn hóa mới phù hợp. Nói cách khác, việc nghiên cứu đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý xây dựng VHNT cần

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)