Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 96 - 123)

do luận văn đề xuất

T

T Tên biện pháp

Tính khả thi (n = 100) Khả thi Ít khả thi Khơng

khả thi

SL % SL % SL %

1 Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT

100 100.0 00 00.00 00 00.00 2 Thiết kế nội dung xây dựng VHNT

phù hợp với điều kiện và chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn mới

90 90.00 10 10.00 00 0.00

3 Lập kế hoạch xây dựng VHNT đáp ứng mục tiêu phát triển nhà trường trước mắt và lâu dài

94 94.00 06 06.00 00 0.00 4 Phát huy vai trị tích cực của các

thành viên trong xây dựng VHNT 90 90.00 10 10.00 00 0.00 5 Thiết lập quy trình kiểm tra, đánh

giá phù hợp đối với các hoạt động xây dựng VHNT

92 92.00 08 08.00 00 0.00 6 Xây dựng môi trường thuận lợi

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, đa số CBQL và GV cho rằng 6 biện pháp quản lý được đưa ra đều có tính khả thi. Tất cả các tỉ lệ khả thi đều đạt từ 90% trở lên. Chiếm tỉ lệ cao nhất là biện pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT” là 100%. Số CBQL và GV đánh giá các biện pháp có tính ít khả thi khơng nhiều, 10% là tỉ lệ đánh giá cao nhất về tính ít khả thi dành cho biện pháp “Phát huy vai trị tích cực của các thành viên trong xây dựng VHNT”. Khơng có trường hợp nào đánh giá các biện pháp khơng có tính khả thi.

Biểu đồ 3.1: Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất theo dữ liệu phân tích

Để thấy rõ hơn về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, trên cơ sở kết quả tổng hợp đánh giá thu được ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2, chúng tôi thiết lập mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp qua Biểu đồ 3.1.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đã nhận được sự tán thành và ủng hộ rất cao của đại đa số CBQL và GV. Điều đó chứng tỏ các biện pháp chúng tơi đề xuất là có thể chấp nhận được, phù hợp với tình hình xây dựng và quản lý xây dựng VHNT các trường THCS huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng xây dựng và quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông cùng với căn cứ lý luận được xác lập, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

Các biện pháp đề xuất có vị trí, vai trị và ưu điểm, thế mạnh riêng nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như một hệ thống, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau. Mỗi biện pháp đều có vai trị, tác dụng ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả công tác quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS. Vì vậy, chúng cần được vận dụng trong sự phối hợp đồng bộ nhằm đem lại hiệu quả trong công tác quản lý xây dựng VNHT ở các trường THCS trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Qua kết quả khảo nghiệm có thể khẳng định các biện pháp đề xuất là có tính cần thiết và khả thi. Với mục đích góp phần xây dựng VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện một cách tích cực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường trong giai đoạn mới, chúng tôi mong muốn CBQL các nhà trường THCS trên địa bàn huyện sẽ xem xét và áp dụng các biện pháp do luận văn đề xuất vào thực tiễn nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Xây dựng VHNT là một chức năng không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà trường. Quản lý xây dựng VHNT tốt sẽ tạo được động lực cho sự phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo trong các nhà trường nói chung, nhà trường THCS nói riêng.

Về lý luận, luận văn đã làm rõ các khái niệm cơ bản: quản lý, QLGD, quản lý nhà trường, văn hóa, VHNT và quản lý xây dựng VHNT. Luận văn làm rõ một số vấn đề về quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS như: Tầm quan trọng của xây dựng VHNT, biểu hiện của VHNT ở trường THCS, vai trò, chức năng của hiệu trưởng trong quản lý xây dựng VHNT. Luận văn cũng làm rõ nội dung quản lý xây dựng văn hóa bề nổi và văn hóa bề chìm của trường THCS. Đặc biệt, luận văn xác lập quy trình quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS trên các phương diện: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá.

Ngồi ra cịn đề cập các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng VHNT ở trường THCS. Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý xây dựng VHNT, chủ thể quản lý cần dựa vào các điều kiện về con người, điều kiện về CSVC.

1.2. Về thực tiễn

Qua nghiên cứu khảo sát thực trạng, đề tài đã phân tích, đánh giá, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của công tác xây dựng và quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Kết quả khảo sát cho thấy công tác xây dựng và quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện đã có những kết quả nhất định; tuy nhiên vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập cần có những giải pháp khắc phục.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS huyện Đắk R’Lấp,

tỉnh Đắk Nông. Mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trị và ưu điểm, thế mạnh riêng nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như một hệ thống, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau. Vì vậy, chúng cần được vận dụng trong sự phối hợp đồng bộ mới có thể phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả.

Kết quả khảo nghiệm đã chứng tỏ các biện pháp do luận văn đề xuất là có tính cần thiết và khả thi cao. Điều này cho phép khẳng định các biện pháp có thể được đem áp dụng vào thực tiễn xây dựng và quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Nghiên cứu và đưa phạm trù văn hóa vào phạm vi quản lý nhà trường

và có các văn bản chính thức hướng dẫn xác định các yêu cầu, nội dung xây dựng VHNT ở các trường THCS.

- Ban hành các cơ chế, quy định cụ thể nhằm tạo nên một cơ chế pháp lý cho các nhà trường trong việc thực hiện công tác xây dựng VHNT ở các trường THCS.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Đăk Nơng, Phịng GD&ĐT huyện Đắk R’Lấp R’Lấp

- Thực hiện chủ trương xây dựng VHNT ở các trường THCS ở huyện Đắk R’Lấp. Thực hiện triển khai các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng và quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS ở huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nơng.

- Phối hợp với chính quyền địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương về công tác xây dựng VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường trong việc xây dựng chính sách phù hợp cho các hoạt động xây dựng VHNT ở các trường THCS huyện

Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông tiến hành thuận lợi. Ủng hộ các ý tưởng xây dựng văn hóa tích cực trong các nhà trường. Kịp thời khen thưởng những đóng góp tích cực của các cá nhân, tập thể trong xây dựng VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện.

- Hàng năm cần tổ chức các cuộc vận động, thi đua, các phong trào người tốt việc tốt để các nhà trường có cơ hội được tham gia và khẳng định tiếng nói của mình. Có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình để có sức lan tỏa trong các trường THCS và các cấp học phổ thông.

2.3. Đối với Lãnh đạo, cán bộ quản lý các trƣờng THCS huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông

- Quan tâm chỉ đạo sát sao các hoạt động xây dựng VHNT coi nhiệm vụ xây dựng VHNT là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường hiện nay.

- Thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng các mục tiêu, nội dung và kế hoạch triển khai xây dựng VHNT theo năm học và kế hoạch dài hạn. Xây dựng kế hoạch phù hợp và hệ thống các quy định phối hợp giữa các bộ phận, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Đồng thời kết hợp với các tổ chức khác bên ngoài nhà trường.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng giao tiếp, xây dựng nề nếp, lối sống văn hóa trong CBQL, GV, nhân viên và HS. Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân trong bổ sung lực lượng cho hoạt động xây dựng VHNT. Đồng thời huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động xây dựng VHNT.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác xây dựng VHNT ở các trường THCS. Xây dựng chế độ khen thưởng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, khen thưởng kịp thời để động viên GV, nhân viên và HS tích cực tham gia xây dựng VHNT. Đồng thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc thành phần có thái độ, hành vi và lối sống thiếu văn hóa, vi

phạm các quy định chung của ngành và nội quy, quy định của nhà trường.

2.4. Đối với tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên và các tổ chức khác trong nhà trƣờng

- Những tổ chức này phải là nòng cốt, đi đầu trong công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xây dựng VHNT nói chung và ở các trường THCS nói riêng theo nhiệm vụ được phân công. Đặc biệt là tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường phải làm tốt công tác tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khóa cho HS.

- Thường xuyên tạo điều kiện cho thuận lợi cho mọi thành viên tích cực tham gia các hoạt động xây dựng VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện. Gắn các hoạt động của Cơng đồn, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên với mục tiêu và nội dung xây dựng VHNT.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khóa để các thành viên trong nhà trường, đặc biệt là HS được tham gia, qua đó tăng cường kỹ năng mềm cho HS.

2.5. Đối với giáo viên, nhân viên các trƣờng THCS huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông

- Thực hiện nghiêm túc các quy định chung của ngành và nội quy của nhà trường. Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể do nhà trường và các đoàn thể tổ chức. Chủ động đề xuất các giải pháp với CBQL nhà trường để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện.

- Chủ động tự học, tự nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, ln là tấm gương sáng cho đồng nghiệp, HS noi theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2021), Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, Hà Nội.

[2] Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2021), Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Văn hóa ứng xử trong các trường học giai đoạn 2018 - 2025, HN.

[3] Chính phủ nước Cộng hịa XHCN Việt Nam (2021), Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”, Hà Nội.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học, ngày 15/9/2020 Hà Nội.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày

16/4/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo, Hà Nội.

[6] Bùi Xuân Dũng, Phạm Thị Kiên (2021), Nhân cách con người Việt Nam

và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, NXB Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội.

[7] Vũ Dũng (2009), “Văn hố học đường - Nhìn từ khía cạnh lý luận và thực tiễn”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Văn hoá học đường - lí luận và thực tiễn, Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 33 - 39.

[8] Vũ Dũng (2017), Tâm lý học quản lý, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [9] Lê Hiển Dương (2009), “Định hướng xây dựng và phát triển văn hoá

trường đại học trong thời kỳ hội nhập”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Văn hố học đường - lí luận và thực tiễn, Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục

Việt Nam, HN.

[10] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết “Về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[11] Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[12] Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của

Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030, ngày 24/3/2015, Hà Nội.

[13] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia - Sự

thật, Hà Nội.

[14] Trần Văn Giàu (1980), Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

[15] Phạm Minh Hạc (1991), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[16] Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 34.

[17] Phạm Minh Hạc (2009), “Giáo dục giá trị xây dựng văn hoá học đường”,

Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Văn hố học đường - lí luận và thực tiễn, Hội

khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 7-16.

[18] Phạm Thị Minh Hạnh (2009), “Văn hoá học đường: Quan niệm, vai trò, bản chất và một số yếu tố cơ bản”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Văn hố học đường - lí luận và thực tiễn, Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt

Nam, HN.

[19] Trần Thị Minh Hằng (2012), Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học

và công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất hệ thống tiêu chí văn hố học đường của trường phổ thơng trong giai đoạn hiện nay”, Hà Nội.

[20] Nguyễn Vũ Bích Hiền (Chủ biên), Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Xuân Thanh (2017), Giáo trình Văn hố tổ chức vận dụng vào phân tích

văn hố nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[21] Đỗ Huy (2001), Xây dựng mơi trường văn hóa ở nước ta hiện nay nhìn từ góc độ giá trị học, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

[22] Nguyễn Tiến Hùng (2009), Lý luận phát triển VHNT phổ thông, Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Mã số: B2008 - 37- 56.

[23] Phạm Quang Huân (2007), “Văn hóa tổ chức - hình thái cốt lõi của VHNT”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hoá học đường, Viện Nghiên cứu sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[24] Lê Quang Hưng (2007), “Những cơ sở của việc xây dựng văn hóa học đường trong bối cảnh đất nước hội nhập, đổi mới hiện nay”, Kỷ yếu Hội

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 96 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)