Thực trạng kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Cổ phần Thủy sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần thủy sản bình định (Trang 53)

7. Kết cấu của đề tài:

2.2. Thực trạng kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Cổ phần Thủy sản

2.2.1. Tình hình phân cấp quản lý tại Cơng ty Cổ phần Thủy sản Bình Định

2.2.1.1. Quản lý hoạt động đầu tư * Đại hội đồng cổ đông

Đại Hội đồng cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Cơng ty. Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên đƣợc tổ chức mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đơng thƣờng niên có quyền thảo luận và thơng qua:

- Báo cáo tài chính kiểm tốn hàng năm; - Báo cáo của Ban kiểm soát;

- Báo cáo của Hội đồng quản trị;

- Kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty;

* Hội đồng quản trị

Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và trách nhiệm:

- Giám sát Giám đốc, Phó Giám đốc và các cán bộ quản lý khác.

- Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm. - Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lƣợc đƣợc Đại Hội đồng cổ đông thông qua.

* Phân cấp quản lý cho các thành viên Hội đồng quản trị

- Ông Nguyễn Xuân Năm – Chủ tịch Hội đồng quản trị: Quản lý chung, là ngƣời ra quyết định cao nhất trong Hội đồng quản trị.

- Bà Cao Thị Kim Lan – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị thƣờng trực, Giám đốc điều hành.

- Bà Trịnh Thị Bích Hằng - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, phụ trách tài chính. - Ơng Huỳnh Tấn Hiệp – Thành viên Hội đồng quản trị, Phó Giám đốc Cơng ty, phụ trách sản xuất kinh doanh.

- Bà Thái Thị Thải – Thành viên Hội đồng quản trị, theo dõi kế toán thống kê, cơng nợ, hàng hóa và chế độ chính sách cho ngƣời lao động trong Công ty.

2.2.1.2. Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh * Ban giám đốc

Ban giám đốc có trách nhiệm phụ trách, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doan của công ty theo các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của công ty trƣớc Hội đồng quản trị.

* Các phòng ban, phân xưởng sản xuất

- Phịng Kế tốn: Tổ chức hạch tốn kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng quy định pháp luật, chế độ kế toán; Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế tốn thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Cơng ty; Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống, có sự diễn biến các nguồn vốn cấp, vốn vay của Công ty; Theo dõi công nợ, phản ảnh và đề xuất kế hoạch thu, chi tiền mặt và các hình thức thanh tốn khác; Thực hiện cơng tác quyết tốn, các báo cáo tài chính theo quy định; Tham mƣu cho Ban Giám đốc về các vấn đề liên quan đến tài chính của Cơng ty.

- Phòng Kinh doanh: Thực hiện chịu trách nhiệm và tƣ vấn cho Ban Giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh, về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, giá cả, thị trƣờng tiêu thụ, quy trình giao nhận sản phẩm, các thủ tục liên quan

đến hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm. Triển khai các hoạt động cung ứng, bán hàng của Công ty. Tiếp nhận và phản hồi các thông tin về các sản phẩm sản xuất từ Ban Giám đốc và khách hàng.

- Phịng Tổ chức hành chính: Tham mƣu cho Giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy SXKD và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty; Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên tồn Cơng ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thƣởng, nghỉ hƣu, …; Quy hoạch cán bộ, tham mƣu cho Giám đốc trình Chủ tịch Cơng ty quyết định việc đề bạt, bổ nhiệm, phân công cán bộ lãnh đạo và quản lý (Phó Giám đốc, Trƣởng, phó phịng…) của Cơng ty; Quản lý lao động, tiền lƣơng, chế độ bảo hiểm và trợ cấp cho cán bộ, nhân viên; Quản lý Công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu. Thực hiện cơng tác lƣu trữ các tài liệu đúng theo quy định hiện hành. Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thƣờng.

- Phòng Kỹ thuật: Theo dõi, quản lý chất lƣợng sản phẩm sản xuất, đề xuất các vấn đề liên quan đến chất lƣợng sản phẩm, quy trình cơng nghệ sản xuất, chế biến sản phẩm của Công ty.

- Phân xƣởng sản xuất: gồm phân xƣởng sản xuất chính (hàng đông, hàng khô) và phân xƣởng sản xuất phụ trợ. Thực hiện việc quy trình sản xuất và bảo quản sản phẩm sản xuất.

Tại các phân xƣởng sản xuất có quản đốc phân xƣởng và các tổ trƣởng sản xuất.

+ Quản đốc phân xƣởng đƣợc giao cho quyền quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất tại phân xƣởng trực tiếp phụ trách.

+ Tổ trƣởng sản xuất: là cấp quản lý thấp nhất trong hệ thống quản lý của Công ty. Tổ trƣởng sản xuất giúp việc cho các quản đốc phân xƣởng, chịu sự quản lý trực tiếp của các quản đốc phân xƣởng và đƣợc giao quyền theo dõi kiểm tra, đôn đốc các công nhân trực tiếp tham giam sản xuất tại phân xƣởng thực hiện các công việc quy định nhằm đảm bảo tiến độ, thời gian cũng nhƣ là

kế hoạch sản xuất của phân xƣởng nói riêng và tồn Cơng ty nói chung.

2.2.2. Xác lập các trung tâm trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định Bình Định

Hiện tại, Cơng ty chƣa tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm nhƣ: Trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tƣ. Công ty tổ chức quản lý theo các cấp Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các phòng và phân xƣởng sản xuất. Trách nhiệm, quyền hạn mỗi bộ phận đƣợc quy định. Tuy nhiên, chƣa có sự tách biệt trách nhiệm của từng bộ phận về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, đầu tƣ.

Tại Công ty, các quyết định phần lớn tập trung vào Ban giám đốc và Hội đồng quản trị. Các phòng ban thực hiện theo các chức năng, nhiệm vụ Công ty quy định, chƣa thấy đánh giá trách nhiệm của các phịng đối với doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty.

Phịng kế tốn chỉ mới dừng lại ở mức độ phản ánh về kế tốn tài chính của Cơng ty. Kế tốn trách nhiệm chƣa thể hiện rõ nét, để kế toán trách nhiệm phát huy tác dụng cần phân quyền rõ ràng và cụ thể hơn nữa cho các bộ phận. Do đó, việc thành lập các trung tâm trách nhiệm để nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận là yêu cầu rất cần thiết đối với Công ty.

2.2.3. Cơng tác kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Cổ phần Thủy sản Bình Định

2.2.3.1. Cơng tác lập dự tốn tại Cơng ty

Dự tốn có vai trị rất quan trọng đối với Cơng ty, dự toán đầu tiên cần xác định là dự toán tiêu thụ. Thơng qua dự tốn tiêu thụ, Công ty dự toán đƣợc số lƣợng, đơn giá bán và doanh thu của từng mặt hàng nói riêng và doanh thu của cả Cơng ty nói chung. Và đây cũng là cơ sở để Cơng ty lập dự tốn chi phí sản xuất, dự tốn dịng tiền của Cơng ty, … Tuy nhiên, hiện tại Cơng ty chƣa lập đƣợc dự tốn doanh thu, dự tốn chi phí sản xuất cho những mặt hàng cụ thể.

Hàng năm, căn cứ tình hình tiêu thụ năm trƣớc, chỉ tiêu tăng trƣởng của Hội đồng quản trị đề ra,Phòng kinh doanh sẽ lên kế hoạch về doanh thu, kế

hoạch sản xuất năm. Kế hoạch sản xuất kinh doanh đƣợc thông qua tại Đại hội cổ đông của Công ty.

Nghị quyết Đại hội cổ đông nhiệm kỳ VII (2020-2025) đƣa ra các chỉ tiêu cơ bản cho nhiệm kỳ 2020-2025 của Hội đồng quản trị nhƣ sau:

- Doanh thu tăng từ 5-10% so với năm liền kề

- Lợi nhuận sau thuế đạt 0,65% so với doanh thu trở lên - Chia cổ tức dự kiến từ 7-10%/năm

- Thu nhập bình quân ngƣời lao động tăng hàng năm từ 7-10% - Bảo toàn và tăng ổn định vốn chủ sở hữu.

Nghị quyết cũng đƣa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 nhƣ Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021

Chỉ tiêu ĐVT Số tiền

1. Tổng nhu cầu vốn Triệu đồng 442.000

Trong đó:

- Vốn tự có Triệu đồng 62.000

- Vốn vay VCB Triệu đồng 150.000

- Vốn vay BIDV Triệu đồng 180.000

- Vốn vay VIETIN Triệu đồng 50.000

2. Tổng doanh thu Triệu đồng 1.824.100

3. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 70

4. Kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 50

5. Mặt hàng chủ yếu

- Thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu tƣơi Tấn 2.500 - Thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu Tấn 1.000

- Thành phẩm mua từ bán thành phẩm Tấn 200

- Thành phẩm sản xuất giá trị gia tăng Tấn 11.300

6. Số lao động Ngƣời 1.000

7. Lƣơng bình quân Triệu

đồng/tháng 7,71

8. Lợi nhuận trƣớc thuế Triệu đồng 10.000

Số liệu Bảng 2.1 cho thấy, Công ty khi lập Kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ đề cập đến các chi tiêu tổng thể của Công ty nhƣ: Tổng nhu cầu vốn, tổng doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu, mặt hàng chủ yếu, số lao động, lƣơng bình quân, lợi nhuận trƣớc thuế. Trong kế hoạch chƣa đề cập đến dự tốn doanh thu cho từng mặt hàng; Khơng dự tốn về chi phí (giá vốn) mà chỉ dự toán về giá trị các loại thành phẩm sản xuất nói chung chứ chƣa dự tốn cho các mặt hàng của Cơng ty. Do đó, dự tốn lợi nhuận cũng là số tƣơng đối chứ không phải đƣợc xác định dựa trên chênh lệch doanh thu và chi phí.

2.2.3.2. Phân loại chi phí và phân bổ chi phí cho các trung tâm trách nhiệm

Cơng ty khơng có các trung tâm trách nhiệm, tồn bộ chi phí tại Cơng ty đƣợc phân loại gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí cho các loại nguyên liệu mua vào cho sản xuất kinh doanh (Các loại cá, thủy sản mua vào phục vụ cho sản xuất sản phẩm).

- Chi phí nhân cơng trực tiếp: Chi phí tiền lƣơng và các khoản trích bảo hiểm cho cơng nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

- Chi phí sản xuất chung: Các chi phí phát sinh tại phân xƣởng sản xuất nhƣ: Chi phí tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng cho quản lý phân xƣởng, chi phí cơng cụ dụng cụ, chi phí điện, nƣớc phục vụ tại phân xƣởng sản xuất, khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, khấu hao phân xƣởng, …

- Chi phí bán hàng: Chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm nhƣ: Tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng của bộ phận bán hàng, chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí cơng cụ dụng cụ dùng tại bộ phận bán hàng, khấu hao TSCĐ tại bộ phận bán hàng, …

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí liên quan đến bộ phận quản lý doanh nghiệp nhƣ: Tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng của bộ phận văn phịng cơng ty, chi phí cơng cụ dụng cụ dùng tại bộ phận văn phòng, khấu hao

thiết bị, văn phịng làm việc, chi phí điện thoại, …

Cơng ty tập hợp các khoản chi phí phát sinh vào từng tài khoản tƣơng ứng, Cơng ty chƣa hình thành các trung tâm trách nhiệm nên khơng có phân bổ chi phí theo các trung tâm trách nhiệm.

Đối với các loại chi phí sản xuất nhƣ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, Cơng ty tiến hành tập hợp rồi phân bổ cho từng mặt hàng theo hệ số phân bổ nhƣ Bảng 2.2. Bảng 2.2: Bảng hệ số phân bổ chi phí Tên hàng Giá bán tham khảo (năm trƣớc) Hệ số về giá trị (căn cứ theo giá bán b/q, net 100) % mạ băng HSPB nguyên liệu HSPB lƣơng hàng sản xuất HSPB lƣơng hàng tái chế HSPB lƣơng hàng thay thùng 1. Dũa - Dũa F CD 1-2lbs 5,50 1,83 1,00 1,83 1,60 0,92 0,13 - Dũa F CD 200-300 4,00 1,33 1,00 1,33 1,60 0,92 0,13 …. 2. Kiếm còn da - Kiếm CD 2-4 6,00 1,50 1,00 1,50 1,71 0,92 0,13 - Kiếm CD 3-5 7,00 1,75 1,00 1,75 1,71 0,92 0,13 ……. 3. Ngừ còn da - Ngừ CD 1-2-A 5,70 1,14 1,00 1,14 1,71 0,92 0,13 - Ngừ CD 1-2 5,00 1,00 1,00 1,00 1,71 0,92 0,13 ………

Trên cơ sở tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và hệ số phân bổ chi phí, kế tốn tiến hành tính giá thành sản phẩm.

Bảng 2.3: Bảng tính giá thành tháng 3/2021 Tên hàng Số lƣợng (kg) Giá thành (đồng) Giá thành đơn vị (đồng/kg) 1. Dũa - Dũa F CD 1-2lbs 8.840,7 1.051.720.614 118.963 - Dũa F CD 200-300 493,7 45.024.930 91.199 ……………… ……………… ……………… ……………… 2. Kiếm còn da - Kiếm CD 2-4 1.886,2 150.120.586 79.589 - Kiếm CD 3-5 1.215,8 110.865.889 91.188 ……………… ……………… ……………… ……………… 3. Ngừ còn da - Ngừ CD 1-2-A 431,8 59.209.412 137.122 - Ngừ CD 1-2 3.076,5 476.500.285 154.884 ……………… ……………… ……………… ………………

(Nguồn: Cơng ty Cổ phần Thủy sản Bình Định)

2.2.3.3. Phân tích biến động chi phí

Các chi phí phát sinh tại Cơng ty đƣợc ghi nhận theo kế tốn tài chính, tức là phản ánh thực tế các khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ chứ chƣa có phân tích biến động chi phí tăng hay giảm, tăng giảm bao nhiêu, nguyên nhân của sự biến động đó là gì.

Trong Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021, chƣa đề cập đến dự tốn các khoản mục chi phí nên Cơng ty khơng thể tiến hành phân tích biến

động chi phí thực tế phát sinh so với dự toán.

2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định ty Cổ phần Thủy sản Bình Định

* Các chỉ tiêu đánh giá của trung tâm chi phí

Cơng ty khơng hình thành các trung tâm chi phí, mọi chi phí phát sinh đƣợc kế toán ghi nhận vào các khoản mục chi phí nhƣ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, … Cơng ty chƣa có dự tốn chi phí trong năm nên chƣa thể có chỉ tiêu để đánh giá chi phí thực tế chênh lệch bao nhiêu so với dự toán.

* Các chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu

Doanh thu thực tế năm 2021 là 1.396.650 triệu đồng. Chênh lệch so với dự toán là: 1.396.650 – 1.824.100 = - 427.450 (triệu đồng)

Trong năm 2021, doanh thu thực tế của Công ty giảm 427.450 triệu đồng so với dự toán. So với doanh thu năm 2020, năm 2021 giảm 170.984 triệu đồng. Việc giảm này nguyên nhân chủ yếu là do tình hình dịch Covid 19 lan rộng, hoạt động sản xuất bị ảnh hƣởng và lƣợng tiêu thụ cũng giảm đáng kể.

* Các chỉ tiêu đánh giá của trung tâm lợi nhuận

Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2021 là 7.620 triệu đồng. Chênh lệch so với dự toán là: 7.620 – 10.000 = - 2.380 triệu đồng. So với lợi nhuận trƣớc thuế năm 2020 (7.664 triệu đồng) thì lợi nhuận năm 2021 giảm 44 triệu đồng.

* Các chỉ tiêu đánh giá trung tâm đầu tư

ROI =

5.691.408.219

(495.580.950.461+350.495.422.264)/2 = 0,0135

Nhƣ vậy, một đồng tài sản đem đầu tƣ, Công ty sẽ thu đƣợc 0,0135 đồng lợi nhuận sau thuế.

2.2.4. Báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định phần Thủy sản Bình Định

Tại Cơng ty khơng hình thành các trung tâm trách nhiệm nên chƣa có

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần thủy sản bình định (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)