Đa số những người nông dân được hỏi đều không nhận thấy những khó khăn khi họ tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên, theo phân tích ở phần trước thì khả năng tiếp cận thị trường của nông dân là kém nhất. Những thông tin mà người nông dân không nắm được là nhu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm và giá cả sản phẩm.
Để giúp người dân khắc phục được những hạn chế trên, chúng ta cần tạo cho người nông dân nhiều kênh để nắm bắt thông tin thị trường và những kênh này đều phải gần gủi với người nông dân. Để người nông dân có được thông tin, các cơ quan chức năng có thể tham khảo và xây dựng những kênh thông tin sau:
Thứ nhất, cán bộ nông nghiệp xã cập nhật thông tin về nhu cầu thị trường, thông báo tại các bảng tin của xã và trên các phương tiện truyền thanh như loa, đài .v.v.
Thứ hai, chính quyền địa phương có thể cung cấp số điện thoại văn phòng kinh doanh của các công ty chế biến và xuất khẩu cao su để người dân có thể tự mình liên lạc và trao đỗi thông tin với các công ty này.
Thứ ba, Đài truyền hình tỉnh và báo chí địa phương cần có những bảng tin thông báo về thông tin thị trường như chương trình “thông tin giá cả thị trường” của đài truyền hình Huế nhưng thông tin về mỗi loại sản phẩm phải cụ thể hơn nữa. Ngoài thông tin về giá cả như chương trình đã đưa, cần bổ sung thêm các thông tin như số lượng, chất lượng, địa điểm có khả năng tiêu thụ nhiều nhất, đối tượng có khả năng thu mua với giá cao nhất và những dự báo về xu hướng trong tương lai của các nhà kinh tế.
Thứ tư, trên các website của các cơ quan chức năng của tỉnh cần có 1 chuyên mục cập nhật thông tin về tình hình giá cả và nhu cầu thị trường trong nước và thị trường quốc tế để các cơ quan chức năng địa phương và các đài truyền hình, truyền thanh có thể tham khảo.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN
Từ phân tích thực trạng tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh TTH, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau:
- Trong những năm qua, diện tích và sản lượng cao su trên toàn tỉnh luôn tăng đáng kể và có sự phục hồi mạnh mẽ sau bão năm 2006. Hầu hết diện tích cao su trên toàn tỉnh đều được trồng bởi các dự án như dự án 327, dự án đa dạng hóa nông nghiệp của chính phủ.
- Mặc dù diện tích và sản lượng cao su của tỉnh tăng nhanh nhưng cao su vẫn chưa thể có mặt trong danh sách những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
- Đóng vai trò qua trọng trong quá trình tiêu thụ mủ cao su của tỉnh là các nhà thu gom nhỏ địa phương và các nhà thu gom lớn trong vùng.
- Chuỗi cung cao su mang tính cơ hội nhiều hơn là hợp tác. Hầu hết các thành phần trong chuỗi chưa thực sự hợp tác với nhau để cùng tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển cao su bị thiếu hụt nghiêm trọng.
- Dòng thông tin trong chuỗi nghèo nàn (chủ yếu là thông tin về giá) đã cản trở đến việc điều chỉnh quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường xuất khẩu và trong nước.
- Phương thức thanh toán chủ yếu của các thành phần trong chuỗi là tiền mặt và chuyển khoản.
- Thuận lợi cơ bản trong tiêu thụ mủ cao su ở TTH là (1) nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới và một số nước nhập khẩu lớn cao su tự nhiên của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh; (2) giá cao su trong những năm qua liên tục tăng và có xu hướng tăng lên; (3) Chính phủ đã có những chủ trương, chính
sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phân kinh tế tham gia trồng và tiêu thụ cao su. Tuy nhiên, cao su TTH vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lơn. Đó là (1) quy mô sản xuất nhỏ hẹp, phân tán, hiệu quả chưa cao; (2) chất lượng mủ cao su vẫn còn thấp; (3) quy hoạch tổng quan phát triển trồng cao su trên toàn tỉnh vẫn chưa thực sự hiệu quả; (4) cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ cao su còn thiếu hụt; (5) kiến thức và ý thức của người nông dân chưa cao.
- Trên cơ sở thực trạng đã phân tích ở trên, đề tài đã đề xuất mục tiêu, quan điểm và các giải pháp cơ bản để nâng cao khả năng tiêu thụ cao su ở TTH. Các giải pháp đó là (1) nâng cao năng lực hoạt động của công ty cao su Nam Đông và công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà; (2) tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các công ty trong tỉnh, các nhà thu gom lớn với người nông dân trồng cao su; (3) nâng cao công tác thông tin thị trường; (4) nâng cao chất lượng mủ cao su ở khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch.
II. KIẾN NGHỊ
Để cho các giải pháp trên có thể thực hiện được chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
1. Đối với các hộ nông dân: nhanh chóng đỗi mới cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đó là lấy thị trường làm trung tâm để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình.
2. Đối với các doanh nghiệp trong tỉnh: cần xâm nhập và khai thác nhiều hơn nữa các thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước, không nên quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các hộ nông dân trồng cao su để giải quyết 2 vấn đề cơ bản là xây dựng vùng nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng mủ cao su.
3. Đối với chính quyền địa phương các huyện có trồng cao su: chủ động mở các lớp tập huấn kỹ thuật hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cao su trong tỉnh mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người nông dân.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình chăm sóc, thu hoạch cao su của người nông dân nhằm đảm bảo người nông dân tiến hành theo đúng quy trình kỹ thuật. Thường xuyên cập nhật và thông báo giá cao su cho người nông dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng.
- Có phương án đề xuất lên chính quyền cấp tỉnh để xin ngân sách, đồng thời trích một phần đáng kể trong ngân sách của huyện để đầu tư cơ sở hạ tầng, đường sá phục vụ cho cây cao su.
- Nhanh chóng hoàn thiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về mặt pháp lý cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào cây cao su trên địa bàn huyện mình.
4. Đối với ngân hàng NN&PTNT các huyện có trồng cao su: thực hiện nghiêm túc quy định của Nhà nước về vấn đề cho vay vốn đối với các hộ nông dân trồng cao su, tránh tình trạng thu nợ chưa đến hạn, gộp lãi vào nợ gốc để tính lãi .v.v. Có các chương trình ưu đãi lãi suất cho các hộ nông dân trồng cao su; nhanh chóng xử lý các hồ sơ vay vốn trồng cao su và tiến hành giải ngân cho người nông dân tránh tình trạng chậm trể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê Thừa Thiên Huế, niên giám thống kê 2008.
2. Ngô Kim Yến, Trần Văn Ơn, Đánh giá nhanh thị trường nông sản.
3. Phùng Thị Hồng Hà, Tiêu thụ thủy sản nuôi trồng ở Thừa Thiên Huế, NXB Đại học Huế, Huế 2008.
4. Báo cáo tình hình phát triển cao su tại Thừa Thiên Huế năm 2007; Trung tâm khuyến Nông – Lâm, ngư Thừa Thiên Huế; 2007.
5. Báo cáo tham luận tổng kết đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Quyết định 86 – TTg ngày 05 tháng 02 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển cây cao su; Trung tâm khuyến Nông – Lâm, ngư Thừa Thiên Huế; 2008.
6. http://www.agro.gov.vn
7. http://www.rubbergroup.vn
8. http://www.thitruongcaosu.net
PHỤ LỤC 1
CHI PHÍ BÌNH QUÂN TRÊN 1 HA CAO SU CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ĐVT: 1000 đồng THỜI KỲ KTCB TKKD Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Giống 1598,36 156,81 29,97 - - - - Phân bón 1082,84 1352 805,99 1198 1323,46 1524,15 1660,10 1996,25 1898,9 1813,82 1943,56 2319,18 2288,1 Vôi, hóa chất 271,601 75,90 75,03 - - - - Thuốc trừ sâu 4,88 137,03 114,32 135,89 118,83 119,26 119,26 119,26 117,23 118,49 118,49 118,49 118,49 Dọn thực bì 402,37 - - - - Thiết kế,quản lý 114,19 2 3 , 1 4 1 0 , 3 3 4 , 0 7 3 , 6 9 - - - - Nhân công 1603,30 1 2 1 7 1462,80 878,49 897,61 987,25 1097,66 2790,14 3374,7 4158,39 4511,59 5391,63 5422,7 Công cụ,vận chuyển 50,40 40,97 34,95 34,95 34,95 69,90 69,02 149,98 2443,1 2780,06 2699,02 2886,87 3200,3 Tổng chi phí 5127,94 3002,86 2533,38 2251,35 2378,55 2700,56 2946,04 5055,62 7834 8870,75 9272,67 10716,17 11029,6
Nguồn: Số liệu điều tra 2009
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY CAO SU CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN
ĐVT: 1000 đồng
TKKTCB TKKD
Chi phí 4.261 1.786 1.409 1.388 1.706 1.839 1.627 1.627 8.113 10.174 11.792 15.328 15.967 Tích lũy CP 4.261 6.047 7.456 8.844 10.550 12.389 14.017 15.644 23.757 33.931 45.722 61.050 77.017 Doanh thu - - - 31.165 43.260 56.320 62.042 73.588 Tích lũy DT - - - 31.165 74.425 130.745 192.788 266.376 Th.gian hoàn vốn (4.261) (6.047) (7.456) (8.844) (10.550) (12.389) (14.017) (15.644) 7.408 40.495 85.023 131.738 189.359 Dòng tiền (4.261) (1.786) (1.409) (1.388) (1.706) (1.839) (1.627) (1.627) 23.052 33.087 44.528 46.715 57.621 FV(CF) 16.600 6.213 4.376 3.849 4.225 4.066 3.212 2.868 12.766 14.293 14.791 17.167 15.967 FV(DT) - - - 49.039 60.777 70.648 69.488 73.588 NPV 203.147 Thu nhập/ha 32.795,36 TN/ha PPHT 41.000,59 IRR 38%
Nguồn: Số liệu điều tra 2009
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY CAO SU CỦA HUYỆN HƯƠNG TRÀ
ĐVT: 1000 đồng
THỜI KỲ KTCB TKKD
Chi phí 4.801 2.938 2.757 2.711 2.723 2.740 2.740 2.748 8.977 9.958 9.129 10.714 11.317 Tích lũy CP 4.801 7.739 10.495 13.206 15.929 18.669 21.408 24.156 33.133 43.091 52.220 62.934 74.251 Doanh thu - - - 32.440 42.929 41.703 52.389 68.511 Tích lũy DT - - - 32.440 75.369 117.072 169.461 237.972 Th.gian hoàn vốn (4.801) (7.739) (10.495) (13.206) (15.929) (18.669) (21.408) (24.156) (693) 32.27 8 64.852 106.527 163.721 Dòng tiền (4.801) (2.938) (2.757) (2.711) (2.723) (2.740) (2.740) (2.748) 23.463 32.971 32.574 41.675 57.195 FV(CF) 18.703 10.220 8.562 7.518 6.742 6.056 5.407 4.842 14.125 13.990 11.451 12.000 11.317 FV(DT) - - - 51.044 60.312 52.312 58.676 68.511 NPV 159.922 Thu nhập/ha 25.817,32 TN/ha PPHT 37.575,46 IRR 31%
Nguồn: Số liệu điều tra 2009
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY CAO SU CỦA HUYỆN NAM ĐÔNG
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Chi phí/ha/năm 5.711 3.612 2.948 2.417 2.515 3.087 3.679 7.894 7.267 7.640 7.640 7.640 7.640 Tích lũy CP 5.711 9.323 12.271 14.688 17.203 20.290 23.969 31.862 39.130 46.769 54.409 62.049 69.688
Doanh thu - - - 15.796 17.896 25.479 26.742 20.218 15.476
Tích lũy DT - - - 15.796 33.692 59.172 85.914 106.132 121.608
Thời gian hoàn
vốn (5.711) (9.323) (12.271) (14.688) (17.203) (20.290) (23.969) (16.066) (5.438) 12.402 31.505 44.083 51.919 Dòng tiền (5.711) (3.612) (2.948) (2.417) (2.515) (3.087) (3.679) 7.903 10.629 17.840 19.102 12.578 7.836 FV(CF) 22.248 12.566 9.155 6.704 6.227 6.825 7.261 13.911 11.435 10.733 9.583 8.556 7.640 FV(DT) - - - 27.838 28.160 35.797 33.545 22.644 15.476 NPV 30.616 Thu nhập/ha 4.943 TN/ha PPHT 12.648 IRR 18%
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY CAO SU CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐVT: 1000 đồng THỜI KỲ KTCB TKKD Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Chi phí/ha/năm 5.128 3.003 2.533 2.251 2.379 2.701 2.946 5.056 7.834 8.871 9.273 10.716 11.030 Tích lũy chi phí 5.128 8.131 10.664 12.916 15.294 17.995 20.941 25.996 33.830 42.701 51.974 62.690 73.720 GO/ha/năm - - - 7.898 24.743 33.920 38.069 38.498 43.291
Tích lũy doanh thu - - - 7.898 32.641 66.560 104.629 143.128 186.418
Tổng chi phí TKKTCB 20.941 Khấu hao 1.047 Chi phí BQ/năm TKKD 8.796 Tổng chi phí 9.844 Sản lượng BQ 3.462 Giá vốn/kg mủ 2.84 Th.gian hoàn vốn (5.128) (8.131) (10.664) (12.916) (15.294) (17.995) (20.941) (18.098) (1.189) 23.859 52.656 80.438 112.699 Dòng tiền (5.128) (3.003 ) (2.533) (2.251) (2.379) (2.701) (2.946) 2.842 16.909 25.049 28.796 27.782 32.261 FV(CF) 19.978 10.446 7.868 6.243 5.889 5.970 5.815 8.910 12.327 12.463 11.632 12.002 11.030 FV(GO) - - - 13.919 38.933 47.654 47.754 43.118 43.291 NPV 104.097 Thu nhập/ha 16.805 TN/ha PPHT 22.273 IRR 27%
PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ * Thông tin về chủ hộ:
1. Họ tên chủ hộ:...Tuổi...Giới tính...
2.Địa chỉ:Thôn...Xã...Huyện... 4. Trình độ văn hóa của chủ hộ:...
I. Tình hình chung của hộ
1.1. Lao động, nhân khẩu:
Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Nam
-Nhân khẩu Người
-Lao động Lao động
+ Trong độ tuổi Lao động + Ngoài độ tuổi Lao động 1.2. Tư liệu sản xuất:
Loại TLLĐ Số lượng(cái ) Giá trị(tr đ) Thời gian có thể sử dụng Thời gian đã sử dụng 1.Máy bơm nước
2.Máy kéo
3.Máy phun thuốc
1.3. Vốn vay cho sản xuất cao su
Nguồn vay Thời hạn vay(Tháng) Lãi suất vay(%) Tổng số vốn đã vay(tr.đ) +Vay ngân hàng
+Vay
1.4. Diện tích đất sản xuất: Gia đình có bao nhiêu diện tích đất sản xuất? loại nào?
Loại đất diện tíchTổng (m2)
Nguồn hình thành (m2) Cấp đấu thầu Khai
hoang khác 1.Đất trồng cây
HNăm
năm - Cao su 4. Đất khác
1.6. Tình hình sử dụng lao động cho sx cao su
Có bao nhiêu lao động tham gia vào việc sản xuất cao su của hộ? Loại lao động Số lượng LĐ Số tháng làm trong năm (tháng) Bình quân (ngày/tháng) Tổng số ngày làm trong năm Cao nhất Thấp nhất Tổng số 1. Lao động gia đình - LĐ chính - Lao động phụ 2. LĐ thuê - Thuê th xuyên - Thuê thời vụ
- Giá tiền công lao động : Thường xuyên:... Thời vụ:...
II. Tình hình sản xuất của hộ
2.1. Gia đình hiện đang sản xuất những loại cây (con) gì? diện tích? sản lượng thu hoạch? Giá bán bình quân của mỗi loại?
Loại cây trồng (con gia súc) Số lượng (ha) (con) Sản lượng thu hoạch (tạ) Sản lượng bán ra Giá bán bìnhquân (1000 đ) Tổng giá trị (1000 đồng) Lúa Lạc Sắn Cao su
2.2. Diện tích sx cây cao su
Năm trồng Diện tích (ha)
III. CHI PHÍ SẢN XUẤT CAO SU
3.1. Chi phí sản xuất CAO SU thời kì KTCB
Loại chi phí Trồng mới Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ 1. Giống 2. Phân bón … 3. Thuốc bảo vệ Tv - - 4. Dịch vụ 5. Chi khác - Thuế - bảo hiểm
3.2. Chi phí sản xuất và sản lượng CAO SU thời kì kinh doanh
Loại chi phí Năm 7 Năm 8 Năm 9 ….. …..
Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ Kg 1000 đ 2. Phân bón … 3. Thuốc bảo vệ Tv - - 4. Dịch vụ 5. Chi khác - Thuế - bảo hiểm 6. Sản lượng thu hoạch Giá bán
TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1. Bác bán mủ CAO SU ở đâu? lượng bán ở các địa điểm? giá cả? Nơi bán % lượng bán so
với SL sản xuất
Giá bán bình quân (1000 đ)
Phương thức thanh toán
2. Trước khi bán, bác có biết thông tin về giá bán CAO SU trên thị trường không?
Thông tin đó do ai cung cấp...
...
3. Trong số những nơi (người) mà bác thường bán, Bác thích bán cho nơi nào (ai) nhất? Vì sao?...
...
4. Người mua sản phẩm có hỗ trợ gì cho bác không? (vốn, kỹ thuật..)...
...
5. Những hỗ trợ trên có kèm theo điều kiện gì không?...
...
6. Khi bán sản phẩm, bác có gặp khó khăn gì từ phía người mua? Nêu cụ thể ...
...
...
. Khi bán sản phẩm, Bác có phải chi thêm khoản chi phí nào ngoài chi phí sản xuất?Bao nhiêu? - Vận chuyển:... - ...
- bảo quản sản phẩm ... -...
9. Bác có biết nơi cuối cùng mà sản phẩm của Bác sẽ đến?...
10. Giá bán của sản phẩm tại nơi cuối cùng là bao nhiêu?...
11. Bác có suy nghĩ gì về sự chênh lệch giá bán?...
12. Vì sao bác không đưa sản phẩm của mình đến tận nơi cuối cùng để bán?...
...
13. Để đưa sản phẩm đến nơi cuối cùng, theo bác cần có điều kiện gì...
...
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐIỀU TRA NHÀ THU MUA
Họ và tên: ... Địa chỉ: ... 1.Một ngày mua bao nhiêu kg mủ?
Loại sản phẩm Lượng mua bq một ngày
(kg)
Giá mua
(1000 đ) Số ngày muabq tháng
2. Bác có xác định trước lượng mua trong ngày? ... Vì sao?... 3. Bác thường mua sản phẩm của những ai? Phương thức mua? phương thức thanh toán? Các đối tượng khác nhau thì giá mua có khác nhau không?