Dòng thông tin trong chuỗi

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế” potx (Trang 49 - 53)

Như đã trình bày ở phần lý luận, trong kinh doanh hiện đại, các nhà sản xuất các trung gian cần phải nắm bắt được các nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng về chất lượng, chủng loại, mẫu mã hàng hóa để từ đó điều chỉnh quá trình sản xuất sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Cao su Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là các loại cao su khối và một phần là cao su Latex. Vì thế thông tin trong chuỗi bao gồm các thông tin về giá, số lượng và chất lượng (chủng loại). Nhưng để tính được giá của một kg mủ cao su cũng không thật sự đơn giản vì người ta phải tính giá 1 kg mủ đông thông qua giá của 1 kg mủ cốm. Ví dụ về cách tính như sau: người ta lấy 1 kg mủ đông mang cán ép để thành mủ cốm, rồi lấy khối lượng mủ cốm thu được từ việc cán ép 1 kg mủ đông đó nhân với giá tiền của 1 kg mủ cốm để có được giá tiền của 1 kg mủ đông. Chính vì có sự nhập nhằng trong cách tính giá như vậy nên người nông dân luôn ở trong tình trạng mù mờ về giá.

Kết quả điều tra cho thấy, có sự khác biệt lớn giữa khả năng nắm bắt thông tin của các thành phần trong chuỗi. Sơ đồ 1.5 cho thấy:

Người nông dân là thành phần trong chuỗi có khả năng thu thập thông tin kém nhất. Mọi thông tin về giá cả, số lượng và chất lượng sản phẩm đều phụ thuộc vào các công ty, sau đó là các nhà thu gom. Trước khi quyết định bán mủ cao su, ngoài những thông tin từ các nhà thu gom, các hộ thường hỏi thông tin trực tiếp từ một số hộ trong xã. Công ty chế biến xuất khẩu chỉ thông báo trước 1 ngày giá mủ cốm cho các nhà thu gom khi có sự thay đỗi về giá thông qua điện thoại, vì vậy việc khảo sát giá của người nông dân từ các Công ty là có thể thực hiện được nhưng như đã nói ở trên việc quy đỗi từ giá mủ cốm sang giá mủ đông có sự nhập nhằng trong cách tính nên đa số nông dân vẫn không tính được. Khó khăn này đã được một số công ty chế biến xuất khẩu giải quyết bằng cách trong quá trình thu mua các công ty này mang máy cán ép loại nhỏ về tận xã để tiến hành cán ép và tính giá trực tiếp cho người nông dân nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Những khó khăn này dẫn đến tình trạng các hộ nông dân không điều chỉnh được quá trình thu hoạch theo đúng nhu cầu của người tiêu dùng.

Sơ đồ 1.5: Dòng thông tin chuỗi cung sản phẩm mủ cao su ở TTH

Ngược lại, thông tin về giá cả, số lượng và chất lượng sản phẩm giữa đối tác và các công ty chế biến và xuất khẩu cao su là rất đầy đủ và rõ ràng. Các đơn vị nhập khẩu nước ngoài phải thông báo giá và hợp đồng về số lượng và chất lượng sản phẩm cho các công ty chế biến và xuất khẩu tham khảo, nếu hợp đồng được ký, các đơn vị nhập khẩu nước ngoài phải chuyển tiền vào tài khoản trước, sau đó các công ty chế biến và xuất khẩu cao su mới xuất hàng. Theo công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà, giá bán được thông báo rất rõ ràng gồm hai loại: giá tại nhà máy và giá tại cửa khẩu Móng Cái, giá tại cửa khẩu thường cao hơn giá tại nhà máy 3 triệu đồng.

Hộ nông dân trồng cao su

Cty CPCS Nam Đông Thu gom nhỏ ở Xã Nhà máy CB&XK CS Hương Vân Thu gom lớn Cty cao su Quảng Trị Cty cao su Đà Nẵng

Như vậy, người nông dân là đối tượng nhận thông tin kém nhất trong chuỗi và bản thân họ không có khả năng phân tích thị trường để dự báo mức độ biến động giá cả thị trường. Điều này gây nên sự thua thiệt rất lớn cho họ.

Từ những phân tích trên cho thấy, chuỗi cung cao su của TTH phải đối mặt với các trở ngại chính là:

- Chuỗi cung mang tính cơ hội nhiều hơn là hợp tác. Hầu hết các thành phần trong chuỗi chưa thực sự hợp tác với nhau để cùng tạo ra những sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiên dùng cuối cùng. Bằng chứng là người nông dân chỉ biết bán cái họ có mà không biết thị trường đang cần loại sản phẩm gì. Trong khi đó, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu biết rất rõ nhu cầu của nhà nhập khẩu nhưng không thể điều khiển được nhà thu gom và người nông dân. Chính vì điều đó mà các nhà thu gom chỉ biết mua cái mà nông dân bán để rồi đem bán cho các nhà chế biến và xuất khẩu.

- Ý thức và kiến thức của người nông dân về kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch còn hạn chế. Sau khi các dự án rút lui, người nông dân bắt đầu bỏ bê việc chăm sóc vườn cây và thu hoạch một cách bừa bãi làm cho tuổi thọ của vườn cây giảm đi nhanh chóng và chất lượng mủ thấp. Ở một số xã, chính quyền địa phương đã có sự can thiệp để bảo vệ vườn cây nhưng phần lớn việc thu hoạch bừa bãi vẫn xảy ra theo cách làm tự phát của người dân.

- Dòng thông tin chuỗi nghèo nàn (chủ yếu là thông tin về giá) đã cản trở đến việc điều chỉnh quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

- Hai công ty chế biến và xuất khẩu cao su trong tỉnh có thể là những trưởng chuỗi, điều tiết toàn bộ quá trình tiêu thụ cao su của chuỗi nhưng họ vẫn chưa phát huy hết lợi thế, chưa có tầm nhìn chiến lược và chưa có một phương thức kinh doanh hợp lý, hiệu quả. Hiện tại, họ vẫn rơi vào tình trạng bị các nhà nhập khẩu Trung Quốc điều tiết, vẫn phải chạy theo các nhà nhập khẩu Trung Quốc mà chưa có một đầu ra ổn định và lâu dài.

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế” potx (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w