Chênh lệch giá

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế” potx (Trang 45 - 49)

Rất khó có thể đưa ra một con số chính xác về giá bán và chênh lệch giá bán giữa các trung gian trong chuỗi do giá cả luôn biến động và phụ thuộc vào mức độ hao hụt của cao su. Tuy nhiên, qua phỏng vấn các hộ nông dân, nhà thu gom cho đến các doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu cao su trong tỉnh, chúng tôi có thể đưa ra bảng giá tham khảo và một số nhận xét như sau:

Bảng 6: Chênh lệch giá bán từ hộ đến các công ty chế biến

ĐVT: 1000 Đồng/Kg. Loại cao su Giá bán của ND

cho thu gom

Giá thu gom bán

cho công ty Chênh lệch

Mủ đông 11 15,7 4,7

Mủ nước 7 11 4

Nguồn: số liệu điều tra 2009

Trên thực tế, việc chênh lệch giá thể hiện như đã trình bày trong bảng 6, nhưng khi thỏa thuận giá với người nông dân, nhà thu gom luôn dùng cách tính giá nhập nhằng để làm giảm khoảng chênh lệch này, đánh lừa, ép giá người nông dân. Ví dụ, theo anh Thưởng ở xã Hương Bình, huyện Hương Trà thì cách tính giá cho một kg mủ nước được tính như sau: lấy 500g mủ nước đem rán khô trên chảo lửa ga, giả sử thu được 200g mủ khô (tương tự mủ cốm của nhà máy chế biến), sau đó sử dụng công thức sau để tính giá cho 1 kg mủ nước: 0,2 x 18 x 96 x giá mủ cốm. Giá mủ cốm được các nhà thu gom hạ xuống 4 – 5 giá so với giá của các công ty đưa ra để thu mua cho người nông dân. Bằng lập luận mủ sẽ hao hụt trong quá trình bảo quản và vận chuyển để đánh lừa người nông dân, nhà thu gom tiếp tục trừ 5 – 10 kg/tạ đối với mủ nước và từ 10 – 15 kg/tạ đối với mủ đông 2 – 3 ngày. Nhưng theo cách tính trên ta thấy cách tính giá này đã loại bỏ hết hao hụt cho nhà thu mua.

Từ bảng chênh lệch giá trên ta có thể dự kiến chênh lệch lợi nhuận giữa các thành phần trong chuỗi như sau:

Từ hộ nông dân – thu gom nhỏ - thu gom lớn – công ty chế biến và xuất khẩu.

Theo tính toán bình quân 1 kg mủ cao su, các hộ bán với giá 7,5 nghìn đồng, chi phí trung gian (IC) là 2,84 nghìn đồng. Như vậy, bình quân 1 kg mủ cao su các hộ nông dân thu được 4,66 nghìn đồng (không lao động gia đình).

Để bán cao su cho các nhà thu gom lớn, các nhà thu gom nhỏ phải bỏ ra một khoản chi phí cho việc thu mua và vận chuyển là 170 đồng/kg. Các nhà thu gom nhỏ thu được 430 đồng/kg bằng việc bán lại ngay tại địa phương cho các nhà thu gom lớn.

Các nhà thu gom lớn tiếp tục vận chuyển cao su đến bán trực tiếp cho các công ty cao su ở ngoài tỉnh với giá bình quân 13,3 nghìn đồng/kg, chi phí trung gian mà các nhà thu gom lớn phải bỏ ra là 610 đồng/kg, lợi nhuận 4,59 nghìn đồng/kg.

Hộ nông dân – nhà thu gom nhỏ - công ty chế biến và xuất khẩu cao su ngoài tỉnh.

Hộ nông dân - nhà thu gom lớn – công ty chế biến và xuất khẩu cao su ngoài tỉnh.

Với hai kênh này việc tính toán lợi nhuận thu được từ các thành phần trong chuỗi là rất khó bởi phần lớn các nhà thu gom đều có móc ngoặc với nhân viên KCS để gian lận trong quá trình lấy mẫu cán ép để tính giá khi bán cho các công ty chế biến và xuất khẩu. Để dễ dàng tính được lợi nhuận của nhà thu gom nhỏ trong chuỗi chúng tôi quyết định tính theo giá bán theo cách xác định mẫu bình quân 3 kg cao su mủ đông tạo ra được 1 kg mủ cốm để tính giá; đối với các nhà thu gom lớn chúng tôi chọn hình thức các nhà thu gom lớn bán cao su thành phẩm cho các công ty chế biến và xuất khẩu có trừ chi phí chế biến.

Bảng 7: Chênh lệch giá giữa các thành phần trong chuỗi (tính trên 1 kg mủ)

ĐVT: 1000 đồng/kg

Chỉ tiêu Hộ nông dân

Thu gom nhỏ Thu gom lớn

Bán cho thu gom lớn Bán cho Công ty

Mủ nước Mủ đông Mủ nước Mủ đông Mủ nước Mủ đông Mủ nước Mủ đông

Chi phí sản xuất 2,84* 2,84* 6,5 7,5 6,5 7,5 6,5 7,5 - 8,1

Chi phí lưu thông 0 0 0,17 - 0,2 0,17 - 0,2 0,87 - 1,1 0,37 - 0,46 0,87 - 1,1 0,61 Tổng chi phí 2,84 2,84 6,67 - 6,7 7,67 - 7,7 7,37 - 7,6 7,87 - 7,96 7,37 - 7,6 8,11 - 8,71

Giá tiêu thụ 6,5 7,5 7,1 8,1 12,3 13,3 12,3 13,3 - 17,7

Lợi nhuận 3,66 4,66 0,4 - 0,43 0,4 - 0,43 4,7 - 4,93 5,34 - 5,43 4,7 - 4,93 4,59 - 9,59

* Nguồn phụ lục 1 “Hiệu quả sản xuất cây cao su của tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Đối với nhà thu gom nhỏ, nếu sản phẩm là mủ nước, giá mua từ các hộ nông dân bình quân là 6,5 nghìn đồng/kg đối với mủ được lấy từ những vườn cây được bón phân đầy đủ và áp dụng phương pháp cạo D2. Nhà thu gom nhỏ vận chuyển mủ đến bán cho công ty cao su Quảng Trị ngay trong ngày với giá 12,3 nghìn đồng/kg, chi phí nhà thu gom phải bỏ ra bình quân là 870 – 1100 đồng/kg trong đó bao gồm chi phí nhân công, chi phí xăng xe máy, khấu hao thùng, xe máy và chi phí thuê xe tải vận chuyển. Như vậy, nhà thu gom nhỏ có lợi nhuận bình quân là 4,7 nghìn – 4,93 nghìn đồng/kg. Đối với sản phẩm là mủ đông, nhà thu gom tiến hành mua và gửi lại ở các hộ gia đình nông dân với giá bình quan 7,5 nghìn đồng/kg, sau khi đã mua đủ số lượng cần thiết (khoảng 5 – 7 ngày), các nhà thu gom tiến hành vận chuyển đến bán trực tiếp cho các công ty cao su Quảng Trị, với chi phí thu mua và vận chuyển khoảng 460 đồng/kg các nhà thu gom nhỏ thu được một khoảng lợi nhuận tương ứng là 5,34 nghìn đồng/kg.

Nhà thu gom lớn cũng thu mua đồng thời cả hai loại mủ đông và mủ nước, nhưng mủ nước chỉ tập trung chủ yếu ở huyện Hương Trà và chênh lệch giá trị cũng tương tự như các nhà thu gom nhỏ nếu không bán theo hình thức thuê các công ty chế biến rồi bán lại cho chính các công ty này. Hình thức thu mua thành phẩm sau chế biến này được thu mua chủ yếu bởi công ty cao su Đà Nẵng. Sau khi thu mua đủ số lương cho một chuyến xe (khoảng 5 – 7 tấn), nhà thu gom lớn vận chuyển vào công ty cao su Đà Nẵng và bán theo hình thức thuê các công ty này chế biến, sau đó bán thành phẩm (mủ cốm) lại cho các công ty này với giá từ 40 nghìn – 53 nghìn/kg mủ cốm, giá này công ty đã trừ chi phí chế biến (theo công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà, cao su mủ cốm xuất khẩu sang Trung Quốc có giá tại cửa khẩu Móng Cái là 60 nghìn đồng/kg). Theo ông Vinh, một nhà thu mua lớn ở Hương Trà thì bình quân cứ 3 kg mủ đông chế biến thành 1 kg mủ cốm. Như vậy, giá 1 kg mủ đông nếu bán theo hình thức này giao động từ 13,3 nghìn – 17,7 nghìn

đồng/kg. Với chi phí bình quân là 610 đồng/kg, lợi nhuận tương ứng là từ 4,59 nghìn – 9,59 nghìn đồng/kg.

Từ những phân tích trên cho thấy, người nông dân vẫn là đối tượng chịu thiệt thòi nhất. Chi phí mà họ phải bỏ ra là lớn nhất trong những thành phần của chuỗi nhưng lợi nhuận mà họ có được từ việc trồng cây cao su là thấp hơn rất nhiều so với những gì họ đã bỏ ra. Vì vậy, để nâng cao thu nhập cho người nông dân và nâng cao chất lượng mủ cao su, cần thiết phải rút ngắn chuỗi cung bằng cách tăng khả năng tiếp cận với các công ty chế biến và xuất khẩu cao su thông qua việc các công ty này thiết lập các đại lý thu mua tại địa phương.

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế” potx (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w