Nâng cao chất lượng mủ caosu ở khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế” potx (Trang 68 - 70)

và bảo quản.

Như đã phân tích từ trước, nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng mủ thấp là do người nông dân không tiến hành theo đúng quy trình kỹ thuật trồng và thu hoạch cây cao su; gian lận trong khâu bảo quản. Vì vậy để nâng cao chất lượng mủ cần thiết phải chú ý cải thiện các hoạt động liên quan đến các khâu này. Cụ thể như sau:

Công tác giống

Như trên đã phân tích, cao su trên địa bàn tỉnh TTH được trồng chủ yếu dưới sự đầu tư của các dự án và giống cao su được nhập về chủ yếu từ viện nghiên cứu cao su vì vậy chất lượng giống luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, do

phải vận chuyển xa nên khi cây giống đến được với người nông dân, chất lượng cũng giảm đi. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển lớn đẩy giá thành của cây giống lên cao. Vì vậy, về lâu dài, tỉnh cần nhanh chóng thành lập vườn ươm, cung cấp giống tại chỗ cho người nông dân.

Nâng cao trình độ kỹ thuật và ý thức tự giác của người nông dân

Hầu hết tất cả những hộ gia đình tham gia trồng cao su trên địa bàn toàn tỉnh đều không nắm rõ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cao su. Vì vậy, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người nông dân là rất cần thiết.

Để làm được điều này, Trung tâm khuyến Nông – Lâm, ngư tỉnh đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó các công ty chế biến và xuất khẩu cũng là thành phần không thể thiếu. Mặc dù trong những năm qua, Trung tâm khuyến Nông – Lâm, ngư và các công ty chế biến và xuất khẩu cao su đã tích cực tổ chức các lớp tập huấn, các hội thảo về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cao su; ngoài ra hàng năm các tổ chức này còn tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật cạo mủ. Tuy nhiên, đa số người nông dân vẫn chưa nắm được hoặc đã nắm được nhưng người nông dân vẫn không áp dụng các kiến thức này vào sản xuất.

Vì vậy, bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho người nông dân, cán bộ khuyến nông phải thường xuyên bám sát địa phương, kiểm tra và hướng dẫn tận tình cho người dân. Đồng thời, đối các hộ thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, các công ty chế biến và xuất khẩu cao su phải có chính sách giá hợp lý để người nông dân thấy rằng việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật là có lợi cho bản thân họ. Một khi có sự đầu tư vật tư của nhà thu gom, nắm bắt được quy trình kỹ thuật và nhận thức được việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sẽ mang lại nguồn lợi cho bản thân thì người nông dân sẽ tự giác thực hiện. Từ đó, hiện tượng gian lận trong kinh doanh cũng chấm dứt.

Có chính sách cho vay hợp lý

Trồng cao su đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn nhưng hầu hết người nông dân đều là những người nghèo, thiếu vốn; nhà thu gom chỉ đầu tư cho

người nông dân khi cây cao su đã vào cuối thời kỳ KTCB hoặc đã vào TKKD. Vì vậy, vốn vay là nguồn vốn chủ yếu để đầu tư cho sản xuất cao su. Nguồn vốn vay chủ yếu của người nông dân là thông qua dự án và Ngân hàng NN&PTNT. Trong những năm đầu (từ năm 1 đến năm 3), mọi chi phí sẽ được dự án thanh toán bù trừ vào các khoản vay của người nông dân mà dự án là người đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên, những năm sau khi dự án kết thúc, khi tiến hành vay vốn, người nông dân thường gặp phải vấn đề vốn được giải ngân chậm và thủ tục phiền hà. Để giải quyết vấn để này cần:

- Chính quyền cấp xã, huyện cần có kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng cho người dân, tạo điều kiện để người dân tiến hành vay vốn kịp thời vụ.

- Ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ để người nông dân giảm bớt chi phí cho các thủ tục không cần thiết và chi phí đi lại. Những trường hợp đặc biệt, Ngân hàng phải hướng dẫn rõ ràng cho người nông dân những thủ tục phải hoàn thành và giải quyết nhanh chóng để họ được vay vốn.

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế” potx (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w