Giá caosu liên tục tăng

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế” potx (Trang 54 - 57)

Giá cao su trong tháng đầu tiên của năm 2010 đã bất ngờ hồi phục mạnh mẽ ngoài dự đoán của các nhà xuất khẩu cao su trong nước và gần chạm ngưỡng kỷ lục trong vòng nhiều năm qua. Tại cửa khẩu cảng Sài Gòn, cao su SVR 20 đã lên tới mức 2.850 USD/tấn (giá FOB), còn tại Móng Cái cao su SVR 3L đạt 2.900 USD/tấn, tăng hơn gấp đôi so với 1.100 - 1.200 USD /tấn cách đây 1 năm, và cao nhất kể từ quý 3/2008. Giá cao su xuất khẩu tăng đang là yếu tố chính thúc đẩy giá thị trường trong nước. Theo các công ty xuất khẩu cao su khu vực Đông Nam Bộ, giá cao su trong nước hiện đạt 53,5 triệu đ/tấn đối với cao su SVR 10 và 54,8 triệu đ/tấn với cao su SVR 3L. Giá cao su tăng cũng đang đẩy giá nguyên liệu sản xuất lốp xe tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bảng 8: Biến động giá cao su xuất khẩu Việt Nam 2009 – 2010 Chỉ tiêu 1/2009 2/2009 3/2009 4/2009 5/2009 6/2009 7/2009 SVR 3L 1.380 1.449 1.470 1.580 1.580 1.580 1.571 SVR 10 1.350 1.419 1.271 1.504 1.535 1.455 1.481 Latex - - - 1.131 1.141 1.127 1.057 8/2009 9/2009 10/2009 11/2009 12/2009 1/2010 2/2010 SVR 3L 1.760 1.920 2.000 2.220 2.600 2.770 2338,56 SVR 10 1.710 1.840 1.940 2.200 2.550 2.730 2600,64 Latex 1.225 1.291 129,32 1.423 1.636 1.740 - Nguồn: Tổng hợp từ thitruongcaosu.net

Bà Trần Thị Thuý Hoa, Tổng thư ký VRA cho biết, giá cao su vào tháng 1/2009 chỉ đạt bình quân khoảng 1.280 USD/tấn, sau đó ổn định ở mức 1.420 -1.485 USD/tấn trong quý 1 và quý 2. Từ tháng 6 đến tháng 12/2009, giá cao su xuất khẩu tăng liên tục. Đến tháng 12/2009, cao su xuất khẩu đạt bình quân 2.004 USD/tấn, tăng 57% so với tháng 1, riêng chủng loại SVR 3L đạt 2.622 USD/tấn. Lượng cao su và trị giá xuất khẩu đã tăng liên tục trong quý 3 và 4, đặc biệt trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu đã tăng đáng kể so cùng kỳ năm trước.

Theo Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), từ năm 2010, nhu cầu cao su thiên nhiên Thế giới sẽ tăng trưởng liên tục đến 2019. Trong đó, năm 2010, dự báo mức tiêu thụ cao su thiên nhiên khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8% so năm 2009. Theo đó, giá cả cũng sẽ được cải thiện ở mức thoả đáng theo đà phục hồi của giá dầu thô và cao su tổng hợp, đem lại lợi nhuận tốt cho người sản xuất.

Đồ thị 2: Biến động giá cao su xuất khẩu Việt Nam 2009 – 2010

Nguồn: Tổng hợp từ thitruongcaosu.net

Theo Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên cho biết, các quốc gia này sẽ liên kết với nhau chặt chẽ và triển vọng giá cao su trên thế giới sẽ tăng cơ bản. Các quốc gia xuất khẩu đã được định hướng nhằm đảm bảo có giá bán tốt nhất. Theo ông Damardjati, Tổng thư ký Hiệp hội, điều này sẽ giúp cải thiện thu nhập của các đồn điền cao su và thu nhập trong xuất khẩu. Hầu hết các quốc gia sản xuất đều giữ lại một số lượng hàng đệm để bán ra nhằm ổn định giá cả. Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên bao gồm Cam- pu-chia, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-si-a, Pa-pua Niu Ghi-nê, Sinh-ga-po, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam, chiếm 94% nguồn cung cấp cao su trên thế giới.

Theo bản báo cáo sau kỳ họp vừa qua tại Kuala Lumpur, ba quốc gia sản xuất cao su cao nhất là Thái Lan, Ma-lay-si-a và In-đô-nê-si-a coi giá cao su thời điểm hiện tại là phù hợp và đồng ý tiến hành các bước tiếp theo nhằm chống lại những xu hướng bất lợi.

Thời gian tới, giá tại thị trường Tokyo có thể tăng lên tới 350 Yên/kg (khoảng 3.891USD/tấn) và sẽ chốt ở mức 303,8 Yên, mức giá cao nhất cuối kỳ kể từ tháng 9/2008. Nguồn cung sẽ bị cắt sau khi giá giảm xuống 99,8 Yên/kg (khoảng 1.103USD/tấn) vào tháng 12/2008, mức giá thấp nhất kể từ tháng 8/2002. Từ đó đến nay, giá hầu như tăng gấp 3 lần đạt 284,6 Yên/kg. Giá cao su xuất khẩu tăng là một thuận lợi để cao su Thừa Thiên Huế phát triển.

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế” potx (Trang 54 - 57)