Nâng cao năng lực hoạt động của công ty caosu Nam Đông và công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế” potx (Trang 66 - 67)

Như đã phân tích từ trước, hiện nay trên toàn tỉnh có 2 công ty chế biến và xuất khẩu cao su: công ty cao su Nam Đông và công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà nhưng năng lực hoạt động của 2 công ty này trong thời gian gần đây là rất hạn chế. Vì thế, việc nâng cao năng lực hoạt động của 2 công ty này là rất cần thiết, góp phần to lớn vào việc tiêu thụ mủ cao su cho người nông dân, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Để nâng cao năng lực hoạt động của 2 công ty này cần thiết phải có sự giúp đỡ của nhà nước trong các khâu như tổ chức các cuộc hội thảo với nông dân, hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý để công ty đầu tư vốn cho người nông dân và trong thu hồi vốn, chính sách ưu đãi về thuế, giá thuê đất.

Vấn đề gặp phải hiện nay của 2 công ty là: Thứ nhất, công ty không cạnh tranh nỗi với các nhà thu gom lớn, nhỏ trong thu mua. Thứ hai, đầu ra chưa ổn định. Để giải quyết 2 vấn đề cơ bản trên chúng tôi mạnh dạng đề xuất những giải pháp sau:

- Phối hợp với chính quyền địa phương nơi trồng cao su để tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ thuật; dưới sự hỗ trợ về mặt pháp lý của chính quyền địa phương, công ty cam kết đầu tư phân bón, vật tư cho người nông dân đồng thời ký kết các hợp đồng thu mua. Trong quá trình thu mua, thông qua phương tiện

thông tin đại chúng của địa phương như loa truyền thanh để cập nhật và thông báo sự biến động giá cả đến người nông dân.

- Phát huy năng lực thu mua ở các địa điểm thu mua hiện có tại địa phương bằng cách chuyển đến vị trí thuận lợi cho người nông dân, tiến hành thanh toán tiền mặt tại chỗ cho người nông dân, tránh tình trạng thủ tục, giấy tờ phiền hà hoặc thanh toán chậm. Đồng thời ký kết hợp đồng với các nhà thu gom lớn để họ trở thành đại lý thu mua cho công ty ở những địa phương mà công ty không thể đặt địa điểm thu mua hoặc chi phí thu mua cao.

- Tổ chức thí điểm các tổ nông dân trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản mủ cao su đúng theo quy trình kỹ thuật sau đó tiến hành thu mua với giá hợp lý (cao hơn những hộ không làm đúng quy trình kỹ thuật) nhằm đảm bảo chất lượng mủ; nhân rộng mô hình để từ đó hình thành vùng nguyên liệu có chất lượng cao, thâu tóm một lượng lớn cao su trên toàn tỉnh.

- Xây dựng website của công ty để giới thiệu thông tin về công ty và quảng bá sản phẩm của công ty nhằm tìm kiếm các nhà nhập khẩu nước ngoài và xây dựng thương hiệu, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Hiện tại, nhu cầu cao su trong nước tương đối hạn chế nhưng không phải là không có, các công ty cần tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm các đối tác trong nước. Trong tương lai, ngành công nghiệp trong nước phát triển, nhu cầu về cao su thiên nhiên tăng lên, thị trường nội địa hứa hẹn sẽ là một thị trường tiêu thụ cao su lớn mà các công ty cần khai thác.

3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các công ty với người nông dân trồng cao su.

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế” potx (Trang 66 - 67)