1.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
1.2.5.2. Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.Bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ sự ảnh hưởng của nhân tố khác. Có 2 phương pháp thể hiện sau:
* Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giả định các nhân tố cịn lại khơng thay đổi bằng cách lần lượt thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc đến kỳ phân tích. Trên cơ sở đó tổng hợp mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đối với đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp này dùng đế đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích, bằng cách thay thế trị số của từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Khi thay thế nhân tố nào thì các nhân tố cịn lại phải cố định.
Trình tự thay thế giữa các nhân tố cũng được thực hiện theo nguyên tắc lượng trước – chất sau, tổng thể trước – chi tiết sau.
Gọi Q1; Q0 lần lượt là đối tượng phân tích ở kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch Gọi a1; b1; c1 lần lượt là các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích kỳ TH
Gọi a0; b0; c0 lần lượt là các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích kỳ KH Khi các nhân tố có quan hệ tích số đến đối tượng phân tích.
- Xác định đối tượng phân tích: Q
- Xây dựng phương trình kinh tế: Q= a × b× c Kỳ thực hiện : Q1= a1 × b1× c1
Kỳ kế hoạch : Q0 = a0 × b0 × c0
- Xác định mức độ biến đổi của đối tượng phân tích: Q1 – Q0 = ± ∆Q
- Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố: a; b; c đến đối tượng phân tích Q như sau:
+ Nhân tố a: a1b0c0 – a0b0c0 = ± x1 + Nhân tố b: a1b1c0 – a1b0c0 = ± x2 + Nhân tố c : a1b1c1 – a1b1c0 = ± x3
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của ba nhân tố a, b, c đến đối tượng phân tích: (± x1) + (± x2) + (± x3) = ± ∆Q
Trình tự thay thế các nhân tố ảnh hưởng như sau:
+ Xác định các nhân tố tác động đối với các chỉ tiêu và sắp xếp chúng thành một cơng thức tốn học theo nguyên tắc là nhân tố số lượng trước rồi mới đến nhân tố chất lượng.
+ Lần lược thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố kết cấu trúc tài chính (nếu có) và cuối cùng là nhân tố chất lượng. Trường hợp có nhiều nhân tố số lượng và chất lượng thì nhân tố chủ yếu thay thế trước, nhân tố thứ yếu thay thế sau. Sau mỗi lần thay thế thì tính lại chỉ tiêu phân tích rồi so sánh với lần so sánh trước để tính lại mức độ ảnh hưởng.
* Phương pháp số chênh lệch:
Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, áp dụng khi các nhân tố có quan hệ tích số với các chỉ tiêu phân tích. Trình tự và ngun tắc thay thế của phương pháp số chênh lệch cũng giống như phương pháp thay thế liên hoàn.
Với việc áp dụng phương pháp loại trừ vào cơng tác phân tích sẽ giúp cho nhà phân tích phát hiện nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến đối tượng nghiên cứu. Từ đó thấy được những lợi thế hay bất lợi hiện tại của doanh nghiệp mà có những định hướng phát triển trong tương lai.
Theo phương pháp này, mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chỉ tiêu cần phân tích bằng số chênh lệch của nhân tố đó nhân với nhân tố khác đã định. - Xác định đối tượng phân tích: Q
- Xây dựng phương trình KT : Q = a ×b × c + Kỳ TH : Q1 = a1 ×b1 × c1
+ Kỳ KH : Q0 = a0× b0 ×c0
- Xác định mức độ biến đổi của đối tượng phân tích: Q1 – Q0 = ± ∆Q
- Sử dụng phương pháp số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố a, b, c đến đối tượng phân tích Q:
+ Nhân tố a: (a1 – a0) × b0 × c0 = ± x1 + Nhân tố b: a1 × (b1 – b0) × c0 = ± x2 + Nhân tố c: a1 × b1 ×( c1 – c0) = ± x3
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố a, b, c đến đối tượng phân tích Q: (± x1) + (± x2) + (± x3) = ± ∆