Giảm tỷ trọng khoản mục hàng tồn kho và tăng cường công tác quản lý

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ việt gia (Trang 83 - 84)

3.3.1. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

3.3.1.2. Giảm tỷ trọng khoản mục hàng tồn kho và tăng cường công tác quản lý

hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một loại tài sản khó chuyển đồi thành tiền nhất, nhưng Cơng ty lại dự trữ hàng tồn kho nhiều làm tăng chi phí lưu kho cũng như ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của Cơng ty. Vì vậy, Cơng ty cần có những phương hướng nhằm giảm thiểu hàng tồn kho và sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất.

Mục đích của quản lý hàng tồn kho là nhằm giảm vòng quay dự trữ, khống chế hàng tồn kho để giảm chi phí, tránh ứ đọng vốn, tăng khả năng sử dụng vốn, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động tìm kiếm đầu vào cho sản xuất.

Công ty phải chủ động trong việc xác định nhu cầu hàng tồn kho của Cơng ty mình. Lập dự tốn một cách chính xác dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu của các tháng, quý, năm trước, dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho mỗi đơn vị sản phẩm. Như định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một bộ bàn ghế Bistro là 0,09777 m3, một cái ghế Lake là 0,08888 m3,, ghế lúc lắc là 0,0673 m3, xích đu là 0,0652 m3…. Cũng như dựa vào lượng đơn đặt hàng để có thể dự trữ nguyên vật liệu phù hợp nhất. Một tháng Công ty tiêu thụ khoản 1.650 sản phẩm, như vậy bình quân một tháng lượng nguyên vật liệu cần sử dụng là khoản 129,37 m3 gỗ. Từ đó, dựa vào tình hình nguồn cung nguyên liệu gỗ trên thị trường mà Công ty dự trữ nguyên liệu cho phù hợp để đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, mang lại lơi nhuận cho Công ty. Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng nên lượng hàng tồn kho càng ít càng tốt.

Xác định lượng đặt hàng theo mơ hình kinh tế EOQ: Chi phí đặt hàng hàng năm:

CĐH = ( D:Q ) x S = ( 1560 : 35 ) x 7.500 = 334.285,714 (nghìn đồng)

Tổng chi phí lưu kho hàng năm:

CLK = ( Q : 2 ) x H = ( 35 : 2 ) x 295,6 = 5.173 (nghìn đồng)

Tổng chi phí tồn kho trong năm:

TC = CĐH + CLK = 339.458,714 (nghìn đồng)

Lượng đặt hàng tối ưu:

Q* = 2.S.D = 281,356 m3 H

Tổng chi phí tồn kho tối thiểu:

TCMIN = S.D + H.Q* = 83.168,744 (nghìn đồng) Q* 2

Xác định điểm đặt hàng lại (ROP):

ROP = d x L = 5,417 x 15 = 81,255 m3 Trong đó:

d(nhu cầu hàng ngày) = D (nhu cầu hàng năm) = 1560 = 5,417 m3 số ngày làm việc trong năm 288

L: thời gian chờ hàng

S: chi phí đặt hàng cho một đơn hàng Q: lượng hàng đặt mua trong 1 đơn hàng H: chi phí lưu kho cho 1 đơn vị hàng hóa

Để giảm chi phí tồn kho, số lượng hàng mỗi lần đặt tối thiểu là 96,561 m3.

Lập kế hoạch sản xuất hiệu quả, có các biện pháp đẩy nhanh tiến độ sản xuất, từ đó có thể giảm được lượng sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.

Nguyên vật liệu khi nhập về phải có bộ phận kiểm tra chất lượng rõ ràng, minh bạch. Đối chiếu kĩ càng số lượng và đơn giá trên hóa đơn so với thực tế, không những kiểm đủ tránh hao hụt khi vận chuyển và thiếu hàng mà còn phải kiểm tra cả chất lượng của vật tư trước khi nhập kho.

Công tác bảo quản hàng tồn kho phải được đảm bảo. Tránh hiện tượng hư hỏng, mất mát,... làm tăng chi phí. Cũng như sắp xếp, bố trí lại kho dự trữ hàng tồn kho. Tránh lộn xộn vật tư này với vật tư khác làm cho cơng tác quản lý gặp khó khăn.

Để bảo toàn vốn và tiết kiệm chi phí phải tích cực theo dõi giá cả thị trường biến động thế nào, có loại nguyên vật liệu nào thay thế phù hợp hơn, rẻ hơn không,...

Tăng cường mở rộng quan hệ với các bạn hàng cung cấp nguyên liệu đầu vào để tạo uy tín, bạn hàng lâu năm sẽ có lợi hơn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơng tác tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường để nâng cao vị thế của mình.

Nâng cao tay nghề của lao động hơn nữa, không ngừng cải tiến máy móc trước hết làm giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Sau nữa là nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm gia tăng doanh thu, tìm kiếm thêm nguồn lợi nhuận.

Thực hiện một số biện pháp trên sẽ giúp cho hàng tồn kho của Công ty phần nào được nâng cao hiệu quả trong sử dụng.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ việt gia (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)