Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 57 - 74)

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến dân số tỉnh Đồng Nai

2.1.3. Kinh tế xã hội

2.1.3.1. Dân cư

Đồng Nai là vùng đất có lịch sử khai phá và phát triển lâu đời, di chỉ khảo cổ cho thấy chứng tích của người tiền sử cách nay hàng nghìn năm về trước. Cộng đồng dân cư hiện có trên 30 dân tộc trong đó dân tộc Kinh chiếm 91,5%, còn lại là dân tốc Hoa và các dân tộc khác chiếm 8,5%. Bản sắc văn hoá đa dạng, phong tục tập quán sinh hoạt và sản xuất phong phú, có nhiều tơn giáo trong đó chủ yếu là Thiên chúa giáo và Phật giáo chiếm gần 60% dân số. Con người mang đậm ý chí tự cường, giàu truyền thống trong bảo vệ và xây dựng tổ quốc là vốn quí để Đồng Nai tiếp tục phát huy, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng trong thời kỳ tới.

Đặc điểm dân cư có nhiều đặc trưng ảnh hưởng đến q trình dân số

- Dân cư ở Đồng Nai chủ yếu là có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung và Bắc bộ, điều này tạo ra mối liên hệ chặt chẽ với các cộng đồng dân cư phía bắc. Do vậy, từ sau 1975, khi đất nước thống nhất các mối liên hệ này được phát huy tác dụng, cùng với nguồn tài nguyên phong phú đã tạo được cơ sở để thu hút một bộ phận khá lớn dân cư ở miền Bắc, miền Trung đến định cư sinh sống tại Đồng Nai.

- Từ sau 1975, dân cư ở cả nước nói chung, dân cư ở Đồng Nai nói riêng chuyển sang thời kỳ bùng nổ dân số. Điều kiện sống được cải thiện, tỷ lệ tử vong giảm, tuy nhiên tập quán sinh đông con vẫn cịn duy trì và kết hợp nhu cầu lớn về lao động bổ sung nên hiện tượng gia tăng dân số tự nhiên ở Đồng Nai cao.

- Đồng Nai có 30 thành phần dân tộc sinh sống, xếp theo dân số từ cao đến thấp là: Việt (chiếm số đông đảo nhất), kế đến là người Hoa, Nùng, Tày, Chơro, Dao, Mường, Khơme, Chăm, Mạ, Stiêng, Thái, Kơho, Sán Dìu, Thổ và một số dân tộc khác như Hmông, Giarai, Ngái, Êđê, Bana, Hrê, Raglai, Bru Vân kiều, Giáy, Cơtu, GíeTriêng, Tà Ơi, Kháng, Xinh Mun, Chu ru, Lào, La Chí, La Ha, Phù Lá, Mảng, Bố Y, Si la, Pu Péo… nhưng số lượng khơng đáng kể.

nhiều con, tính chất định cư thấp)

2.1.3.2. Nhân tố kinh tế a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Từ năm 2000 đến nay, hoạt động kinh tế của tỉnh đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình qn ln đạt trên 10%, trong đó ngành cơng nghiệp - xây dựng, dịch vụ có tốc độ tăng ổn định, quy mơ GRDP của tỉnh không ngừng tăng lên. Cơ cấu kinh tế theo ngành đang chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành cơng nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nhóm ngành nơng – lâm – thủy sản. Thu nhập bình quân đầu người nhờ vậy cũng tăng lên nhanh chóng, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao. Như vậy, Đồng Nai nằm trong 10 tỉnh, thành có nền kinh tế phát triển hàng đầu nước ta.

Tốc độ tăng trưởng KT của Đồng Nai tăng đều qua các năm, năm 2000 tăng trưởng KT đạt 6,4% thì năm 2010 tăng lên 7,2% và năm 2017 tăng lên 8,6%. Tốc độ tăng ngày càng nhanh.

b. Thu nhập bình quân đầu người

Trong những năm vừa qua, do tốc độ tăng trưởng KT nhanh, nên thu nhập bình quân đầu người ở Đồng Nai cũng tăng theo. Do vậy, đã tạo cơ hội lớn cải thiện chất lượng cuộc sống. Công nghiệp phát triển mạnh đóng góp rất lớn cho kinh tế của tỉnh. Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) mỗi năm đều tăng cao, giải quyết việc làm cho trên 1 triệu lao động, trong đó hơn một nửa lao động đến từ các tỉnh, thành trong cả nước. Thu nhập của người dân trên địa bàn tỉnh cũng từng bước được cải thiện. Năm 2014, thu nhập bình quân đầu người của Đồng Nai là 66,7 triệu đồng thì đến cuối năm 2017 đã nâng lên 98,6 triệu đồng.

Bảng 2.1. Thu nhập bình quân đầu người của Đồng Nai và các tỉnh khác năm 2017

Đơn vị: triệu đồng

Địa phương Đồng Nai Tp.Hồ Chí

Minh Bình Dương

Bà Rịa –

Vũng Tàu Bình Phước

Thu nhập bình

quân 98,6 124,0 130,8 134,4 57,22

Địa phương Nghệ An Quảng Ngãi Phú n Bình Định Thanh Hóa

Thu nhập bình

qn 59,5 63,4 59,3 60,7 57,6

Nguồn: (Tổng cục Thống kê, 2017)

Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh cũng như vùng ĐNB cao hơn cao hơn nhiều tỉnh khác ở miền Trung nên tạo ra lực hút rất lớn đối với dân nhập cư đến làm việc và sinh sống.

c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

công nghiệp - xây dựng ln chiếm tỷ trọng hơn ½ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và tăng liên tục qua các năm.

Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2017

Đơn vị: %

Năm 2000 2010 2017

Nông lâm ngư nghiệp 22,2 10,4 5,9

Công nghiêp – xây dựng 52,2 54,9 56,4

Dịch vụ 25,6 34,7 37,7

Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)

Công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh, đòi hỏi nhu cầu lao động lớn, điều này không những tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở Đồng Nai mà còn tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu nông thôn, thành thị, chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ các ngành công nghiệp.

d. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ

Sự phát triển KT ở Đồng Nai khơng chỉ diễn ra ở Biên Hịa và vùng phụ cận mà còn phát triển mạnh ở các huyện được coi là vùng rừng thiêng nước độc như: Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch.

Việc hình thành các đơ thị loại 2, loại 3 trực thuộc tỉnh như Long Khánh, Long Thành, thị trấn Vĩnh An, thị trấn La Ngà, thị trấn Tân Phú, ngồi ra cũng hình thành nên các cụm CN, các KCN.

e. Trình độ phát triển kinh tế

Khi trình độ phát triển kinh tế tăng lên tác động đến việc mở rộng khai thác tài nguyên, mở rộng địa bàn cư trú, do áp dụng giống mới, kĩ thuật canh tác mới, hình thành cơ sở khai thác tài nguyên mới như sử dụng giống cây cao su mới ở các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ... Bên cạnh đó, khi sử dụng kĩ thuật mới trong nơng nghiệp như máy móc, thủy lợi tốt thì việc cần thêm nhiều lao động cho nhóm ngành này sẽ khơng cịn cao.

Từ 2000 đến 2015 việc phát triển mạnh các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, giày da, chế biến nông sản, gia công đồ nhựa, sản xuất đồ gỗ, lắp ráp đã làm tăng nhu cầu sử dụng lao động và lao động nhập cư. Gần đây, việc áp dụng các thành tựu công nghệ cao, chủ yếu ở thành phố Biên Hòa đã tạo nên xu hướng dư thừa lao động phổ thông, số lao động này đang bị chuyển dịch ra vùng ngoại vi của thành phố. Việc lên kế hoạch dịch chuyển khu cơng nghiệp Biên Hịa 1 và Biên Hòa 2 là do nhiều nguyên nhân, trong đó, do các ngành thâm dụng nhiều lao động được hình thành trong các KCN này từ những năm 90 đã khơng thích hợp với chi phí lao động cao.

cũng đồng thời tác động lên dân số (quy mô, cơ cấu, phân bố…) của tỉnh và là nguyên nhân thu hút vốn đầu tư, nguồn lao động đến làm việc. Với cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, cơ cấu lao động của tỉnh cũng chuyển dịch tương ứng, phân bố dân cư cũng gắn liền với phân bố của các khu công nghiệp và các trung tâm dịch vụ.

Sự phát triển và tăng trưởng kinh tế nhanh cũng góp phần thúc đẩy q trình đơ thị hóa, cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật giúp cho Đồng Nai nhanh chóng trở thành một tỉnh cơng nghiệp có chất lượng cao, góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.

f. Vốn đầu tư phát triển KT

Quy mô vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng nhanh, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã huy động được vào phát triển KT-XH trong 17 năm đạt 69.171 tỷ đồng, cơ cấu nguồn vốn bao gồm: vốn của khu vực nhà nước chiếm 32,4% (19.198 tỷ đồng); vốn của khu vực tư nhân và dân cư chiếm 15,4% (9.617 tỷ đồng); vốn ĐTNN chiếm 52,2% (36.678 tỷ đồng).

Bảng 2.3. Vốn đầu tư của tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017

Chỉ tiêu 2000 2010 2017

Tổng số (tỷ đồng)

Phân theo nhóm ngành kinh tế (%) + Nông – lâm – thủy sản

+ Công nghiệp – xây dựng + Dịch vụ

Phân theo thành phần kinh tế (%) + Nhà nước

+ Ngoài nhà nước + Đầu tư nước ngoài

9.373 100 10,6 56,3 33,1 100 29,0 23,0 48,0 46.579 100 8,6 57,2 34,2 100 30,4 18,3 51,3 69.171 100 4,7 58,8 36,5 100 32,4 15,4 52,2 Giai đoạn 2000- 2010, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã huy động được 46.579 tỷ đồng cao gấp gần 3,5 lần trong giai đoạn 1996- 2000, tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm đạt bình quân 21,8%, cao gấp 1,2 lần so với cả nước (cả nước tăng 18%),

Trong cả giai đoạn 2010-2017, thu hút vốn đầu tư nước ngồi đạt tốc độ tăng bình qn 28,2%; vốn đầu tư của tư nhân và dân cư tăng bình quân 20%; vốn huy động từ khu vực nhà nước tăng bình qn 16,1%, trong đó, vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển tăng bình quân 34%. Cơ cấu nguồn vốn bao gồm: vốn huy động được từ khu vực nhà nước chiếm 32,4% (22.411 tỷ đồng); vốn thu hút được từ khu vực tư nhân và dân cư chiếm 15,4% (10.652 tỷ đồng); vốn ĐTNN chiếm 52,2% (36.170 tỷ đồng). Huy động tích cực vốn đầu tư phát triển tồn xã hội đã có tác động đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện để đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong tỉnh thời kỳ vừa qua. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2017 đạt 27 tỷ USD.

2.1.3.3. Lịch sử khai thác lãnh thổ

Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Lúc bấy giờ, đứng đầu nhà Nguyễn là Chúa Nguyễn Phúc Tần đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay). Họ biến Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai trở thành một thương cảng sầm uất và phát triển.

Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (lúc này, từ Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gịn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngồi ra, Nguyễn Hữu Cảnh cịn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.

Tháng 2 năm 1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam thành lập tỉnh Đồng Nai trên cơ sở sát nhập các tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa - Long Khánh, Tân Phú. Tỉnh Đồng Nai gồm các đơn vị hành chánh trực thuộc: Tp. Biên Hòa, thị xã Vũng Tàu và các huyện Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Tân Phú, Long Thành, Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc, Duyên Hải, một quần đảo là Trường Sa. Tồn tỉnh có 154 phường, xã, thị trấn. Lúc bấy giờ, Đồng Nai giáp các tỉnh: Phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây bắc giáp tỉnh Sơng Bé (nay là Bình Dương), phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp Biển Đơng (nay giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Từ đó cho đến nay, tỉnh Đồng Nai nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính với việc cắt chuyển một số địa bàn cho các tỉnh mới, một số địa bàn tách, sát nhập lại. Hiện nay, tỉnh Đồng Nai gồm 11 đơn vị hành chánh như sau: Tp. Biên Hoà, Tp. Long Khánh và các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu.

Trải qua hơn 300 năm, Đồng Nai đã hình thành và phát triển ngày càng rực rỡ và khang trang, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, công nghiệp phát triển đã thu hút một lượng lớn dân cư từ nơi khác đến lập nghiệp làm cho số dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng tăng lên.

2.1.3.4. Chuyển cư

Tỉnh Đồng Nai là địa bàn có thành phần dân tộc cộng cư khá đông đảo. Theo số liệu thống kê, có trên 30 dân tộc sinh sống ở đây qua nhiều thời kỳ lịch sử. Trước năm 1698, người Việt và người Hoa đã đến vùng đất Biên Hịa – Đồng Nai sinh sống nhưng khơng nhiều. Các cư dân được xem là bản địa là Chơro, Mạ, Kơho, Xtiêng.

Từ sau khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn, kinh lược đến Nam Bộ năm 1698, ông đã sắp đặt bộ máy quản lý hành chánh trên vùng đất này và chiêu mộ người dân từ miền Trung vào đây khai khẩn. Dân số Đồng Nai có sự phát triển ngày càng tăng với mức độ đẩy mạnh chính sách khai phá Nam Bộ của nhà Nguyễn, thể hiện qua việc tăng số làng, thôn, ấp và nâng cấp các đơn vị hành chánh cấp tổng, huyện.

Từ năm 1698 đến nay, có 5 đợt nhập cư lớn của các nguồn di dân đến Đồng Nai làm tăng dân số và thành phần dân cư. Đó là cuộc di dân từ các tỉnh miền Trung (vùng Ngũ Quảng) đến Đồng Nai theo chính sách khai khẩn của thời nhà Nguyễn; đợt mộ dân các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào làm phu tại các đồn điền cao su trên địa bàn Đồng Nai những thập niên 30, 40 thế kỷ XX; đợt di dân đồng bào Công giáo miền Bắc sau Hiệp định Gonevo năm 1954; đợt di dân từ các vùng thành thị ở miền Nam xây dựng vùng kinh tế mới tại Đồng Nai sau năm 1975; các đợt đồng bào các tỉnh phía Bắc theo kế hoạch nhà nước đến Đồng Nai xây dựng cuộc sống mới những thập niên cuối thế kỷ XX.

Ngoài ra, các cuộc chuyển cư lớn trên, trong từng giai đoạn lịch sử, có một số trường hợp một bộ phân dân cư cũng khá đơng đảo tìm đến Đồng Nai sinh sống với nhiều lý do, hoàn cảnh khác nhau như tránh sự khủng bố của chính quyền Mỹ - Diệm, hoặc chuyển theo chế độ chuyển đi của binh sĩ thời Mỹ Diệm (1954 – 1975); và nhiều trường hợp những nhóm cộng đồng dân cư chuyển đến tự do…Mỗi đợt di dân làm dân số ở Đồng Nai từng thời kỳ tăng đột biến; số di dân lên con số trên hàng vạn người mỗi đợt.

Một số tóm lược sau trong các nguồn tư liệu cho thấy tình hình phát triển dân số trên địa bàn Đồng Nai qua các mốc lịch sử: Huyện Phước Long (đất Biên Hịa xưa) có 5.532 người; năm 1808, trấn Biên Hịa, phủ Phước Long có 10.600 người; năm 1832 có 20.841 người; năm 1863 tỉnh Biên Hịa có 31.381 người; năm 1873 có 59.568 người; năm 1901 có 102.941 người, năm 1923 có 132.165 người; năm 1946 có 202.570 người, năm 1948 có 221.000 người; năm 1956 có 335.700 người, năm 1963 có 487.178 người, năm 1972 có 650.435 người; năm 1976 có 1.261 người; năm 1996 có 1.936.055 người và năm 2005 có 2.218.900 người. Tỉ lệ tính từ năm 2005 cho thấy 30,8% dân số sống đô thị, người Kinh chiếm 91,4% dân số; kế đến là người Hoa và các dân tộc khác. Dân tộc Chơro, Mạ, Xtiêng, Kơho được xem là các cư dân bản địa.

2.1.3.5. Đơ thị hóa

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đặc biệt là Đồng Nai có các điều kiện hết sức thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng các đơ thị có quy mơ tầm cỡ khu vực và thế

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 57 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w