Giải pháp về phân bố dân cư, lao động và quản lý lao động nhập cư

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 137 - 140)

3.3. Giải pháp về các vấn đề biến động dân số tỉnh Đồng Nai đến năm 2030

3.3.3. Giải pháp về phân bố dân cư, lao động và quản lý lao động nhập cư

3.3.3.1. Giải pháp quản lý lao động nhập cư

+ Hoàn thiện tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ quản lý về lao động

Đồng Nai là tỉnh có đơng đảo nguồn lao động nhập cư, việc quản lý lao động nhằm đảm bảo an ninh trật tự xã hội là hết sức cần thiết. Vì vậy, hồn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý lao động ở các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn là một giải pháp quan trọng trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý lao động ở tỉnh Đồng Nai

Những giải pháp cụ thể là: sắp xếp lại hệ thống các cơ quan quản lý lao động làm việc với chức năng nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; tăng cường về cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý lao động ở các huyện, thị và thành phố, đánh giá, chọn lọc cán bộ quản lý nhà nước về lao động việc làm, đảm bảo trình độ của cán bộ quản lý lao động phải từ trung cấp trở

lên.

+ Hoàn thiện chính sách quản lý nhân khẩu, hộ khẩu

Hầu hết dân nhập cư vào Đồng Nai là di dân tự do theo diện đăng ký tạm trú, nhân khẩu lưu trú, nhân khẩu tạm vắng. Do dân nhập cư đến Đồng Nai chủ yếu làm công nhân trong các KCN, thu nhập thấp, trình độ hạn chế. Bên cạnh đó, một số lượng lớn dân nhập cư làm những cơng việc phi chính thức khác, khơng đăng ký tạm trú nên gây khó khăn cho việc quản lý nhân khẩu cho chính quyền địa phương.

Để thực hiện tốt vấn đề quản lý nhân khẩu, đòi hỏi các cấp chính quyền phải phối hợp chặt chẽ với nhau, rà sốt kỹ lưỡng tình tình tạm rú tạm vắng tại địa bàn mình quản lý, các khu nhà trọ. Cấp giấy tạm thời cho người khơng có giấy tờ tùy thân nhằm xác minh rõ nhân thân của họ để có cơ sở quản lý hành chính, đăng kí tạm trú có thời hạn, thường xuyên kiểm tra và xử lý những trường hợp không đăng ký nhân khẩu.

+ Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng và nếp sống văn minh đô thị

Sử dụng các kênh truyền thông tin hữu ích và người dùng dễ tiếp cận như facebook, mạng xã hội.. tuyên truyền cho người dân về nếp sống văn minh, tránh ô nhiễm môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, bình đẳng giới... Bên cạnh đó, cần có những biện pháp chế tài cụ thể để nhắc nhở, răn đe.

3.3.3.2. Giải pháp phân bố lại dân cư và lao động

Giải pháp phát triển không gian tiến đến phân bố dân cư tự giác

- Phân vùng kinh tế gồm 3 tiểu vùng : § Vùng kinh tế Tây Nam Đồng Nai

Bao gồm TP. Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành: đóng vai trị là Vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh, hướng đến trở thành Vùng trung tâm đơ thị và cơng nghiệp - dịch vụ mới nằm phía bờ Đông sông Đồng Nai của Vùng KTTĐPN. Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, cơng nghiệp hỗ trợ, cơng nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao; dịch vụ vận chuyển, kho bãi, cảng biển, cảng cạn, dịch vụ hậu cần sau cảng Logistics, dịch vụ hàng không sân bay Long Thành. Phát triển các dịch vụ tài chính- ngân hàng, thương mại xuất nhập khẩu, dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ xã hội như giáo dục, đào tạo, y tế với trung tâm dịch vụ là thành phố Biên Hòa. (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015)

§ Vùng kinh tế Đơng Nam Đồng Nai

Bao gồm TX. Long Khánh và các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, nhanh chóng chuyển từ tiểu vùng trọng điểm nơng nghiệp thành tiểu vùng trọng điểm về công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh. Phát

triển các khu, cụm CN chuyên ngành, chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp hỗ trợ. Phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, tạo thương hiệu cho tỉnh. Phát triển nhân lực phục vụ cho các trang trại nông nghiệp công nghệ cao.

§ Vùng kinh tế Bắc Đồng Nai

Bao gồm huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú: phát triển nông lâm nghiệp kết hợp công nghiệp và dịch vụ, là khu vực rừng đầu nguồn phòng hộ cho hồ thủy điện Trị An, sông Đồng Nai, sông La Ngà, vành đai xanh nông, lâm nghiệp của tỉnh và Vùng KTTĐPN. Bảo vệ và phát triển rừng theo hướng đa mục tiêu, đặc biệt là Khu rừng Nam Cát Tiên và Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn với sông Đồng Nai, hồ Trị An, Vườn Quốc gia Cát Tiên, các di tích văn hóa lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên rừng, hồ.

 Việc phát triển kinh tế của tỉnh dựa trên thế mạnh sẵn có của mỗi vùng sẽ góp phần tạo ra lực hút cho dân nhập cư, kể cả di cư nội vùng, một phần sẽ giảm áp lực về dân cư đông đúc cho các đô thị trung tâm, giảm áp lực về giải quyết việc làm, nhà ở cũng như tình hình an ninh rật tự của địa phương. Qua đó, cịn giúp cho các huyện, thị giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển KT – XH.

 Đưa ra các quy hoạch, phân bố dân cư và phát triển kinh tế phù hợp giữa các địa phương: chủ trương của tỉnh là không mở rộng thêm các KCN mà tạo sự chuyển biến lớn từ các KCN trước đây chỉ có nhà máy sản xuất cơng nghiệp nay chuyển sang phát triển các khu công nghiệp theo hướng khu cơng nghiệp xanh và khép kín: Đơ thị - cơng nghiệp - dịch vụ. Việc phát triển các khu công nghiệp gắn với phát triển dân cư, dịch vụ phục vụ khép kín đảm bảo phục vụ cho người lao động, góp phần hình thành từng bước các chuỗi đơ thị hiện đại, phát triển đồng bộ. Đối với những khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường khó khắc phục hoặc gặp khó khăn trong việc bồi thường giải tỏa và thu hút đầu tư thì xem xét chuyển đổi mục tiêu đầu tư phù hợp. Hạn chế tối đa việc quy hoạch mở rộng diện tích đất cơng nghiệp.

 Quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng các xã nông thôn mới làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn và từng bước nâng cao mức sống của người dân. Tập trung phát triển khu công nông nghiệp và Trung tâm công nghệ sinh học nhằm tạo sự lan tỏa ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nơng nghiệp, áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP, GlobalGAP,…) đi đôi với việc gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản, xây dựng thương hiệu đối với nơng sản chủ lực. Điều này sẽ góp phần rất lớn trong việc hạn chế dân nông thôn di cư đến thành thị, trong khi tiềm năng về phát triển nông nghiệp nông thơn của vùng là rất lớn.

 Có những chính sách phát triển nơng thơn hợp lý nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nơng dân, từ đó hạn chế lượng lượng di cư nơng thơn – thành thị. Ngồi ra, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đa dạng hóa các ngành nghề ở nơng thơn, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập. Cải cách chính sách đất đai trong nơng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng đất. Các chương trình phát triển kinh tế nơng thơn tạo ra thu nhập và mức sống không quá chênh lệch với khu vực thành phố. Phát triển thêm các chùm đô thị vừa và nhỏ, giúp đơ thị hóa nơng thơn để giảm sức ép lên các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w