2.3. Ảnh hưởng của biến động dân số đến kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai
2.3.2. Ảnh hưởng đến xã hội
2.3.2.1. Ảnh hưởng đến giáo dục
Đồng Nai là tỉnh có tiềm năng cao trong việc đóng góp nguồn nhân lực có trình độ cho sự phát triển của tỉnh nhà và vùng Đơng Nam Bộ. Tỉnh có đầy đủ các cấp đào tạo từ mầm non đến đại học. Tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 97,1% dân số (2017). Với tốc độ tăng dân số cơ học nhanh chóng, việc đáp ứng nhu cầu đi học của đại bộ phận dân cư trở nên cấp thiết.
Sau ngày 30/4/1975, miền Nam hồn tồn giải phóng, nền giáo dục mới thực sự được xây dựng thống nhất, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Trước 1986 tỉnh có 1 trường cao đẳng, 6 trường trung học chuyên nghiệp, 3 trường cơng nhân kĩ thuật, 4 trường bổ túc văn hố tập trung, 18 trường bổ túc văn hoá tại chức, 66 trường tiểu học, 180 trường cấp I và II, 25 trường trung học cơ sở, 20 trường trung học phổ thông và 181 trường mầm non thu hút 400.000 người đi học.
Ngành giáo dục của tỉnh Đồng Nai trong thời kì 2000 – 2017 đã đạt được những thành tựu to lớn đóng góp rất lớn vào phát triển KT – XH địa phương. Cùng với q trình tăng quy mơ dân số mạng lưới trường học ngày càng được nâng cao về chất và lượng. Trung bình mỗi xã đều có trường tiểu học. Tính đến đầu năm học 2016 – 2017 tồn tỉnh đã tăng thêm 11 trường so với năm
học 2015 – 2016 trong đó có 2 trường ngồi cơng lập.
Cơ cấu dân số biến động theo chiều hướng giảm tỷ trọng nhóm tuổi dưới lao động theo đúng hướng giảm sinh, dẫn đến tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học giảm dần từ năm 2000 đến 2017 (năm 2000 có 34,8% đến năm 2017 cịn 27,7%). Trong khi đó bình qn một giáo viên lại tăng lên từ 18,3 người năm 2000 tăng lên 22,9 người năm 2017. Bảng 2.26 cho thấy quy mô và tốc độ tăng dân số quyết định đến quy mô và nhu cầu học tập của người dân. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổng số dân giảm từ 34,8% năm 2000 xuống còn 27,7 năm 2017, trong khi quy mơ dân số tăng đã góp phần giảm quy mơ của nhu cầu giáo dục.
Bảng 2.26. Số học sinh và giáo viên tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017
2000 2010 2017
Dân số (nghìn người) 2.086,6 2.569,4 3.027,32
Số trẻ em trong độ tuổi đi học (người) 896.754 799.417 837.472
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học/tổng số dân (%) 34,8 31,1 27,7
Số học sinh phổ thơng (nghìn người) 532.992 435.506 506.503
Số giáo viên (người) 16.073 19.991 22.080
Số HS bình quân một GV (người) 18,3 21,8 22,94
Số trường học 681 527 558
Số lớp học (lớp) 14.159 12.499 13.877
Nguồn: Tính tốn từ (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)
Số học sinh phổ thông tăng rất chậm về quy mô, giúp giảm sức ép về cơ sở vật chất cho giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Những năm gần đây, nhờ giảm dần lực lượng trẻ em, áp lực lên hệ thống giáo dục phổ thông giảm xuống.
Những chuyển biến về dân số, đặc biệt là cơ cấu dân số có tác động rất lớn đến ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây. Việc giảm tỷ trọng và quy mơ nhóm người dưới tuổi lao động đã góp phần giảm áp lực phát triển theo chiều rộng cho giáo dục. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư giáo dục theo chiều sâu. Những chuyển biến về cơ cấu dân số, đặc biệt là biến động cơ cấu theo tuổi, số người trong nhóm tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao nên việc cần mở rộng thêm các trường dạy nghề, đào tạo chuyên môn cho người lao động là cần thiết nhằm tăng năng suất và chất lượng lao động cho tỉnh trong thời kì phát triển CN chất lượng cao.
Tỷ trọng lao động làm việc có trình độ chun mơn kỹ thuật khơng có bằng nghề/chứng chỉ chiếm khá lớn, hơn 70%, lao động làm việc có trình độ trung cấp nghề trở lên chiếm khoảng 17%. Với hơn 93% tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI, tuy nhiên, phần lớn lao động làm việc trong khu vực này chủ yếu là lao động phổ thông (công nhân phổ thơng), lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học được đào tạo từ trong nước chỉ chiếm chưa tới 10%
(Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2015). Bên cạnh đó đội ngũ này cũng vẫn khơng đáp ứng
thuộc các ngành công nghệ thông tin, thiết kế, điện tử, hóa chất … lại ln thiếu hụt lao động lành nghề. Nguyên nhân chủ yếu trong trường đại học, cao đẳng, các sinh viên được nhà trường trang bị nhiều kiến thức chuyên môn (lý thuyết), kiến thức thực hành, kỹ năng – kỹ thuật cịn hạn chế, khơng sử dụng, vận hành được các loại máy hiện đại, trình độ ngoại ngữ hạn chế. Lao động kỹ thuật cao đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI xuất thân từ lao động phổ thông, qua thực tế sản xuất, họ làm quen với các loại máy móc, dây chuyền hiện đại, được doanh nghiệp đào tạo lại và cử đi đào tạo nước ngồi nên trình độ được nâng lên đáp ứng u cầu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nâng cao năng suất lao động và kỹ năng quản lý cho người lao động ở Đồng Nai là yêu cầu cấp thiết, vì định hướng phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2030 vẫn duy trì mơ hình CN – DV – NN.
Phân bố dân cư cũng ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, chất lượng của ngành giáo dục. Ở thành thị và các vùng đơng dân như Tp. Biên Hịa, TX. Long Khánh, thị trấn Trảng Bom, Long Thành kinh tế thường phát triển hơn. Vì vậy, ở những nơi này hệ thống giáo dục thường phát triển hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy và học hiện đại và tốt hơn nên trẻ có nhiều cơ hội được tiếp cận với những mơ hình giáo dục mới, những vùng dân cư thưa thớt như Xã Thanh Sơn thuộc huyện Định Quán, xã Phú Lý thuộc huyện Vĩnh Cửu, xã Nam Cát Tiên của huyện Tân Phú….các phương tiện dạy học rất hạn chế, ngoài giờ học học sinh còn đi làm rẫy phụ kinh tế gia đình nên chất lượng giáo dục cịn hạn chế, đặc biệt là giáo dục mầm non và tiểu học. Mật độ dân số cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của giáo dục. Mật độ dân số lớn và tăng nhanh, số trẻ em đến tuổi đi học cao, gây ra sự quá tải, học sinh phải học cả ca ba. Ví dụ vào năm 2016, có bốn trường tiểu học của thành phố Biên Hịa là Trảng Dài, Phan Đình Phùng, Nguyễn Chí Thanh, Phan Bội Châu học sinh phải học ca ba do quá tải học sinh, thơng thường các trường tiểu học có sĩ số 65 – 70 học sinh/lớp là chuyện bình thường.
2.3.2.2. Ảnh hưởng đến y tế và chăm sóc sức khỏe
Sức khoẻ là một yếu tố quan trọng đảm bảo hạnh phúc cho mỗi con người. Sức khoẻ tốt là cơ sở để lao động có năng suất cao, có tinh thần trách nhiệm, tâm hồn lành mạnh, trong sáng và là mục tiêu quan trọng của quá trình phát triển.
Bảng 2.27. Số cán bộ y tế, số giường bệnh, số cơ sở y tế tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2000 – 2017
2000 2010 2017
Số cán bộ ngành y (người) 2654 4160 5404
Số cơ sở y tế (cơ sở) 201 201 196
Số giường bệnh (giường) 3.285 6.084 7.210
Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)
Nhìn chung, số giường bệnh tăng nhanh qua các năm (từ năm 2000 đến 2010 tăng gấp đôi) và trong 7 năm tiếp theo tăng trên 1.200 giường, trong đó, số bác sĩ trên vạn dân tăng nhiều, tạo điều kiện khám chữa bệnh cho người dân. Phân bố dân cư cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố các cơ sở y tế, những khu vực có hệ thống y tế tốt phân bố ở Tp. Biên Hòa, TX. Long Khánh, huyện Trảng Bom và các huyện nằm trên đường quốc lộ vì dân cư tập trung đơng đúc, ngược lại, những khu vực có mật độ dân số thấp sẽ có ít các cơ sở y tế. Ở TP. Biên Hịa là nơi có mật độ dân số cao nhất 3.816,2 người/km2 mặc dù là nơi tập trung đông nhất các cơ sở y tế với các bệnh viện lớn, kể cả các bệnh viện tư nhưng vẫn cịn tình trạng q tải do cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Chính sách giảm sinh của tỉnh bước đầu có kết quả tốt, số lượng trẻ em sinh ra giảm dần, nên ngành y tế có điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì ở trẻ, làm tốt cơng tác khám chữa bệnh ban đầu để đạt mục tiêu dân số bền vững.
Bên cạnh đó, tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng cao, sẽ gây gánh nặng cho cả xã hội vì chi tiêu y tế cho người già gấp đôi trẻ em (Tổng cục Thống kê, 2011). Vì thế ngành y tế tỉnh Đồng
Nai cần chuẩn bị sẵn nguồn lực để đón đầu xu hướng già hóa dân số của tỉnh trong thời gian sắp tới. Vì dân số người già tăng mà được chăm sóc sức khỏe tốt sẽ đóng góp cho nền kinh tế bằng các hoạt động kinh tế và giảm chi phí y tế cho nhóm người này.
Bảng 2.28. Chi tiêu cho y tế trong tổng chi ngân sách toàn tỉnh, giai đoạn 2000 – 2017
Năm 2000 2010 2017
Chi tiêu cho y tế (tỷ đồng) 156,5 286,3 875,6
Tỷ trọng ngân sách y tế trong tổng chi ngân sách (%)
2,1 2,3 2,5
Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)
Tỷ trọng chi ngân sách cho y tế trong thời gian qua có tăng, mặc dù tỷ trọng chi tăng chậm nhưng mức chi cho y tế năm 2017 gấp 6 lần năm 2000.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đơng, chiếm hơn 60% dân số, địi hỏi ngành y tế phải làm tốt công tác bảo hiểm y tế, phòng và khám chữa bệnh cho nhân dân. Đặc biệt ở những nơi dân cư tập trung đông đúc, đẩy lùi bệnh dịch, bệnh theo thời tiết như sốt xuất huyết, cúm và các bệnh truyền nhiễm khác. Số lượng dân cư lao động trong các KCN đông, ngành y tế cần chuẩn bị
lực lượng thường xuyên kiểm tra các bếp ăn công nghiệp phục vụ công nhân đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiến đến đảm bảo chất lượng nguồn lao động.
Với một tỉnh có dân số đơng và mật độ dân số dày thì ngành y tế phải trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, phương tiện, lực lượng nguồn nhân lực ngành y để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là sức khỏe sinh sản vị thành niên góp phần nâng cao thể lực, trí lực cho nhân dân và là nguồn nhân lực tương lai cho đất nước.
Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của từng nhóm dân số rất khác nhau trên địa bàn tỉnh. Ở những thành phố, thị trấn nơi dân cư tập trung đơng đúc thì việc di chuyển đến các cơ sở y tế không gặp khó khăn, cịn ở những vùng nơng thơn, hạn chế về cơ sở vật chất thì việc khám chữa bệnh của người dân cịn hạn chế. Mặt khác, với vị trí địa lý rất gần với Tp. Hồ Chí Minh, các nhóm dân số có thu nhập cao thường chọn dịch vụ khám chữa bệnh ở những tuyến bệnh viện trung ương làm cho khả năng tái đầu tư bị hạn chế.
Sự phân bố các cơ sở y tế cũng không đều, cả tỉnh có 551 cơ sở y tế năm 2017, trong đó có 16 bệnh viện thì Tp. Biên Hịa có 13 bệnh viện, cịn lại TX. Long Khánh, huyện Định Quán và Long Thành mỗi địa phương có một bệnh viện. Cịn lại là các phòng khám đa khoa và các trạm y tế xã, phường.
2.3.2.3. Ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động
Quy mô dân số tỉnh Đồng Nai lớn cũng là một lợi thế cho vấn về việc làm. Thực tế cho thấy, nguồn cung lao động đang lớn hơn cầu lao động, điều đó sẽ làm cho chi phí lao động rẻ. Đây là một trong những yếu tố thu hút các nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngồi trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.
Với cơ cấu giới tính và mức tỷ lệ dân số tương đối cân bằng, tỉnh Đồng Nai đảm bảo theo đúng quy luật sinh học, khơng có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho sự phát triển kinh tế toàn diện và ổn định dân số. Lực lượng nhập cư đến Đồng Nai đa số là nhóm người trong độ tuổi lao động nên phần lớn đáp ứng được các nhu cầu về thiếu hụt nguồn lao động trong các KCN. Số người trong độ tuổi lao động nằm trong độ tuổi sinh đẻ nên sẽ ảnh hưởng đến các mặt khác cho xã hội như nhà ở, y tế, giáo dục, rác thải…
Bảng 2.29. Lực lượng lao động, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc và tỷ lệ thất nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2017
2000 2010 2017
Gia tăng (%/năm) 2000- 2010 2010- 2017 2000- 2017 Lực lượng lao động (nghìn người) 1.174,2 1.452,0 1.846,0 2,1 3,5 2,7
Lao động đang làm việc
(nghìn người) 850,91 1.435,5 1.818,8 5,3 3,4 4,6
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 5,8 2,2 2,4 - - -
Nguồn: Tính tốn từ (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)
Trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ trọng lao động tăng liên tục, từ 57,5% năm 2000 tăng lên 65,2% năm 2010 cùng với làn sóng nhập cư mạnh trong thời kỳ sau, tỷ trọng lao động tăng mạnh lên 73,6% vào năm 2017.
Nhìn vào bảng 2.29 thấy rằng Đồng Nai có tốc độ gia tăng bình quân lực lượng lao động toàn thời kỳ thấp hơn lao động đang làm việc, 2,7%/năm so với 4,6%/năm. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy khả năng tạo việc làm mới cho dân cư vẫn cao. Tỷ lệ lao động đang làm việc luôn chiếm trên 90% lực lượng lao động và có xu hướng tăng. Cơ cấu “dân số vàng” đang phát huy hết cơng suất khi tỷ lệ lao động có việc làm ln ở mức cao. Tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể, từ 5,8% năm 2000 còn 2,4% năm 2017. Vượt qua trở ngại do khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do sản xuất gặp khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp dao động ở mức 2% từ năm 2010 đến 2017, tỷ lệ này thấp hơn mức trung bình của cả nước là 2,8%, đó là dấu hiệu lạc quan cho vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động luôn được xúc tiến hàng năm, mặc dù tỷ lệ người trong độ tuổi lao động vẫn tăng đều hàng năm. Cùng với Đông Nam Bộ, Đồng Nai đã đạt được những thành tựu hết sức ấn tượng trong thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, gia tăng đầu tư trong nước đã đạt được tiến bộ rõ nét trong giải quyết lao động việc làm.
Hiện nay, những ngành nghề mà các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao vẫn là những ngành thâm dụng lao động như dệt, giày da, chế biến lương thực – thực phẩm, bao bì và các nghề giản đơn chiếm 28,4%, dịch vụ cá nhân, bảo vệ bán hàng chiếm 18,4%, Thợ lắp ráp và vận hành máy móc chiếm 16%. Theo cơ cấu thì trình độ lao động phổ thơng chiếm 87% (Cục Thống kê
tỉnh Đồng Nai, 2017). Điều này cho thấy, nguồn cung cấp lao động có trình độ cao vẫn còn nhiều
hạn chế khi lực lượng lao động phổ thơng vẫn cịn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu việc làm, điều này ảnh hưởng đến việc tăng năng suất lao động. Đây là khó khăn cần khắc phục khi chủ trương của tỉnh đang hướng nền kinh tế phát triển theo chiều sâu.
Trong nền kinh tế của Đồng Nai, cung và cầu về lao động đều chịu sự tác động sâu sắc không chỉ bởi sự phát triển kinh tế - xã hội, mơi trường tự nhiên mà cịn ở cả yếu tố dân số. Cơ cấu “dân số vàng” của tỉnh tác động đến cơ cấu các ngành kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội trong tương lai. Lực lượng lao động đơng hơn lực lượng phụ thuộc sẽ đóng góp quĩ an sinh xã hội trong tương lai cho xã hội. Vấn đề chuyển dịch già hóa dân số so với bình quân cả nước làm cho