3.2. Định hướng chính sách dân số của Đồng Nai
3.2.2. Định hướng về cơ cấu
3.2.2.1. Định hướng về cơ cấu dân số theo giới tính
Về cơ cấu dân số theo giới tính, tỷ số giới tính, tỷ lệ dân số nam dự báo sẽ ngày càng tăng do lứa tuổi sinh vào những năm 2000 trở đi có sự mất cân bằng giới tính sinh ra cao, sau từ 10 đến 20 năm sau, theo phương pháp chuyển tuổi thì nhóm trong độ tuổi lao động có dân số nam cao hơn nữ.
Bảng 3.2. Tỷ số giới tính, tỷ lệ dân số nam, tỷ số giới tính khi sinh tỉnh Đồng Nai năm 2017 và định hướng đến 2025, 2030
2017 2025 2030
Tỷ số giới tính (nam/100 nữ) 93,8 96,8 97,3
Tỷ lệ nam (%) 48,4 49,2 49,6
Tỷ số giới tính khi sinh (nam/100 nữ)
103 106 107
Nguồn: (Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, 2017), (Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015).
Nhìn vào bảng 3.2 cho thấy, dự báo tỷ số giới tính tăng lên 97,3% gần mức cân bằng nam và nữ. Điều này sẽ tác động đến việc hoạch định lại chính sách KT -XH, nhất là phân cơng lao động sản xuất trên địa bàn tỉnh. Tỷ trọng nam trong tổng số dân dự báo đến năm 2030 đạt 49,6% gần đạt mức cân bằng. Nhóm tuổi dưới tuổi lao động và nhóm tuổi lao động khơng có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ trong từng độ tuổi. Tuy nhiên, nhóm tuổi trên tuổi lao động lại chênh lệch khá lớn giữa tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ nam khá nhiều. Khoảng cách của độ tuổi càng lớn thì độ
chênh lệch càng cao, nhóm 70 – 75 tuổi số nữ chiếm cao hơn số nam gần một nửa.
Theo dự báo, TSGTKS sẽ có sự chuyển biến tích cực trong tương lai khi dần trở về mức chuẩn 105. Đây là xu hướng tất yếu để đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, cần có những giải pháp cụ thể để về quản lý việc lựa chọn giới tính để có thể đảm bảo tính khả thi của dự báo, vì trong hiện tại, biến động về TSGTKS có thể diễn ra rất nhanh, kể cả trong đối tượng dễ quản lý nhất là công chức, viên chức.
3.2.2.2. Định hướng về cơ cấu theo độ tuổi
Dân số của Đồng Nai mặc dù tăng nhanh so với các tỉnh khác trong vùng ĐNB, nhưng cơ cấu theo độ tuổi đang tiến dần đến sự ổn định. Năm 2017, nhóm tuổi trong tuổi lao động vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, nhóm tuổi trẻ giảm dần và trên tuổi lao động tăng dần. Dự báo đến năm 2030, nhóm tuổi trên tuổi lao động và nhóm dưới tuổi lao động sẽ thu hẹp dần.
Về cơ cấu theo độ tuổi, Đồng Nai vẫn trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” với nguồn lao động dồi dào như dự báo đến 2030. Giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” sẽ phát huy đỉnh điểm vào giai đoạn 2020-2022 khi tỷ trọng lao động chiếm 70% dân số, đồng thời cũng đánh mốc việc giảm quy mô và tỷ trọng người dưới tuổi lao động, chiếm 30% dân số.
Bảng 3.3. Quy mô, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi tỉnh Đồng Nai năm 2017 và định hướng đến năm 2025
Đơn vị: người
Nhóm tuổi
2017 2025 2030
Quy mô Cơ cấu Quy mô Cơ cấu Quy mô Cơ cấu
0 – 14 611.515 20,2% 791.268 23,3% 832.732 22,5%
15 – 60
2.228.093 73,6% 2.268.773 66,8% 2.307.000 62,4%
60+ 187.692 6,2% 336.204 9,9% 555.268 15,1%
Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2017), (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015)
Quy mơ, tỷ trọng của nhóm dân số dưới tuổi lao động dự báo tăng nhẹ 23,3% vào năm 2025 và giảm nhẹ vào năm 2030 do tỉnh vẫn áp dụng chính sách dân số. Quy mơ dân số của tỉnh vẫn cao. Thời kì cơ cấu “dân số vàng” vẫn cịn tiếp diễn. Số người già tăng nhanh, gần chạm ngưỡng 10% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 15,1% vào năm 2030, đánh dấu quá trình nhân khẩu học của địa phương và bắt đầu thời kỳ dân số già. Do đó, làm thế nào để tận dụng tốt nhất thời kỳ “dân số vàng” để phục vụ quá trình phát triển, tránh để vuột mất cơ hội hiếm có là bài tốn khó. Đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai chuyển sang giai đoạn dân số già, thời gian này cần chuẩn bị
nghiêm túc về chất lượng nguồn lao động – nhân tố quan trọng cho quá trình phát triển KT – XH có chiều sâu và bền vững – để tránh gặp phải gánh nặng khi không khai thác tốt thời kỳ “dân số vàng” để tích lũy cho thời kỳ già hóa dân số tiếp theo.
Sự chuyển biến theo thời gian của tỷ số phụ thuộc trẻ, phụ thuộc già và phụ thuộc chung của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới cũng được dự báo qua bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tỷ số dân số phụ thuộc tỉnh Đồng Nai năm 2017 và định hướng đến năm 2025, 2030
Đơn vị: %
Tỷ số phụ thuộc trẻ Tỷ số phụ thuộc già Tỷ số phụ thuộc chung
2017 31,1 8,8 39,9
2025 23,3 9,9 33,2
2030 22,5 15,1 37,6
Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2017), (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015)
Tỷ số phụ thuộc trẻ em chuyển biến theo hướng giảm, từ 31,1% năm 2017 xuống còn 23,3% năm 2025 và 22,5% năm 2030. Điều này cũng khơng gây khó khăn lớn trong việc phát triển KT - XH khi áp lực giáo dục cho trẻ em được tháo gỡ phần nào, chi phí cho giáo dục cân đối trên hệ thống gia đình và tồn xã hội do q trình tích lũy kinh tế trước đó. Từ đó, địa phương sẽ có điều kiện đầu tư cho giáo dục theo chiều sâu. Ngoài ra, số trẻ em cũng không tăng quá nhanh nên cũng không tạo ra áp lực lớn về việc đầu tư cho giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu và thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai.
Tỷ số phụ thuộc già được dự báo vẫn tiếp tục tăng dần qua các năm. Nếu đà tốc độ tăng tỷ suất phụ thuộc già nhanh hơn tỷ suất tỷ số phụ thuộc trẻ thì trong tương lai khơng xa tỉnh Đồng Nai sẽ bước vào giai đoạn tỷ suất gia tăng dân số gần bằng 0, khi số trẻ em sinh ra với số người già mất xấp xỉ nhau.
Tỷ số phụ thuộc chung qua các năm cũng có xu hướng giảm, với tốc độ giảm này, Đồng Nai có thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” có thể kết thúc trong 20 năm tới. Những dự báo này cho thấy tỉnh cần có những giải pháp đẩy nhanh q trình tích lũy, tận dụng triệt để thời cơ do thời kỳ này mang lại trong thời gian sắp tới.
3.2.2.3. Định hướng về cơ cấu dân số theo xã hội
Cơ cấu dân số theo lao động , dự báo tỉnh Đồng Nai sẽ đi đến mức cân bằng vào năm 2025 khi lao động ba khu vực kinh tế lần lượt là 4% - 54% - 45%. Cơ cấu này tương đồng với định hướng phát triển kinh tế đến năm 2030 (Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015).
Bảng 3.5. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế tỉnh Đồng Nai năm 2015 và định hướng đến năm 2025
Đơn vị: %
Khu vực I Khu vực II Khu vực III
2017 26,5 38,7 34,8
2025 4,0 54,0 45,0
Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2017), (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015)
Bảng 3.5 cho thấy tỷ trọng lao động khu vực I giảm nhanh, giảm hơn 6 lần, từ 26,5% năm 2017 đến năm 2025 giảm xuống còn 4,0%. Lao động trong khu vực II tăng gấp rưỡi từ 38,7% năm 2017 lên 54,0% năm 2025, điều này chứng tỏ rằng Đồng Nai là một tỉnh phát triển công nghiệp rất mạnh, khu vực III tăng nhanh từ 34,8% năm 2017 tăng lên 45,0% năm 2025. Trong tương lai, ngành dịch vụ sẽ được thúc đẩy tăng nhanh hơn nữa với các ngành có hàm lượng chất xám cao, vì nền tảng của giá trị gia tăng kinh tế là phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ cao cấp để thu hút nguồn lao động dồi dào và chiếm tỷ trọng cao.
Về trình độ văn hóa chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng tác động khác nhau như kinh tế, văn hóa, xã hội…Nhìn chung, vấn đề giáo dục ln được tỉnh quan tâm chú trọng nhằm nâng cao trình độ cho người lao động , tăng năng suất và tăng thu nhập cho người lao động.