3.3. Giải pháp về các vấn đề biến động dân số tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
3.3.4. Giải pháp về nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nhân lực
+ Xây dựng chính sách giáo dục – đào tạo hợp lý, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý giáo dục
Khi phương thức sản xuất thay đổi, cơng nghệ thay đổi địi hỏi trình độ lao động của lực lượng sản xuất phải phù hợp với phương thức sản xuất mới. Như vậy, có nghĩa là phải đào tạo người lao động với một phương thức mới (trình độ cao hơn, khác so với cái đang có), hay có thể nói cách khác là phải cải cách nội dung giảng dạy, môn học cũng như cách tiếp cận mới.
- Ưu tiên phát triển những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực quản lý giáo dục nhằm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Nâng cấp đội ngũ quản lý giáo dục thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng và sa thải đối với những cán bộ hạn chế về năng lực trong quản lý giáo dục.
- Mở rộng các hình thức thi sáng tạo, ứng dụng trong quản lý giáo dục, mời gọi những cá nhân ngồi ngành nhưng có những sáng kiến, nghiên cứu ứng dụng tốt trong quản lý giáo dục về làm quản lý giáo dục thay cho phương pháp bổ nhiệm biên chế như trước đây. Thơng qua hình thức thi sáng tạo, thi quản lý trong quản lý giáo dục để sàng lọc các cá nhân thiếu năng lực được cơ cấu trong bộ máy quản lý của ngành giáo dục.
- Tun dương, cơng nhận những cơng trình nghiên cứu ứng dụng trong quản lý giáo dục có giá trị ứng dụng thực tiễn tốt và tỉnh cần có quỹ tài chính (giải thưởng) xứng đáng cho các cơng trình này nếu được xã hội cơng nhận để những người có năng lực sáng tạo nghiên cứu về quản lý tâm huyết với nghiên cứu ứng dụng và đề xuất giới thiệu cơng trình nghiên cứu của mình nhằm thúc đẩy cải cách và tiến bộ của ngành giáo dục.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong và ngồi doanh nghiệp. Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo để mở rộng quy mơ, hình thức và ngành nghề. Chú trọng đào tạo lực lượng cơng nghân ngành nghề và cán bộ quản lý có trình độ cao. Khai thác tốt tiềm năng của lực lượng lao động trong tỉnh, thực hiện chính sách thu hút nhân tài, thu hút sinh viên có thành tích học tập xếp loại khá, giỏi đến Đồng Nai công tác…
- Trong thời gian tới, các địa phương trong tỉnh cần nhận thức rõ tầm quan trọng của qui hoạch phát triển nguồn nhân lực, cần phối hợp chặt chẽ giữa bốn bên: người sử dụng lao động, người học, nhà trường và nhà nước. Theo đó, người sử dụng lao động cần có “đơn đặt hàng” về nhu cầu lao động đối với địa phương và các cơ sở đào tạo nghề. Nhà trường cần thực hiện phương châm đào tạo theo nhu cầu sử dụng của các đơn vị sử dụng lao động. Nhà nước là nơi tiếp nhận nhu cầu đào tạo, thực hiện qui hoạch mạng lưới đào tạo, tạo mối liên kết giữa nhà trường, người học và doanh nghiệp.
Ngoài việc đẩy mạnh các giải pháp về chất lượng đội ngũ quản lý giáo dục, tỉnh cần có giải pháp kết nối trung gian giữa các trường Đại học, Cao đẳng với các doanh nghiệp trên địa bàn. Vận động các trường đẩy mạnh nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp cần đặt ra các ý tưởng sáng tạo đặt hàng cho các nhà khoa học, các thầy cô, sinh viên … nghiên cứu sáng tạo, nâng cấp ứng dụng của các thiết bị cơng nghệ cũng như ý tưởng hình thành sản phẩm mới. Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp thường gặp phải rào cản (e sợ rủi ro) là doanh nghiệp khơng đủ tự tin để chi phí cho nghiên cứu (thử), sản xuất (thử), các thầy cô (nhà khoa học) thì cũng khơng dám chắc chắn kết quả mà mình sáng tạo, cải biên, sáng chế sẽ thành cơng ngay từ lần đầu ứng dụng mà chi phí thực nghiệm lại khơng có, đấy là chưa kể đến những trường hợp nhiều nhà khoa học chưa sáng tạo được đã sợ mất bản quyền hoặc ngược lại doanh nghiệp chưa đầu tư đã đòi nắm giữ sáng chế … Như vậy, mấu chốt là để có được lực lượng lao động sáng tạo tương ứng phù hợp với thời đại mới cần có vai trị trung gian của chính quyền có giải pháp thỏa đáng để gắn kết được doanh nghiệp với các trường, các viện, các nhà khoa học mới có thể tạo ra được lực lượng sản xuất có trình độ cao tương ứng với phương thức sản xuất mới của thời đại mới.
Phát triển giáo dục – đào tạo, nâng cao trình độ dân trí nói chung và trình độ người lao động nói riêng là chiến lược lâu dài và mang tầm chiến lược của tỉnh. Ngồi ra, nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ có tính thu hút, đảm bảo được nguồn lao động phù hợp với yêu cầu kinh tế ngày càng cao của tỉnh.
Phát triển hệ thống giáo dục – đào tạo tại địa phương, tập trung nâng cấp, mở rộng các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động mới cũng như lao động nhập cư.
+ Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông: đây là giải pháp tiền đề cơ bản đảm
bảo cho q trình đào tạo sau phổ thơng diễn ra thuận lợi. Tỉnh cần chú trọng vào việc toàn dân đưa trẻ đến trường để khơng trẻ em nào bỏ học vì nghèo khó. Đối với đơ thị, cần đảm bảo sĩ số học sinh theo tiêu chí của trường chuẩn quốc gia.
+ Tạo môi trường học tập suốt đời: Tiến hành rà soát lại các hệ giáo dục của tỉnh nhà
nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho dân cư hoặc chưa có cơ hội tiếp cận với giáo dục phổ thông. Ở vùng nông thôn, cần xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng là nơi mà người dân có thể trao đổi, học tập, bổ túc kiến thức. Xây dựng các thư viện đạt chuẩn quốc gia tại các đô thị lớn và kết nối thông tin với các thư viện của các trường Đại học trên địa bàn tỉnh đảm bảo nguồn tư liệu để phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân.
+ Dạy nghề, hướng nghiệp phù hợp với yêu cầu và định hướng phát triển của địa phương:
đối với đơ thị thì cơng nghiệp và dịch vụ là ngành chủ đạo, do đó, việc nâng cao trình độ cho người lao động là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm hướng đến phát triển công nghiệp theo chiều sâu. Các địa phương có nền kinh tế chính là nơng nghiệp, việc xây dựng đào tạo nghề, xây dựng chương trình liên quan đến nơng nghiệp là cần thiết, đặc biệt các địa phương có thế mạnh là cây cao su, cây ăn quả và chăn ni. Có những chính sách hỗ trợ vay vốn, đào tạo tay nghề, tổ chức những chương trình gặp gỡ giao lưu với các nông dân 4.0 thành công trong nông nghiệp, liên kết với các công ty, các nước nhập khẩu nông sản của Đồng Nai nhằm hỗ trợ nông dân về đầu ra sản phẩm...
+ Tăng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục: Tiếp tục tăng tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục
trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước. Có chính sách ưu đãi về thuế, th đất, thủ tục thơng thống... để thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông.
+ Nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng: đối với xu hướng tạo
ra các ngành mới rất nhanh trong giai đoạn hiện nay thì việc triệt tiêu các ngành hiện tại cũng nhanh không kém. Điều này đã đặt ra quan điểm mới về đào tạo cần liên tục, mở và mang tính khai sáng thay cho giáo điều bắt buộc. Xu hướng này yêu cầu giảng viên trong trường đại học phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Các trường phải dạy cho sinh viên (kỹ sư) khả năng tích hợp được nhiều kiến thức bằng phương pháp STEM (Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật và Math - Toán học). Như vậy, để đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ tiếp cận cơng nghệ hiện đại thì nhà trường cần phải thay đổi phương pháp trong quản lý và đào tạo đó là:
- Kết hợp việc dạy lý thuyết căn bản với việc mời các chuyên gia đang hoạt động nghiên cứu ứng dụng của các doanh nghiệp đến giảng bổ trợ về xu hướng sáng tạo mới, xu hướng đổi mới cơng nghệ… Có như vậy mới hy vọng trình độ của người lao động sau khi ra trường có thể tiếp cận cơng nghệ mới một cách tích cực và sớm góp mình vào cơng cuộc tiếp tục sáng tạo và đổi mới. Chính cách làm này cũng sẽ giúp doanh nghiệp gắn bó với nhà trường, cùng nhà trường
đồng hành trong nghiên cứu sáng tạo và giảng dạy cũng như tạo đầu ra cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp có thể tiếp cận được ngay với môi trường lao động trong các doanh nghiệp.
- Nhà trường cần kiến nghị với tỉnh hỗ trợ việc kết nối hợp tác với doanh nghiệp để tạo ra điều kiện hợp tác tối ưu giúp các nhà khoa học có điều kiện để ứng dụng sáng tạo (thí nghiệm, thực nghiệm) ở các doanh nghiệp đối với các nghiên cứu ứng dụng mới giúp cho doanh nghiệp có thể cải tiến cơng nghệ máy móc và giúp cho các nhà khoa học có điều kiện để phát huy khả năng sáng tạo, giúp cho các sinh viên sớm tiếp cận với môi trường lao động thực tế.
- Các trường chú ý nâng cao chất lượng nhân lực của 8 ngành nghề/lĩnh vực mà nhân lực được tự do di chuyển trong khối AEC theo chuẩn khu vực mà Khung tham chiếu trình độ ASEAN (ASEAN Qualifications Reference Framework - AQRF) đã quy định và đặc biệt quan tâm ngoại ngữ và tin học ứng dụng (các trường có thể lưu sinh viên lại thêm một năm sau khi ra trường để bồi dưỡng ngoại ngữ (Tiếng Anh) như một ngôn ngữ thứ 2 thuần thục).
- Cần phải được thay đổi mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Tổ chức liên kết hợp tác nghiên cứu và dự báo về nhu cầu lao động trong tương lai, cũng như chia sẻ thị phần, phân khúc thị trường để tổ chức hợp tác đào tạo, đào tạo liên thơng, hợp tác quốc tế đào tạo những nhóm ngành nghề mới, mua sắm trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho đào tạo cũng như đẩy mạnh khả năng giao lưu quốc tế để cung ứng sinh viên vừa ra trường cho các thị trường lao động trong, ngoài vùng và các nước khác.
Tiểu kết chương 3
Luận án dựa trên các căn cứ sau đây để tiến hành định hướng phát triển dân số tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới: Quan điểm của Đảng và nhà nước về dân số; Quan điểm về chính sách dân số; Quan điểm liên quan đến chất lượng cuộc sống dân cư, chính sách về y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo; Quan điểm phát huy nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.
Tác giả sử dụng các định hướng dân số, hệ thống quan điểm phát triển dân số tỉnh Đồng Nai, các dự báo dân số của Tổng cục Thống kê đến năm 2025, 2030 và dự báo những biến động của dân số tác động đến kinh tế – xã hội
Dựa trên những phân tích tác động của biến động dân số ở chương 2, tác giả đề ra các giải pháp về dân số để điều chỉnh các q trình dân số nhằm mục đích tận dụng những lợi thế của biến động đó mang lại và hạn chế đến mức tối thiểu những tác động tiêu cực do biến động dân số gây ra. Từ đó, đề xuất giải nhằm nâng cao chất lượng dân số, nâng cao chất lượng đơ thị hóa, ứng phó
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài “Biến động dân số và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai” tác giả rút ra một số kết luận sau:
Dân số là thành phần rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; là nguồn lực tạo ra của cải vật chất và các giá trị văn hóa, tinh thần cho xã hội và cũng là lực lượng tiêu thụ kích thích cho KT – XH . Điều này rất quan trọng trong quá trình CNH – HĐH ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dân số và biến động dân số, những tác động của biến động dân số đến kinh tế xã hội và mơi trường
Đồng Nai là một tỉnh có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng tương đối tốt, có đường lối phát triển KT – XH đúng đắn, phù hợp với đường lối CNH – HĐH kinh tế đất nước và xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
Dân số của Đồng Nai có một số điểm nổi bật như: quy mô dân số lớn, tỷ suất gia tăng cơ học cao. Cơ cấu lao động trong công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, cơ cấu dân số vàng, dân cư chủ yếu tập trung ở các đô thị ven đường quốc lộ và các KCN.
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số có nhiều yếu tố: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và yếu tố kinh tế xã hội. Các nhân tố tự nhiên rất quan trọng cho sự tập trung dân cư sinh sống, là khu vực mưa thuận gió hịa, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai, đất đai màu mỡ, địa hình khá bằng phẳng. Nhân tố kinh tế - xã hội tác động rất lớn và có ý nghĩa quyết định đến sự biến động dân số của tỉnh thông qua một số chỉ số về phát triển kinh tế, GRDP Và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp và dịch vụ.
Biến động của dân số đến kinh tế, xã hội, môi trường được vận dụng vào địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau: nếu dân số ổn định thì nguồn vốn tích lũy sẽ tập trung vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, tiến hành phát triển nâng cao chất lượng nguồn lao động, tích lũy kinh tế nhằm mang lại lợi ích bền vững cho sự phát triển, nâng cấp các hệ thống y tế, giáo dục ở các địa phương xa xôi, đặc biệt là nơi có nhiều người dân tộc cư trú. Trình độ lao động của nguồn lao động cịn hạn chế gây khó khăn cho việc phát triển các ngành cơng nghệ cao, cở sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu dễ gây tác động xấu đến mơi trường, đặc biệt là các nhành thuộc nhóm cơng nghiệp chế biến LLTP, dệt, giày da… Dự báo q trình già hóa dân số nhằm mục đích tích lũy và có chính sách phù hợp để tái sử dụng nguồn lao động này, đồng thời giảm áp lực chi phí cho người già, tăng chi phí phúc lợi cho bà mẹ trẻ em nhằm nâng cao thể trạng cho người lao động trong tương lai.
Tác giả vận dụng những căn cứ, định hướng, đồng thời dự báo quá trình dân số của tỉnh Đồng Nai nhằm đưa ra các giải pháp cho quá trình dân số trong những năm sắp tới, phát huy
những tích cực do biến động dân số mang lại và khắc phục những tiêu cực do biến động dân số gây ra nhằm hướng đến phát triển một Đồng Nai giàu, đẹp tương xứng với tiềm năng và vị thế của vùng ĐNB và VKTTĐPN.
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ
1. Nguyễn Thị Lý. (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2000 – 2017. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
2. Nguyễn Thị Lý. (2019). Tác động của cơng nghiệp hóa đến biến động dân số tỉnh Đồng Nai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Adrian C. Hayer, Nguyễn Đình Cử, Vũ Mạnh Lợi (2009), Dân số và phát triển tại Việt Nam –
Hướng tới một chiến lược mới 2011 – 2020, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch Đầu tư, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2005), Cơ sở lý luận về dân số phát triển và