HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập luật đất đai ths lê thị phúc và thân văn tài (Trang 33 - 34)

- Đất nhà nước giao, cho th có thời hạn mà khơng được gia hạn

2. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY 2.1. Các yêu cầu trong xây dựng chế độ sở hữu Nhà nước về đất đai

Phải xác định được sự vận động và phát triển của các quan hệ đất đai là tất yếu trong bất kỳ chế độ xã hội nào. Phải thay đổi cách nhìn nhận đánh giá tính chất của các mối quan hệ ấy, đó là sự thay đổi từ quan hệ phân phối hiện vật để từng bước chuyển sang quan hệ giá trị.

2.2. Bằng mọi cách đưa đất đai vào sử dụng, tránh tình trạng bỏ hoang đất hoang đất

Trên mỗi diện tích đất nhất định phải xác định được những người chủ thực sự với việc quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ cụ thể, rõ

ràng, đồng thời đảm bảo cho các quyền và nghĩa vụ ấy được thực hiện đầy đủ trên thực tế.

2.3. Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai

Đất đai phải được quản lý một cách chặt chẽ. Phải xác định rõ chức năng của các cơ quan quản lý đất đai là thay mặt Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đất đai của Nhà nước chứ bản thân các cơ quan này không phải là chủ sở hữu đất đai. Mặt khác, việc quản lý đất đai không chỉ được xem như việc quản lý các tư liệu sản xuất. Tài sản thông thường mà hơn thế đất đai là một tài sản đặc biệt, một trong những yếu tố quan trọng cấu thành mơi trường sống. Vì vậy, lợi ích lâu dài, lợi ích xã hội phải được đặt ra trong khi xây dựng chế độ quản lý và chế độ sở hữu đất đai.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập luật đất đai ths lê thị phúc và thân văn tài (Trang 33 - 34)