3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng
3.2.2. Nâng cao kỹ năng, trách nhiệm cho chủ tịch, phó chủ tịch Hộ
nhân dân cấp xã thuộc huyện Quảng Điền
Kỹ năng hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã đóng một vai trị hết sức quan trọng, góp phần quyết định chất lượng của từng cán bộ là chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã cũng như hiệu quả hoạt động của HĐND. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho chủ tịch, phó chủ tịch HĐND để họ có thể chủ động trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm, họ vừa phải là việc tại đơn vị công tác, vừa thực hiện nhiệm vụ là chủ tịch, phó chủ tịch HĐND. Vì vậy, huyện Quảng Điền cần tập trung vào hai hình thức là đào tạo truyền thống và đào tạo theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Tức là huyện xây dựng những chuyên đề đào tạo các kỹ năng theo chức danh rồi gửi xuống cơ sở. Dựa vào thực tiễn hoạt động, các đồng chí tự thấy yếu việc nào thì đăng ký học chunđề đó. Với từng vị trí, lĩnh vực chun mơn nhất định, khi cán bộ nắm rõ nguyên tắc làm việc, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định pháp luật liên quan sẽ đạt hiệu quả và hạn chế mắc vi phạm.
83
Qua việc nâng cao kỹ năng hoạt động cho chủ tịch, phó chủ tịchHĐND sẽ tạo điều hiện cần thiết để họ có thể sắp xếp thời gian cơng tác một cách khoa học, hợp lý và nhờ đó thực hiện chức năng chủ tịch, phó chủ tịch HĐND đạt chất lượng cao nhất. Hoạt động bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hoạt động cần chú ý vào những vấn đề cơ bản sau:
Một là, kỹ năng xây dựng chương trình hoạt động cụ thể của chủ tịch, phó chủ tịchHĐND.
Chương trình hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã được xây dựng theo thời gian sáu tháng, một năm, cả nhiệm kỳ. Dựa trên chương trình hoạt động của HĐND cấp xã, chương trình hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động chuyên môn tại đơn vị cơng tác với hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và phải được xây dựng một cách chi tiết. Nội dung chương trình hoạt động phải gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND trước cử tri và nhân dân địa phương. Chương trình hoạt động càng cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì hiệu quả hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã thuộc huyện Quảng Điền càng đạt hiệu quả cao và thiết thực bấy nhiêu.
Hai là, kỹ năng tiếp xúc cử tri.
Mỗi cán bộ là chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã đều có nhiệm vụ tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp, gồm nhiệm vụ tiếp xúc chính thức và tiếp xúc khơng chính thức. Cần bồi dưỡng cho chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xãcó được kỹ năng nắm bắt, khai thác triệt để các thông tin về mọi mặt ở địa phương do cử tri và nhân dân cung cấp, đồng thời có khả năng phân tích, tổng hợp, xử lý các thơng tin, từ đó trình bày trước HĐND về các vấn đề bức xúc tại địa phương. Mặt khác, cũng cần bồi dưỡng cho chủ tịch, phó chủ tịch HĐND kỹ năng trình bày trước cử tri và nhân dân về những vấn đề đặt ra
84
trong kỳ họp của HĐND, để cử tri hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND khi ban hành và thực hiện các nghị quyết của HĐND về các chủ trương, biện pháp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có như vậy, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã mới có khả năng phối hợp tốt với nhân dân thực hiện thành công các nhiệm vụ HĐND đã đề ra trong nghị quyết.
Ba là, kỹ năng chất vấn.
Đây là một hình thức hoạt động của đại biểu HĐND nói chung và chủ tịch, phó chủ tịch HĐND nói riêng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNN tại địa phương. Hiệu quả của hoạt động chất vấn cũng góp phần bổ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND đạt kết quả cao hơn. Bồi dưỡng kỹ năng chất vấn của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cần hướng tới nội dung làm cho họ hiểu rõ mục đích, yêu cầu của chất vấn; hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị liên quan đến nội dung chất vấn của HĐND; có khả năng chuẩn bị các câu hỏi cần thiết, rõ ràng, nêu các vấn đề cụ thể và phải định được mục đích cuối cùng là xác định trách nhiệm của người bị chất vấn; có được kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý các thơng tin có liên quan đến vấn đề đặt ra; kỹ năng đặt các câu hỏi trúng và đúng. Kỹ năng tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng: sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng là một trong những cơng cụ quan trọng để chủ tịch, phó chủ tịch HĐND có thể tiếp xúc nhanh nhất, rộng nhất với tất cả cử tri. Đại biểu có thể thơng qua nhiều phương tiện thơng tin với nhiều hình thức khác nhau như: viết báo, phát phiếu, trả lời phỏng vấn... để truyền tải những vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động của HĐND. Dù thông qua loại phương tiện thông tin nào với hình thức cụ thể nào, khi tiếp xúc với phương tiện thơng tin đại chúng, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cũng cần phải có sự chuẩn bị một cách kỹ càng, chu đáo, có kế hoạch, có mục đích; phải trình bày
85
một cách dễ nghe, dễ hiểu và điều quan trọng nhất là phải thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Tùy theo yêu cầu của từng loại công việc mà chủ tịch, phó chủ tịch HĐND phải biết lựa chọn phương tiện thơng tin và hình thức truyền tải phù hợp nhất.
Trong công tác chất vấn tại các kỳ họp, nội dung chất vấn phải là những vấn đề có tính bức xúc, được đơng đảo cử tri và đại biểu HĐND quan tâm, có căn cứ xác đáng, có địa chỉ cụ thể. Câu hỏi chất vấn cần ngắn gọn, dễ hiểu đi thẳng vào vấn đề cần chất vấn, yêu cầu đối tượng bị chất vấn xác định rõ trách nhiệm và hướng giải quyết, thời gian giải quyết để chủ tịch, phó chủ tịchHĐND tiếp tục giám sát việc thực hiện của người trả lời chất vấn cho đến khi vấn đề được giải quyết thỏa đáng. Coi hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND là cơ hội để HĐND phân tích, mổ xẻ những vấn đề cịn tồn tại, khó khăn vướng mắc từ đó cùng HĐND, UBND và các ngành, các cấp tìm giải pháp khắc phụ, qua đó tạo sự đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ.
3.2.3. Phát huy tính tích cực chủđộng của chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thuộc huyện Quảng Điền trong việc tựđào tạo, rèn luyện,