Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh chủ tịch,

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chất lượng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 101 - 111)

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng

3.2.5. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh chủ tịch,

Tiêu chuẩn cán bộ là một hệ thống các yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần phải có để cán bộ đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ do cương vị cơng tác địi hỏi. Việc xác định rõ tiêu chuẩn chức danh cán bộ là cần thiết và rất quan trọng, là khâu then chốt trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt nói chung và chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã nói riêng. Xác định rõ tiêu chuẩn chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã là cơ sở để xác định mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho thích hợp với đội ngũ cán bộ hiện có cũng như cho cán bộ kế cận và tương lai; là cơ sở để cho việc đánh giá, lựa chọn bố trí, sử dụng cán bộ đúng đắn. Tiêu chuẩn chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã còn là mục tiêu cơ sở cho cán bộ phấn đấu, học tập, rèn luyện để tự hồn thiện mình. Đồng thời giúp cho cơng tác quản lý cán bộ đi vào nề nếp, chính quy, hiện đại.

Ngày 21/01, Ban Tổ chức Trung ươngđã ban hành Hướng dẫn số 36 về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND ở mỗi đơn vị hành chính phải bảo đảm các tiêu chí:

- Bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND là phụ nữ;

- Bảo đảm số lượng hợp lý người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND là người dân tộc thiểu số, phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân số của từng địa phương; phấn đấu số đại biểu HĐND được bầu là người dân tộc thiểu số không thấp hơn số đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021 là người dân tộc thiểu số ở đơn vị hành chính đó;

92

- Phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND là người ngồi Đảng khơng dưới 10%; người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND là người dưới 35 tuổi không dưới 15% tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND ở từng cấp;

- Phấn đấu có ít nhất 30% đại biểu HĐND nhiệm kỳ trước tái cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026;

- Việc phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử ở các đơn vị hành chính cấp dưới, các thơn, tổ dân phố cần bảo đảm tương quan hợp lý về dân số giữa các đơn vị này.

Có thể nói, với vị trí pháp lý là thành viên của cơ quan dân cử, cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, cơng tác nhân sự đại biểu HĐND nói chung và chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã nói riêng ln phải gắn với cơ cấu, thành phần đại biểu, đáp ứng yêu cầu về chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi giai đoạn cách mạng. Và trong tiêu chuẩn chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã có tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng cho chức danh này. Quán triệt những tiêu chuẩn chung cho cán bộ trong thời kỳ mới, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trị của HĐND cấp xã, cần thực hiện tiêu chuẩn chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã thuộc huyện Quảng Điềnnhư sau:

- Đối với chủ tịch HĐND cấp xã: là người có uy tín, có cách nghĩ và tầm nhìn bao quát, hiểu biết rộng, là trung tâm đoàn kết, tập hợp được cán bộ ở địa phương, là người tiêu biểu về đạo đức, lối sống; tiêu biểu cho công bằng xã hội, giữ vững kỷ luật, hiểu biết cơng tác chính quyền, đại diện cơ quan quyền lực nhà nước của nhân ở địa phương, yêu cầu:

Có khả năng thực hiện trách nhiệm của chủ tịch HĐND cấp xã quy định tại quy chế hoạt động của HĐND các cấp. Có khả năng xây dựng hoặc tổ chức xây dựng các chương trình làm việc, các báo cáo, đề án trình HĐND

93

trong các kỳ họp của HĐND cấp xã (có sự phối hợp của UBND). Có khả năng triển khai đôn đốc, kiểm tra phát hiện những vướng mắc, đề xuất được các giải pháp để thực hiện Nghị quyết của HĐND. Có khả năng thuyết phục quần chúng, giải thích hoặc kiến nghị các cơ quan giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Thường xuyên giữ được mối liên hệ với các đại biểu HĐND, các tổ đại biểu HĐND và UBND trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện nghị quyết HĐND, thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động của HĐND cấp mình lên HĐND và UBND cấp trên trực tiếp. Tổ chức quán triệt Hiến pháp, Luật tổ chức CQĐP, quy chế hoạt động của HĐND các cấp, văn bản pháp luật khác, các chủ trương, chính sách của nhà nước cho đại biểu HĐND cấp mình.

- Đối với phó chủ tịch HĐND: có khả năng thực hiện nhiệm vụ do chủ tịch HĐND phân cơng và có thể thay mặt chủ tịch HĐND cấp xã khi chủ tịch HĐND vắng mặt. Có khả năng xây dựng các nghị quyết, chương trình hoạt động trình HĐND cấp xã quyết định. Có khả năng điều hịa phối hợp giữa thường trực HĐND, UBND, ủy ban MTTQ và các đại biểu HĐND trong việc chuẩn bị kỳ họp HĐND cấp xã. Có khả năng tiếp xúc cử tri, truyền đạt nghị quyết HĐND và chủ trương của chính quyền cấp trên, nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của cử tri tổng hợp để báo cáo tại kỳ họp HĐND cấp xã hoặc đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đã trải qua hoạt động thực tiễn cơng tác Đảng hoặc chính quyền, đồn thể cấp cơ sở, cấp huyện.

94

Tiu kết chƣơng 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã thuộc huyện Quảng Điền, luận văn đã đưa một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và qua đó góp phần nâng cao chất lượng chủ tịch, phó chủ tịchHĐND cấp xã nói chung.

Có 05 giải pháp chính mà luận văn nêu ra, và mỗi giải pháp có một vai trị, vị trí riêng, khó có thể đánh giá giải pháp nào quan trọng nhất. Nhưng có thể khẳng định những giải pháp này chỉ đem lại hiệu quả thực sự nếu được tiến hành một cách đồng bộ, hợp lý và có kế hoạch trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng và nhà nước đối với công tác nâng cao chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã nói riêng và đại biểu HĐND cấp xã nói chung.

95

KT LUN

Đại biểu HĐND nói chung và chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã nói riêng là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc QLNN. Vì vậy, nâng cao chất lượng đại biểu HĐND nói chung và chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã nói riêng là một trong những nhiệm vụ rất cơ bản, quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã là một tổ hợp các yếu tố mang thuộc tính cá nhân giúp cho cán bộ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm được giao tại địa bàn xã. Chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã phải vừa thể hiện trên phương diện tư duy, vừa thể hiện trên phương diện thực tế hoạt động. Ngoài các yếu tố cơ bản nếu trên, chủ tịch, phó chủ tịchHĐND cịn phải có năng lực làm việc với con người, với tập thể và khả năng làm việc độc lập.

Chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xãđược đánh giá qua các tiêu chí cơ bản như: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; kết quả hồn thành nhiệm vụ và sự tín nhiệm của cử tri cũng như người dân.

Trong thời gian qua, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã thuộc huyện Quảng Điền đã có nhận thức, trách nhiệm cao, thực hiện đầy đủ các nội dung, kế hoạch, chương trình, hình thức, biện pháp hoạt động. Hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã đã thu được nhiều kết quả quan trọng và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên thực tiễn hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch

96

HĐND cũng đang gặp khơng ít những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, yếu kém, đặt ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.

Nâng cao chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã thuộc huyện Quảng Điền cần quán triệt, vận dụng thực hiện đồng bộ 04 yêu cầu và 05 nhóm giải pháp cơ bản như đã phân tích trong luận văn. Những giải pháp mà luận văn nêu ra trong nội dung nghiên cứu nếu được thực hiện một cách đồng bộ chắc chắc sẽ phát huy được vai trị của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ đại biểu, góp phần xây dựng chính quyền nhà nước tại địa phương ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.

97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHO

1. Tô Thị Bình (2019), Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc

sĩ xây dựng đảng và chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21, NXB Chính trị Quốc gia.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đỗ Quốc Đạt (2017), Vai trò năng lực quản lý của cán bộ cấp xã trong

phát triển kinh tế huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, Tạp chí Kinh tế Châu Á

–Thái Bình Dương, số 505, T11/2017, tr83-85

6. Nguyễn Đăng Dung (2012), Nguyên tắc Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân và cách thức thể hiện trong Hiến pháp, Sách

chuyên khảo "Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: Những vấn đề lý luận và thực tiễn", Tập 1, Nxb Hồng Đức.

7. Nguyễn Sĩ Dũng (2013), Tổ chức và hoạt động của nghị viện các nước

trên thế giới, Văn phòng Quốc hội.

8. Trần Việt Dũng (2017), Một số kiến nghị sửa đổi các quy định pháp luật liên quan đến đại biểu Hội đồng nhân dân, Tạp chí pháp luật và thực tiễn, số 01/2017.

9. Bùi Giang Hưng (2015), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học

luật Hà Nội.

10. Huyện ủy Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Báo cáo kết quả

công tác quy hoạch giai đoạn 2015 –2020 và 2020 -2025.

98

phường ở quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn xây dựng đảng và chính quyền nhà nước, Học viện Báo chí và tuyên truyền

12. Vũ Thị Loan (2016), Nâng cao trách nhiệm, tính chuyên nghiệp của đại biểu cơ quan dân cử địa phương, Tạp chí khoa học trường Đại học

Cần Thơ số 7/2016.

13. Bùi Sĩ Lợi (2020), Nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử đối

với việc thực thi chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam,

Nxb Chính trị Quốc gia sự thật.

14. Phan Trung Lý, Đặng Xuân Phương (2017), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp Cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật.

15. Mai Thị Mai (2016), Góc nhìn khác về quy trình hiệp thương giới thiệu

ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Nghiên

cứu lập pháp, Số 10(314), Tháng 6/2016, Tr. 25-31.

16. Nguyễn Văn Mễ (2014), Cần tiếp tục hoàn thiện tiêu chuẩn và cơ cấu

đại biểu để nâng cao chất lượng cơ quan dân cử trong việc xây dựng Luật bầu cử mới, tham luận tại Hội thảo "Xây dựng Luật bầu cử

ĐBQH và đại biểu HĐND" do Viện NCLP và Viện Rosa Luxemburg (CHLB Đức) phối hợp tổ chức tại Thừa Thiên –Huế.

17. Nguyễn Như (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Việt Nam, NxbVăn hóa –Thơng tin 18. Hồng Phê (Chủ biên, 2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

19. Phòng Nội vụ huyện Quảng Điền (2016-2020), Báo cáo tình hình đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã trên địa bàn huyện các năm từ 2016 – 2020.

20. Quốc hội (2015), Hiến pháp năm 2013, Nxb Chính trị Quốc gia.

21. Quốc hội (2015), Luật bầu cử đại hiểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia.

22. Quốc hội (2015), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia.

99

23. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nxb Chính trị Quốc gia.

24. Chu Văn Thắng (2018), Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sĩ quản lý

cơng, Học viện Hành chính Quốc gia.

25. Lưu Kiếm Thanh (2016), Tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân, nhiệm kỳ 2016 – 2021, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

26. Võ Thành Tới (2018), Các giải pháp nâng cao năng lực đại biểu Hội

đồng nhân dẫn quận 5, nhiệm kỳ 2016 – 2021, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học Bách khoa Hà Nội.

27. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2010), Nxb Từ điển bách khoa

28. Văn phòng Quốc hội - Viện chính sách cơng và pháp luật, (2015),

Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam, vấn đề và giải pháp, Nxb Hồng Đức.

29. Viện Khoa học tổ chức nhà nước (2016), Cẩm nang dành cho đại biểu

100

PH LC

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CHẤT LƢỢNG CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH HĐND CẤP XÃ THUỘC HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

(phiếu dành cho đại biểu HĐND cấp xã)

Cuộc thăm dò này nhằm nghiên cứu chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch hđnd cấp xã thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Những ý kiến của Anh/Chị trong phiếu trưng cầu ý kiến này là vô cùng quý báu. Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ nhiệt tâm của Anh/ Chị trong cuộc thăm dò này.

Xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I: THƠNG TIN CÁ NHÂN

1. Giới tính: Nam Nữ 2. Trình độ học vấn cao nhất: THPT Cao đẳng Đại học Trên đại học

3. Tuổi của anh/chị hiện nay nằm trong khoảng Dưới 30

Từ 30 - 40

Từ 40 – 50 Trên 50

PHẦN II: NỘI DUNG KHẢO SÁT Ý KIẾN

4. Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị với các phát biểu dưới đây

theo thang điểm từ 1 đến 5, với qui ước sau:

1: HỒN TỒN KHƠNG ĐỒNG Ý đến 5: HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý

(Xin ch khoanh trịnlên một sthích hợp cho từng phát biểu)

STT Nội dung Mức độ đồng ý

PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ

1 Nhận thức, nghiên cứu, quán triệt, nắm vững đường lối,

quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước 1 2 3 4 5

2 Giữ vững lập trường, tư tưởng chính trị 1 2 3 4 5

3 Tiên phong, gương mẫu trong thực hiện đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước 1 2 3 4 5

101

4 Có ý thức giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh 1 2 3 4 5

5 Tính trung thực, có ý thức giữ gìn đồn kết nội bộ 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chất lượng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 101 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)