Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Hoạt động DLST tại VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Cùng với định hướng chung của đất nước, VQG Ba Vì cũng coi du lịch là một trong những lĩnh vực có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm năng du lịch dồi dào phong phú đã được khách du lịch gần xa biết đến với các lễ hội, các làng nghề thủ cơng truyền thống và vùng văn hóa sinh thái xứ Đoài.
Khách du lịch vào thăm Vườn những năm gần đây có xu hướng tăng dần với tốc độ tương đối cao. Địa điểm du khách tới thăm tập trung tại các khu vực độ cao 400, độ cao 1.100, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đền thờ Đức Thánh Tản, đền Trung, chùa Tản Viên.... và một lượng lớn khách học sinh, sinh viên đến Vườn cắm trại, thực tập, nghiên cứu đặc biệt vào dịp mùa hoa dã quỳ.
Một trong các lý do khách đến Vườn trong 2 năm gần đây tăng đột biến do Vườn đã xây dựng được nhiều tuyến đi bộ trong rừng, đặc biệt là tuyến thăm hoa dã quỳ, vào mùa hoa dã quỳ nở có ngày cao điểm lên đến 10.000 lượt người/ngày. Đối tượng chính là học sinh, sinh viên, gia đình, nhóm bạn….
Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ của Vườn tổ chức hướng dẫn du khách thăm quan rừng, cắm trại, giới thiệu cho du khách hiểu biết thêm những giá trị về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá lịch sử, tâm linh…
Tổ chức dịch vụ các hội nghị, hội thảo: hiện nay trên Vườn chỉ có một hội trường có sức chứa 200 đại biểu tại khu vực độ cao 400, ngồi ra có thể tận dụng, kết hợp từ nhà ăn phục vụ một số chương trình hội thảo nhỏ cho các đơn vị, cơ quan có nhu cầu thuê để tổ chức hội nghị.
Ngồi lượng du khách do vườn quốc gia Ba Vì quản lý chủ yếu từ độ cao 400m trở lên, quanh chân núi Ba Vì cịn nhiều điểm du lịch như (Khoang Xanh, Ao Vua, Đầm Long, Hồ Suối Hai, Tản Đà resort, Hồ Tiên Sa…).
Hiện nay lượng khách quốc tế đến Việt Nam muốn tham gia vào những hoạt động của du lịch sinh thái ngày càng nhiều đơng. VQG Ba Vì cũng là nơi mà du khách nước ngoài quan tâm và muốn đặt chân đến. Đối tượng khách quốc tế đến đây chủ yếu là khách châu Âu như: Anh, Úc, Mỹ hoặc Đức. Họ đến đây với một mục đích chính là tham gia vào du lịch sinh thái theo đúng nghĩa của nó, đó là “sống hịa nhập hồn tồn với thiên nhiên”, được tận mắt chứng kiến sự đa dạng sinh học, những lồi động vật q hiếm, đặc hữu, cuộc sống hoang dã đã phong phú. Nhưng thực tế du khách chỉ được tham gia vào du lịch sinh thái mang tính “màu sắc”.
Kết quả điều tra thống kê thì số lượng khác du lịch đến với VQG Ba Vì có hướng tăng và được tổng hợp tại Bảng 4.1:
Bảng 1.1. Thống kê số lƣợt khách du lịch đến thăm VQG Ba Vì từ năm 2012 - 2017 STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Lượng du khách 124.093 139.601 148.924 216.050 371.821 379.838 1.1 Du khách trong nước 213.456 368.383 377.564 1.2 Du khách quốc tế 2.594 3.438 2.274
Nguồn: Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ (2018)
Sự gia tăng lượng du khách qua các năm được thể hiện ở hình sau:
Hình 1.1. Lƣợng du khách do VQG Ba Vì quản lý
Do vị trí gần với thủ đơ Hà Nội, thêm vào đó là sự đa dạng về sinh thái và loại hình du lịch của VQG Ba Vì, kết quả kinh doanh dịch vụ DLST tại Vườn có xu hướng tăng mạnh. Tính đến tháng 12/2017, lượng khách đến Vườn là 379.838 lượt khách vào Vườn, trong đó: Khách trong nước vào Vườn tăng 9181
(lượt) tương ứng tốc độ tăng 2,49% so với năm 2016. Tuy nhiên khách quốc tế lại giảm 1.164 (lượt) tương ứng mức giảm 33,86% so với năm 2016.
Về tình hình thu hút khách du lịch của các đơn vị thuê đạt kết quả tốt, lượng khách du lịch của các đơn vị thuê môi trường rừng tăng khá nhanh, đã đem lại nguồn thu lớn cho địa phương cũng như cho các doanh nghiệp. Trong tổng số các đơn vị nhận thuê thì KDL Ao Vua và KDL Khoanh Xanh – Suối Tiên có doanh thu cao nhất, KDL Suối Mơ có doanh thu thấp nhất. Để được phép th, cũng như có nguồn thu thì các đơn vị thuê cũng phải bỏ vốn đầu tư, bao gồm kinh phí đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch (theo khả năng của từng đơn vị), kinh phí cho cơng tác bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực thuê. Hàng năm các đơn vị thuê phải nộp phí th mơi trường rừng căn cứ vào diện tích th, đơn giá được duyệt. Ngồi chi phí th dịch vụ mơi trường rừng, các đơn vị th cịn phải bỏ kinh phí bảo vệ rừng hàng năm, bao gồm chi phí nhân cơng, chi phí thiết bị ước tính khoảng 690 triệu đồng (Bùi Thị Minh Nguyệt, Trần Quang Bảo, 2013).
* Hoạt động quản lý hoạt động du lịch tại VQG Ba Vì
* Ban giám đốc Vườn:
Giám đốc Vườn: Giám đốc Vườn kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm là người được nhà nước giao nhiệm vụ quản lý, chịu trách nhiệm trước Tổng Cục Trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và trước pháp luật về mọi hoạt động của Vườn theo chức năng, nhiệm vụ được giao trên cơ sở bảo toàn và sử dụng nguồn vốn của đơn vị, đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, địa phương và chính quyền sở tại. Giám đốc Vườn do Bộ trưởng bộ Nông Nghiệp bổ nhiệm và bổ nhiệm lại.
Phó Giám đốc Vườn: Là người giúp việc Giám đốc Vườn và được Giám đốc Vườn phân công (bằng văn bản) phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Vườn và trước pháp luật về các lĩnh vực được phân cơng. Phó Giám đốc Vườn do Giám đốc Vườn đề nghị theo qui trình bổ nhiệm cán bộ, Tổng cục trưởng TCLN ra quyết định bổ nhiệm và bổ nhiệm lại.
* Phịng Tổ chức - Hành Chính:
Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu công tác tổ chức, cán bộ, lao động tiền
lương, hành chính, quản trị, tổng hợp.
* Phịng Kế hoạch – Tài chính:
Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động của Vườn
quốc gia, thực hiện cơng tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản. * Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế:
Chức năng, nhiệm vụ: Là phòng tham mưu giúp Giám đốc Vườn thực
hiện chức năng chuyên môn về hoạt động khoa học, công nghệ và hợp tác Quốc tế.
* Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ: Đơn vị sự nghiệp có con
dấu, tài khoản riêng.Trụ sở: Xã Tản Lĩnh - Huyện Ba Vì - TP Hà Nội.
Chức năng, nhiệm vụ:
Tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, kinh doanh một số dịch vụ khác theo quy chế hoạt động của Trung tâm.
Tổ chức đón tiếp, phục vụ, giới thiệu, hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục về bảo tồn thiên nhiên, môi trường cho các đối tượng khách đến tham quan du lịch. Tổ chức các hoạt động quảng bá, tiếp thị, Maketing nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan Vườn.
Xây dựng phương án tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch (Phương án kinh doanh, sử dụng lao động, thu nhập, đầu tư phát triển…).
Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất cho Vườn. Tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với định hướng phát triển của Vườn.
Tìm kiếm đối tác và tham mưu cho Giám đốc Vườn tổ chức liên doanh, liên kết, liên doanh dịch vụ du lịch theo quy hoạch của Vườn.
Được giám đốc Vườn ủy quyền bằng văn bản đại diện cho lợi ích của Vườn, thực hiện quyền và trách nhiệm trong các hoạt động liên doanh, liên kết kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục mơi trường.
Phối hợp với các đồn thể, các đội văn nghệ của địa phương tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ với các đoàn khách, tạo sân chơi, góp phần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên, môi trường cho du khách.
* Hạt kiểm lâm: Đơn vị có con dấu và tài khoản riêng.
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc và trực tiếp thực hiện việc quản lý
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các di sản văn hóa, lịch sử trong phạm vi ranh giới Vườn theo pháp luật hiện hành. Giúp chính quyền địa phương thực hiện quản lý nhà nước vè bảo vệ rừng, đảm bảo chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng.
Nhiệm vụ: Hạt Kiểm lâm chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Vườn
và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Kiểm lâm và các Chi cục kiểm lâm có liên quan theo phân cấp.