Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN đề tài tốt nghiệp: "Nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội" (Trang 32 - 34)

Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp tiếp cận

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho người du lịch, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.

Sản phẩm du lịch từ rừng là các sản phẩm du lịch được cung cấp cho người du lịch tại hệ sinh thái rừng. Các sản phẩm du lịch từ rừng như: sản phẩm thăm ngắm, thưởng ngoạn, dịch vụ cung cấp thực phẩm từ rừng, dịch vụ cung cấp dược thảo, nguyên liệu đồ thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch tâm linh,...

Tiềm năng của các sản phẩm du lịch từ hệ sinh thái rừng phục vụ mục đích du lịch được thể hiện ở nhu cầu của người dân đến du lịch ở hệ sinh thái rừng, đặc điểm tự nhiên và đặc điểm nhân tạo của các hệ sinh thái rừng, loại hình và số lượng sản phẩm du lịch có thể được tạo ra của các hệ sinh thái rừng và sức chịu tải, hay sức chứa du lịch của chúng. Tiềm năng của các sản phẩm du lịch từ rừng là cơ sở ban đầu giúp xây dựng các tiêu chí, chỉ số kỹ thuật cần thiết liên quan mỗi khi tiến hành quy hoạch, thiết kế các dự án du lịch. Việc xác định

tiềm năng các sản phẩm từ rừng cũng giúp các nhà quản lý điểm du lịch và các nhà điều hành cơ sở cung cấp dịch vụ quản trị hiệu quả và duy trì sự cân bằng giữa nguồn cung và cầu về dịch vụ, hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Để nghiên cứu tiềm năng các sản phẩm du lịch của các hệ sinh thái rừng trước tiên cần nghiên cứu xác định các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch mà các hệ sinh thái rừng có thể cung cấp, nghiên cứu giới hạn (hay tiêu chuẩn) về số lượng sản phẩm du lịch có thể tạo ra từ các hệ sinh thái rừng. Từ đó xác định được tổng số du khách có thể được cung cấp sản phẩm du lịch từ các hệ sinh thái rừng. Trong quá trình nghiên cứu cũng cần nhận thức rằng tiềm năng của các sản phẩm du lịch khơng phải là cố định, nó có thể tăng lên nhờ những giải pháp làm tăng số sản phẩm du lịch từ các hệ sinh thái rừng.

2.4.1.1. Cách tiếp cận hệ thống

Rừng là một thành phần của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội. Rừng là một thành phần của hệ thống tự nhiên vì sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố tự nhiên như khí hậu, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng v.v... Rừng cũng là thành phần của hệ thống kinh tế bởi sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế như sản xuất, lưu thông, phân phối, giá cả, thị trường. Rừng cũng là một thành phần của hệ thống xã hội vì sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc vào các yếu tố của hệ thống xã hội như nhận thức, kiến thức, chính sách, thể chế, hương ước, tơn giáo, tín ngưỡng v.v... Vì vậy, khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố hay một hoạt động phát triển đến rừng cần phân tích đồng thời ảnh hưởng của nhấn tố đó trong mối tác động tổng hợp đồng thời của nhiều nân tố tự nhiên, kinh tế và xã hội khác. Đồng thời khi tác động vào rừng để định hướng phát triển của nó cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp kinh tế, xã hội và khoa học cơng nghệ.

Vì rừng là một thành phần của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, nó ln tác động qua lại với nhiều thành phần khác, nên khi tác động vào rừng để định hướng sự phát triển của cần nghiên cứu xác định những mối quan hệ trọng yếu nhất để tác động vào đó như tác động vào những chốt điều khiển hệ thống.

2.4.1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu phát triển

Nghiên cứu quản lý du lịch là một nghiên cứu phát triển, nó góp phần vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu tổng quát sẽ theo lộ trình chung của nghiên cứu phát triển là từ phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân và xây dựng giải pháp. Nghiên cứu những giải pháp quản lý du lịch phải bắt đầu từ phân tích thực trạng quản lý du lịch, đánh giá hiệu quả của quản lý du lịch và xác định những vấn đề tồn tại, phân tích nguyên nhân và đề xuất những giải pháp quản lý mới.

2.4.1.3. Cách tiếp cận nghiên cứu sinh thái

Rừng là một hệ sinh thái, có khả năng tự phục hồi mỗi khi bị tác động. Tiềm năng của các hệ sinh thái rừng với du lịch chính là khả năng phát triển tối đa của du lịch trong chừng mực chưa vượt quá năng suất tự phục hồi những biến đổi của nó do hoạt động du lịch gây nên.

Vì vậy, để xác định tiềm năng phát triển du lịch cũng như sức chịu tải du lịch của các hệ sinh thái rừng cần nghiên cứu những tác động của du lịch đến thành phần và tính chất của các hệ sinh thái rừng cũng như giới hạn phục hồi những biến đổi của hệ sinh thái rừng.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN đề tài tốt nghiệp: "Nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội" (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)