3.2.4 Các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở VQG Ba Vì
Vườn quốc gia ba vì đã tổ chức hoạt động du lịch nhiều năm. Những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch được thể hiện rõ trong đề án phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì giai đoạn 2016 - 2020.
- Đầu tư phát triển DLST là một nhiệm vụ hoạt động của VQG Ba Vì mà lợi ích do nó mang lại sẽ thoả mãn theo thứ tự ưu tiên: cho bảo tồn thiên nhiên, cho bảo vệ mơi trường và đóng góp cho ngân sách.
Trong nguyên tắc này thể hiện rõ tính ưu tiên của các hoạt động du lịch. Bảo tồn thiên nhiên là mục tiêu cốt lõi, là quan điểm xuyên suốt của hoạt động du lịch. Với nguyên tắc chỉ đạo này toàn bộ các nội dung từ quy hoạch, đến tổ
chức triển khai, giám sát đánh giá, từ thiết kế hoạt động đến vận hành đều đặt mục tiêu bảo tồn rừng và bảo tồn thiên nhiên lên hàng đầu. Các dịch vụ du lịch từ lưu trú, ẩm thực, mua sắm, giáo dục, thăm quan, thưởng ngoạn, giải trí, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội nghị hội thảo đều được hướng dẫn, điều hành, giám sát sao cho đảm bảo đúng nguyên tắc bảo tồn và phát triển rừng là ưu tiên hàng đầu.
- Các loại hình và sản phẩm du lịch được bố trí sẽ khơng gây tác động tiêu cực đối với tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái tự nhiên của VQG Ba Vì.
- Phát triển DLST để khai thác các tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trường và sự đa dạng về tài nguyên tự nhiên của hệ sinh thái rừng như một hoạt động góp phần vào việc bảo tồn sự đa dạng sinh học của VQG Ba Vì.
- Tuyên truyền, giáo dục cho cả du khách và người dân địa phương về giá trị của VQG Ba Vì, mơi trường trên mặt đất và mơi trường văn hố của nó.
Giáo dục mơi trường và hướng dẫn du lịch được xem là hoạt động quan trọng của vườn quốc gia Ba Vì. Nội dung giáo dục để du khách và cộng đồng địa phương nhận thức được giá trị của vườn quốc gia, để trở thành người có trách nhiệm trong tham gia du lịch từ người tổ chức hướng dẫn đến người hưởng lợi là du khách.
- Tự cân đối một phần nguồn chi của ngân sách nhà nước; tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương; góp phần cải thiện đời sống cán bộ, viên chức và người lao động của VQG.
Việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương và các đối tác được thực hiện qua những hợp đồng liên doanh, liên kết trong tổ chức hoạt động du lịch, từ quảng bá đến triển khai vận hành các hoạt động du lịch đều có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Nhờ đó tăng cường sự thấu hiểu, chia sẻ và đóng góp của các bên vào phát triển du lịch như một nhân tố tích cực cho bảo tồn và phát triển rừng, bảo tồn và phát triển văn hóa bản sắc của địa phương.
- Các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia Ba Vì cũng được thể hiện trong định hướng tổ chức triển khai hoạt động du lịch của vườn quốc gia như sau:
+ Huy động các nguồn xã hội hóa đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 cho phát triển du lịch tại VQG.
Trên cơ sở các đề án, dự án th mơi trường rừng, liên kết, nhận khốn kinh doanh dịch vụ du lịch, các cá nhân, tổ chức đầu tư các cơng trình làm phong phú, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch như nhà nghỉ, nhà hàng, hội trường, khu vui chơi cho thanh thiếu niên, bể bơi, các tiểu cảnh hấp dẫn du khách...
+ Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái:
Hiện tại cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các sản phẩm du lịch tại VQG Ba Vì cịn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên của du khách. Vì vậy việc đầu tư phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ phải tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc của Vườn để giới thiệu và thu hút du khách:
+ Xây dựng trung tâm thông tin: Qua các hiện vật được trưng bày là các tiêu bản động thực vật, đất, đá, các bản đồ, sơ đồ, sa bàn mô tả hệ sinh thái và nhiều thông tin, tài liệu trưng bày khác để giới thiệu cho du khách thấy được sự đa dạng sinh học và ý nghĩa của việc thành lập VQG.
+ Xây dựng thêm các tuyến đường mịn thiên nhiên có các biển báo chỉ dẫn, diễn giải mơi trường dọc tuyến để du khách có thể trải nghiệm, khám phá các HST rừng tự nhiên, các động, thác nước, các di tích và phế tích lịch sử.
+ Xây dựng thêm các tuyến tham quan các Vườn thực vật để du khách có thể tham quan, học tập, đây còn là nơi triển khai hoạt động giáo dục môi trường cho du khách.
+ Xây dựng thêm các điểm dừng quan sát, bãi cắm trại và một số điểm DLST mới.
+ Liên kết phát triển các sản phẩm du lịch với các doanh nghiệp trong khu vực.
+ Phối hợp với các công ty du lịch lữ hành xây dựng các tour du lịch chuyên đề như giáo dục môi trường, khám phá thiên nhiên,....cho học sinh, sinh viên.
+ Xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng dịch vụ ăn uống, trong đó kết hợp bán các đặc sản của địa phương như măng khô, mật ong, sữa và các sản phẩm từ sữa, các cửa hàng bán quà lưu niệm, cửa hàng bán thuốc nam do người Dao quản lý.
+ Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch:
Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội; tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý, hình thành lực lượng “máy cái” để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ và đào tạo, huấn luyện theo yêu cầu công việc:
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển DLST Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học để cải tạo phục hồi rừng nghèo bằng các loài cây bản địa, nghiên cứu bảo tồn các loài cây dược liệu để phát triển nguồn lợi lâm đặc sản dưới tán rừng để giới thiệu cho du khách về công tác bảo tồn và giá trị đa dạng sinh học.
Tăng cường đầu tư trang thiết bị để áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu, điều tra, giám sát, theo dõi diễn biến đa dạng sinh học phục vụ diễn giải môi trường trong DLST.
Đầu tư trang thiết bị quản lý lượng du khách đến và đi để đánh giá được sức chứa. Việc quan tâm đến sức chứa là rất quan trọng và phải chú ý tới nó
trong các hoạt động du lịch nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của du khách đến khu bảo thồn thiên nhiên.
Quản lý rác thải dựa trên nguyên tắc giảm thải rác, tái sử dụng nếu có thể. Giám sát thường xuyên lượng rác thải ra, bố trí các thùng rác có dán tên khác nhau ở những vị trí hợp lý để du khách và nhân viên có thể vứt rác đúng chỗ để trong quá trình thu gom và phân loại rác được dễ dàng hơn. Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được chi phí, mang lại lợi ích từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến từ rác hữu cơ được ủ trong đất rất có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ơ nhiễm, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường, giảm thiểu tổng lượng rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
3.2.5. Những thuận lợi trong hoạt động phát triển du lịch và khai thác bền vững sản phẩm từ rừng vững sản phẩm từ rừng
VQG Ba Vì có ưu thế lớn nhất là mức độ đa dạng sinh học cao, có rất nhiều loài động thực vật quí hiếm, được coi là hạt nhân để tạo nên cảnh quan sinh thái cả vùng vốn có nhiều phong cảnh đẹp với các thác nước, hồ, hệ sinh thái cịn được bảo tồn. Ba Vì cịn có các làng nơng nghiệp, trang trại, làng nghề truyền thống lâu đời như:các trang trại ni Bị sữa, ni Đà điểu, Dê, Thỏ; làng thảo dược của người Dao với hơn 300 loài cây cỏ được sưu tầm trên núi Ba Vì. Ngồi ra ở đây cịn có suối nước khống nóng, đêm lại giá trị du lịch cao, thu hút được nhiều khách du lịch.
Vườn quốc gia Ba Vì có nguồn tài ngun du lịch độc đáo bởi hệ tính đa dạng sinh học, đa dạng cảnh quan và đa dạng văn hóa cao. Nhiều loài động thực vật quý hiếm, nhiều cây cổ thụ tầm di sản quốc gia, nên văn hóa đa sắc tộc, những nghề nghiệp và sản phẩm phong phú đã làm cho du lịch Ba Vì có sức hấp dẫn cao với du khách. Người ta sẵn lịng chi phí cho du lịch Ba Vì một
phần để được trải nghiệm, để được thưởng ngoạn cảnh đẹp hữu tình của một vùng đất địa linh của đất nước và cũng một phần để góp phần vào bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học như một tài nguyên quý của quốc gia.
VQG Ba Vì khơng chỉ có nguồn tài ngun tự nhiên vơ cùng phong phú, mà tài nguyên nhân văn của vùng cũng rất có giá trị, sức sống ngàn năm của vùng núi Tản Viên còn thể hiện ở sự quy tụ của một vùng non xanh với số lượng di tích lịch sử dày đặc. Quanh núi Ba Vì, nhiều tên đất, tên làng, dịng sơng, khe suối, đình, đền, miếu mạo…vừa gắn liền với tên tuổi thần Đức Thánh Tản cũng vừa là những dấu tích kết nối truyền thống xưa và nay. Bên cạnh đó là các loại hình tín ngưỡng dân gian đặc trưng của các tộc người nơi đây, và một số phong tục tập quán sinh hoạt văn hóa cộng đồng như cồng chiêng, hát ru, ném còn, Sắc Bùa…của dân tộc Mường; Múa chuông, lễ hội Tết Nhảy của đồng bào người Dao… Đó là nguồn tài nguyên phong phú, tiềm năng to lớn để VQG Ba Vì đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch như du lịch văn hóa - lễ hội, sinh thái - nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa - tâm linh.
Vườn quốc gia Ba Vì tổ chức nhiều loại hình và sản phẩm du lịch khác nhau, trong đó có du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch trải nghiệm khám phá, du lịch nghiên cứu khoa học và du lịch hội nghị, du lịch cộng đồng v.v...
VQG Ba Vì có nguồn lao động dồi dào, tinh thần và trách nhiệm trong công việc của đội ngũ lao động cao. Thường xuyên được tập huấn về hướng dẫn du khách, cung cấp các dịch vụ du lịch tốt nhất đến với du khách.
Cộng đồng người dân địa phương ở VQG Ba Vì tích cực tham gia vào việc phát triển du lịch, tạo điều kiện cho VQG và các doanh nghiệp xây dựng, quy hoạch, cải tạo lại các điểm nghỉ chân, giúp khách du lịch cảm thấy thoải mái, và phục vụ tốt các nhu cầu cầu của du khách.
VQG Ba Vì đã thu hút được rất nhiều đầu tư từ các Doanh nghiệp tham gia phát triển du lịch nên sự đầu từ về cơ sở hạ tầng ngày một tăng. Hoạt động du lịch đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và tăng thu nhập cho người dân.
Khu cốt 400m diện tích 60 ha thuộc độ cao 400 m so với mực nước biển, nằm trên đường trục chính lên đỉnh núi Ba Vì, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái bao gồm các cơng trình do Vườn đầu tư xây dựng, cải tạo đến nay có 6 nhà khách với tổng số khoảng 80 gường; một sân ten nít; 2,2km đường trục Vườn thực vật, nhà ăn 100m2; giải khát 60 m2; nhà hội thảo 200 chỗ ngồi ra cịn có 2 km đường đi bộ trong vườn thực vật, các bãi cỏ, sân đốt lửa trại…và phế tích các cơng trình xây dựng, biệt thự từ thời Pháp thuộc.
Để du lịch ở VQG Ba Vì phát triển bền vững, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cấp uỷ, chính quyền các cấp ở huyện Ba Vì ln xác định phải gắn du lịch với bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử - cách mạng truyền thống, giữ gìn mơi trường sinh thái bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trên cơ sở sự quan tâm của thành phố Hà Nội, với mục đích mang lại các dịch vụ tốt nhất cho du khách đến tham quan nghỉ dưỡng, huyện Ba Vì đã phối hợp với các đơn vị chức năng và các doanh nghiệp đầu tư, phát triển nhiều tuyến giao thông du lịch như: xây dựng tuyến đường 415 đi đền Hạ, đền Trung dài 6,8 km với số vốn 64 tỷ đồng; nâng cấp tuyến đường từ Vườn quốc gia Ba Vì đến Khu du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà, Long Việt…
Để tăng sức thu hút của các điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch ở VQG Ba Vì đã thường xuyên tơn tạo những cơng trình tơn giáo, tín ngưỡng; nâng cấp nhà ăn, phòng nghỉ, khách sạn, khu vui chơi giải trí... Việc quản lý các hoạt động doanh nghiệp và kinh doanh các khu, điểm du lịch, lữ hành, vận chuyển khách du lịch trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến và đi vào nề
nếp. Song song với việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; những năm trở lại đây, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và ban quản lý các điểm du lịch cũng đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự ở các điểm du lịch qua đó tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho du khách thập phương khi đến với VQG Ba Vì.
3.2.6. Những khó khăn trong hoạt động phát triển du lịch và khai thác bền vững các sản phẩm từ rừng vững các sản phẩm từ rừng
VQG Ba Vì tuy có tài nguyên thiên nhiên phong phú, là mảnh đất đẹp và hoang sơ gắn liền với những dấu ấn ngàn năm của lịch sử đã đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho huyện Ba Vì. Nhưng việc cơ cấu, quy hoạch làm nổi bật các nét đặc sắc của khu du lịch thì cần có sự quan tâm về mọi mặt.
Đầu tư cho du lịch tại VQG Ba Vì được thể hiện ở hệ thống đường giao thông và những cơ sở lưu trú, nhà hàng v.v.... Tuy nhiên, phần lớn do doanh nghiệp đầu tư. Các dịch vụ quan trọng như nhà nghỉ, nơi vui chơi giải trí, cắm trại, ẩm thực, bán hàng lưu niệm đều là tự phát nên thiếu quy hoạch. Các tuyến, điểm du ngoạn trong rừng chưa được đầu tư thỏa đáng nên chưa có sức thu hút du khách tới thăm và khám phá thiên nhiên.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở vườn quốc gia Ba Vì hiện cịn thiếu trung tâm du khách để giới thiệu cho du khách các mẫu vật về động thực vật của Vườn, các sản phẩm du lịch hiện có. Cơ sở phục vụ nhu cầu khách du lịch vui chơi giải trí cịn đơn điệu và thiếu chuyên nghiệp. Các dịch vụ nghỉ dưỡng hoặc thuê phịng nghỉ lưu trú qua đêm cịn q ít so với nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng tại Vườn. Các tuyến đi bộ thưởng thức cảnh quan thiên nhiên trong rừng chỉ mới là sự tận dụng, kết hợp dựa vào các tuyến đường bảo vệ rừng của dự án, tập trung vào một vài nơi ở cốt 400m trở lên. Theo thống kê, trong