rừng tại VQG Ba Vì
TT Tên Việt Nam Tên la tinh Giá trị sử dụng
1 Ốc núi Bellamya chinensis Thực phẩm
2 Cá suối Thực phẩm
3 Dúi Atherurus macrourus Thực phẩm
4 Sóc rừng Sciuridae Thực phẩm
5 Cua suối Gecarcoidea lalandii Thực phẩm
Hình 3.13. Một số sản phẩm cung cấp thực phẩm cho du lịch từ động vật tại VQG
Bảng 3.12. Sản lƣợng các loại thực phẩm từ động vật trung bình một hecta một năm (kg/ha/năm)
TT Loại thực phẩm Sản lƣợng 1 Ốc núi 8.2 2 Cá suối 6.8 3 Dúi 3.5 4 Sóc rừng 2.0 5 Cua suối 7.3 Tổng 27.8
Căn cứ vào giá trị trường đề tài xác định giá trị trung bình của chúng trên mỗi hecta như sau:
Bảng 3.13. Giá trị thực phẩm từ động vật rừng trung bình phục vụ du lịch (1000đ/ha/năm) TT Loại thực phẩm Đơn giá (1000đ/kg) Sản lƣợng (kg/ha/năm) Thành tiền (1000đ) 1 Ốc núi 65 8.2 533 2 Cá suối 80 6.8 544 3 Dúi 350 3.5 1225 4 Sóc rừng 350 2.0 700 5 Cua suối 70 7.3 511 Tổng 3513
Số liệu cho thấy tổng giá trị của các loại thực phẩm từ động vật trung bình xấp xỉ 3,5 triệu đồng/ha/năm. Sản lượng các loại thực phẩm từ động vật tại VQG Ba Vì bình quân hàng năm là tương đối lớn. Các thực phẩm từ tài nguyên động vật rừng được chế biến thành các món ăn lạ miệng nên rất thu hút được khách du lịch muốn thưởng thức. Tổng sản lượng thực phẩm trung bình từ động vật là 27.8 kg/ha/năm.
Để xác định mức sử dụng trung bình của du khách với thực phẩm từ động vật rừng đề tài đã thống kê lượng sử dụng của du khách, số liệu ghi trong bảng sau. Bảng 3.14. Lƣợng sử dụng trung bình của khách du lịch với các sản phẩm động vật từ rừng (Kg/ngƣời) STT Sản phẩm động vật Đối tƣợng phỏng vấn Khách du lịch Ngƣời dân kinh doanh Cán bộ quản lý Tổng số người 20 20 20 Số người sử dụng 8 6 6 1 Thực phẩm 0,3 0,2 0,15
Số liệu cho thấy các nhóm đối tượng được phỏng vấn với số lượng khơng giống nhau. Vì vậy, đề tài sử dụng phép tính trung bình gia quyền để xác định lượng sử dụng trung bình của du khách với các loại sản phẩm thực phẩm từ rừng.
Công thức xác định lượng tiêu thụ trung bình của từng nhóm đối tượng du lịch Stb với các sản phẩm như sau:
Stbi = Stb1i*n1i/ni
Trong đó Stbi là mức tiêu thụ trung bình một du khách thuộc một nhóm đối tượng thứ i, Stb1i là mức tiêu thụ trung bình của một người có sử dụng dịch vụ của một nhóm đối tượng thứ i, n1i là số người có sử dụng dịch vụ của một nhóm đối tượng thứ i, ni là tổng số người được phỏng vấn của nhóm đối tượng thứ i. Số liệu thống kê được ghi trong bảng sau:
Bảng 3.15. Lƣợng sử dụng trung bình của du khách đối với từng nhóm đối tƣợng phỏng vấn (kg/ngƣời) STT Nhóm thực vật Đối tƣợng phỏng vấn Khách du lịch Ngƣời dân kinh doanh Cán bộ quản lý Tổng số người 20 20 20 Số người sử dụng 8 6 6 1 Thực phẩm 0,06 0,03 0,015
Nếu xem tỷ lệ số người được phỏng vấn của các nhóm xấp xỉ tỷ lệ số người tham gia du lịch của mỗi nhóm ở hệ sinh thái rừng thì có thể xác định được lượng tiêu thụ trung bình của một du khách với các sản phẩm động vật từ rừng bằng công thức sau:
STB = ∑(Stbi*ni)/n
Bảng 3.16. Lƣợng sử dụng sản phẩm động vật từ rừng trung bình ngƣời TT Nhóm thực vật Lƣợng sử dụng trung bình (kg/ngƣời)
1 Thực phẩm 0.035
Lượng thực phẩm từ động vật rừng được sử dụng khoảng 0.035 kg/người. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng trung bình của du khách và sản lượng của hệ sinh thái rừng về thực phẩm động vật, đề tài xác định số du khách được đáp ứng nhu cầu thực phẩm động vật từ rừng như sau:
Bảng 3.17. Số khách du lịch đƣợc đáp ứng nhu cầu thực phẩm động vật từ rừng (ngƣời/ha/năm) Sản phẩm động vật Sản lƣợng thực phẩm trung bình (kg/ha/năm) Lƣợng sử dụng thực phẩm trung bình mỗi khách du lịch (kg/ngƣời) Số ngƣời (ngƣời/ha/năm) Thực phẩm 27,8 0,035 794
Số liệu cho thấy số người được đáp ứng nhu cầu về thực phẩm từ tài nguyên động vật ở rừng xấp xỉ 794 người/ha/năm.
3.1.3. Tiềm năng nhân văn cho sự phát triển du lịch tại VQG Ba Vì
* Giá trị về tâm linh:
Hà Nội nói riêng và các thành phố thuộc đồng bằng sơng Hồng nói chung cái nơi của nền văn minh lúa nước, là nơi có truyền thống văn hóa, lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước. Nơi đây, cùng lúc tồn tại và phát triển nhiều loại hình tơn giáo, tín ngưỡng, bao gồm cả đạo Phật, đạo Thiên Chúa, tín ngưỡng thờ Thánh, thờ Mẫu, thờ Thành hồng… Nhiều nơi, đặc biệt là những vùng rừng với vẻ hùng vĩ huyền bí của thiên nhiên được xem là những vùng đấtđịa linh nhân kiệt, nơi của chúa thượng ngàn, nơi của các nhân vật lịch sử lưu truyền suốt chiều dài đất nước, nơi của các đấng thiêng liêng, nơi con người cảm thấy nhỏ bé trước thiên nhiên, nơi con người có thể tìm thấy sự chở che của tạo hóa, nơi con người thấy hồn thiêng dân tộc với nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Những cơng trình văn hóa lịch sử tâm linh trong rừng có sức hấp dẫn du khách. Rừng làm tăng tính tơn nghiêm, huyền bí và linh thiêng của các cơng trình văn hóa lịch sử, của các cơng trình tâm linh. Rừng làm tăng gắn kết của tín ngưỡng với nghệ thuật, với thiên nhiên, và các nền văn hóa bản sắc của quê hương đất nước. Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, cũng là tiềm lực mạnh để phát triển các loại hình du lịch khác ở VQG Ba Vì như du lịch thăm quan, du lịch ẩm thực, du lịch khám phá...
Tiềm năng du lịch với sản phẩm là du lịch tâm linh được nhiều người sử dụng nhất, theo kết quả phỏng vấn khách du lịch có đến 90% du khách tham gia. Trong cuộc sống nhộn nhịp, ồn ào, nhịp sống tấp nập, thì du lịch văn hóa tâm linh là loại hình dữ liệu tỏ ra quan tâm nhiều hơn, thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của con người.
* Giá trị về bảo tồn văn hóa của hệ sinh thái rừng:
Cho đến nay người ta thường khẳng định giá trị cao của rừng trong bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, nhưng cịn ít người nói đến vai trị bảo
tồn văn hóa của các khu rừng. Như cái nôi đầu tiên để con người tồn tại và phát triển rừng đã giúp họ tích lũy vơ vàn kiến thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy. Rừng cho con người những hiểu biết về thời tiết và khí hậu. Những hiện tượng vật hậu như đâm chồi, ra lá, ra hoa, quả chín, rụng lá, ra rễ v.v... của cây rừng luôn gắn liền với các hiện tượng biến đổi của thời tiết và khí hậu. Từ lâu, con người đã biết quan sát các hiện tượng vật hậu để phán đoán biến đổi của thời tiết, trên cơ sở đó họ tổ chức các hoạt độngtrồng trọt, chăn nuôi, bắt cá, bẫy chim v.v...
Mỗi loài cây rừng có giá trị sử dụng riêng, có lồi cho gỗ, có lồi cho lương thực, thực phẩm, có lồi làm thuốc. Rừng với sự phong phú và đa dạng đã giúp con người hình thành những kiến thức, những quy trình sản xuất về trồng trọt, chăn ni, khai thác, chế biến các sản phẩm từ rừng. Rừng giúp con người hình thành những bài thuốc độc đáo, những món ăn truyền thống.
Hệ sinh thái rừng vừa là nơi cung cấp lý tưởng các mẫu vật, vừa là phịng thí nghiệm tự nhiên kỳ thú cho con người nghiên cứu thiên nhiên. Rừng thực sự là “giáo cụ trực quan” tuyệt vời cho nhiều môn khoa học tự nhiên. Đó chính là địa bàn thực tập, kiến tập về nhiều lĩnh vực sinh vật học, sinh thái học, lý sinh, hoá sinh, đa dạng sinh học, sinh học bảo tồn, địa chất học, thuỷ văn học, khí tượng học, v.v… Sự phong phú và đa dạng của các giống loài và vẻ đẹp của tự nhiên cịn góp phần phát triển nhân cách của con người như tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống, ý thức tơn trọng các giống lồi, hình thành đạo đức và tâm lý yêu thương quê hương, đất nước v.v….
Sự đa dạng và vẻ đẹp của thiên nhiên của các khu rừng cịn góp phần hình thành những cảm hứng trong những sáng tạo văn học, nghệ thuật. Rừng thực sự là một yếu tố có ý nghĩa cho giáo dục của nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế và xã hội nhân văn có liên quan đến đến bảo vệ mơi trường.
Theo kết quả điều tra, phỏng vấn cho thấy có rất ít lượng du khách đến VQG Ba Vì để nghiên cứu học tập, chỉ chiếm 5% trên tổng số người được phỏng vấn. Điều này cho thấy sự thiếu liên kết giữa VQG và các cơ sở giáo dục đào tạo. Để có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở giáo dục đào tạo trên cả nước thì VQG Ba Vì cần có sự quảng bá rộng rãi về các sản phẩm du lịch từ rừng, cho thấy sự đa dạng, phong phú và giá trị bảo tồn văn hóa tại vườn.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định bảo vệ rừng ở VQG Ba Vì sẽ góp phần bảo tồn nhiều kiến thức, phong tục tập quán, những nét văn hóa, những ý niệm về lịch sử, tơn giáo, tín ngưỡng của người dân. Quan trọng nhất là kiến những thức bản địa liên quan đến nghề rừng, đến khai thác các tài nguyên và phòng tránh thiên tai liên quan đến rừng, những di sản văn hóa bản sắc gắn với rừng của người dân địa phương. Đây cũng là những tài nguyên nhân văn có thể khai thác để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo ở hệ sinh thái rừng VQG Ba Vì.
3.1.4. Tiềm năng du lịch từ sản phẩm du lịch sinh hoạt cộng đồng
Theo kết quả điều tra, phỏng vấn khách du lịch, cho thấy số người tham gia du lịch cộng đồng có tới 85%. Trong môi trường rừng, môi trường thiên nhiên thuần khiết, với những trải nghiệm cùng nhau con người nhiều cơ hội được thể hiện tình bạn, tình u, tình đồng chí, giúp họ xóa đi những hiểu lầm, thậm chí những bất đồng trong cuộc sống thường nhật, để có một tinh thần phấn chấn hơn.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy các bãi cắm trại và nhà nghỉ cuối tuần là loại du lịch ngắn ngày thường vào cuối tuần. Hiện nay với chế độ làm việc 5 ngày/tuần đã cho phép người lao động Việt Nam có thời gian nghỉ ngơi cuối tuần vào thứ bảy và chủ nhật. Do đó, du lịch cuối tuần cùng gia đình, bạn bè thực chất là những hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ ngơi vào những ngày nghỉ thường chỉ kéo dài 1- 2 ngày. Cho đến nay, du lịch cộng đồng ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với người dân, đặc biệt ở các
thành phố lớn, các khu đô thị, khu công nghiệp và các khu đông dân cư bởi ở những nơi này quá trình đơ thị hóa và CNH- HĐH đang diễn ra nhanh chóng kéo theo nó là sự ơ nhiễm, sức ép dân số và nhịp sống công nghiệp gây căng thẳng thần kinh làm xuất hiện nhu cầu nghỉ ngơi và đi du lịch ngày càng nhiều. Sinh hoạt cộng đồng vào cuối tuần là hoạt động nhằm nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi thể lực, tinh thần cho con người làm cho cuộc sống thêm phong phú đa dạng, con người thốt khỏi cơng việc lao động hàng ngày và thậm chí làm giàu tinh thần cho chính mình.
Vai trị và ý nghĩa của du lịch sinh hoạt cộng đồng rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện ở việc tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, tạo nhiều việc làm cho người lao động (lao động gián tiếp, lao động trực tiếp), làm thay đổi “bộ mặt” của nơi có hoạt động du lịch
Du lịch sinh hoạt cộng đồng tại VQG Ba Vì đang là hoạt động thu hút được thanh thiếu niên học sinh - sinh viên qua đó có thể kết hợp hoạt động này với việc giáo dục cho họ, thu hút họ vào những hoạt động xã hội bổ ích, giúp họ sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lí hơn. Từ đó góp phần giảm đi những tệ nạn xấu đối với thanh thiếu niên, cho gia đình và xã hội.
3.1.5. Tiềm năng khai thác các cảnh quan rừng thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn ngoạn
Các cây cổ thụ, cây đặc hữu, cây quý hiếm thường có dáng vẻ kỳ vĩ, hình thái khác lạ, màu sắc, mùi vị, cấu tạo hoa, lá hiếm gặp. Chúng thường có các giá trị thẩm mỹ, giá trị sử dụng, giá trị bảo tồn, giá trị văn hóa vượt trội. Ở khắp mọi nơi các cây cổ thụ, cây đặc hữu, cây quý hiếm trong rừng luôn là một trong những đối tượng hấp dẫn bậc nhất với du lịch. Du khách thường coi đó là những kỳ tích của thiên nhiên, họ đến với chúng khơng chỉ vì tị mị, mà cịn vì muốn khám phá, muốn trải nghiệm, muốn tìm hiểu, muốn chinh phục, muốn chiêm
ngưỡng, muốn tích lũy kiến thức, muốn bồi dưỡng lịng tự hào, tình u thương quê hương đất nước.
Hệ sinh thái rừng tự nhiên ở VQG Ba Vì bao gồm nhiều cảnh quan với sức hấp dẫn kỳ ảo. Những cảnh quan chủ yếu nhất gồm rừng tự nhiên gỗ lớn với những cây gỗ cao lớn tới 25 - 30m, rừng lùn đỉnh núi gồm những cây thấp nhưng độ thon lớn, rừng á nhiệt đới trên đỉnh núi với tổ thành nhiều loài cây di cư từ đông bắc Á, rừng thuần loại tre nứa, rừng bên vách dốc dựng dứng, rừng trên những khoảng rộng bằng phẳng, nằm trong những khu rừng còn xuất hiện với những trảng cây bụi, cây thảo v.v... tạo nên cảnh quan vô cùng đa dạng cho du khách.
Nhìn chung sự đa dạng của hệ sinh thái rừng VQG Ba Vì là yếu tố hấp dẫn lớn với các du khách và là cơ sở tự nhiên để tạo được nhiều sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương.
Kết quả nghiên cứu về tiềm năng dịch vụ du lịch cảnh quan thưởng ngoạn có một số nhận xét sau:
+ Hệ sinh thái rừng ở VQG Ba Vì có nhiều cây cổ thụ như đa, bách xanh, trường vân, thông, gạo. Trong đó có những cây đã được xếp hạng là cây di sản Việt Nam.
+ Ở hệ sinh thái rừng VQG Ba Vì có nhiều lồi thực vật đặc hữu và quý hiếm có thể trở thành tiềm năng lớn cho du lịch thăm ngắm và thưởng ngoạn, trong số đó có Bời lời ba vì, Cói túi ba vì, Thu hải đường ba vì, Thơng tre, Sến mật, Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ, Bát giác liên, Phỉ ba mũi, Hoa tiên.
+ Hiện tại đã các điểm thăm ngắm động vật rừng. Trong đó có các điểm nghe tiếng và ngắm chim, ngắm sóc, ngắm cá v.v...
Một số cảnh quan tuyệt đẹp của VQG Ba Vì:
Hình 3.14. Cây bách Xanh tại độ cao 1200m
3.1.6. Tiềm năng khai thác kiến thức bản địa liên quan để thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm nghề rừng
Nhận thức về giá trị của kiến thức bản địa, đặc biệt là khả năng đóng góp của nó vào phát triển bền vững và xố đói giảm nghèo, đang dần được nâng cao ngay tại thời điểm mà những kiến thức này đang trong tình trạng bị đe doạ ở mức chưa từng có từ trước đến nay.
Những kiến thức bản địa là cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều phương diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại địa phương như săn bắn, hái lượm, đánh cá, canh tác và chăn nuôi, sản xuất lương thực, nước, sức khoẻ và sự thích nghi với những thay đổi của môi trường và xã hội. Hơn nữa, trái với kiến thức chính thống, những kiến thức khơng chính thống được truyền miệng từ đời