Mục đích của khách du lịch đến VQG Ba Vì

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN đề tài tốt nghiệp: "Nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội" (Trang 68 - 74)

Phân tích số liệu cho thấy một số điểm sau:

Sản phẩm du lịch quan trọng bậc nhất là du lịch văn hóa lịch sử tâm linh. Sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử tâm linh được sử dụng nhiều nhất có đến 90% du khách tham gia. Đây cũng là một trong những đặc điểm du lịch ở Thủ đô. Người ta nhận thấy khi cuộc sống càng bận rộn với nhiều áp lực, nhu cầu thăm thú, du lịch ở các địa điểm tâm linh để tìm sự thư giãn và cân bằng cho tâm hồn ngày càng trở nên phổ biến.

Sinh hoạt cộng đồng là một trong những sản phẩm được nhiều du khách tham gia nhất. Số người tham gia du lịch cộng đồng có tới 85%. Điều đó chứng tỏ du khách chủ yếu đi theo nhóm, theo đồn. Mong muốn những hoạt động du lịch như một cơ hội làm tăng cố kết cộng đồng. Trong cuộc sống thường ngày mỗi người một việc, một quan tâm riêng, những liên kết cộng đồng trở lên sơ cứng. Nó làm đời sống tinh thần của con người trở lên nghèo nàn. Du lịch theo

nhóm, theo đồn của những người cùng cơ quan, cùng làng xóm, cùng lứa tuổi, cùng lớp học, cùng sở thích... như một cách làm tăng tình đồn kết, tình thương, trách nhiệm, thấu hiểu và chia sẻ. Qua đó làm giàu tình cảm và cuộc sống tinh thần của mỗi cá nhân. Làm cho con người trở lên có trách nhiệm hơn, có tình u thương nhiều hơn, dễ vượt qua những khó khăn hơn.

Đi dạo trong rừng là một hoạt động ưa thích của du khách. Có đến 75% du khách có nhu cầu đi dạo trong rừng. Đi dạo trong rừng dưới những tán cây trong môi trường an lành, tâm hồn con người như thư thái hơn, thánh thiện hơn. Đi dạo trong rừng trở thành nhu cầu của nhiều du khách. Khi đó họ được thả hồn vào cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng, cuộc sống trở lên lãng mạn hơn, đáng yêu hơn, tình cảm trở lên trong sáng, những khó khăn thường nhật như được gột bỏ.

Ăn uống các sản phẩm từ rừng là một trong những hoạt động yêu thích của du khách. Rau rừng bao gồm cả các loại măng tre trúc, mầm cỏ và nấm hoang dã trong rừng hoặc trảng cỏ. Rau rừng thường được sử dụng trong thực phẩm ăn chay của Phật giáo, chúng đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng và các tác dụng phòng chữa bệnh liên quan. Ngồi rau rừng thì thực phẩm từ rừng thường được sử dụng là các loại cá suối. Cá được đánh bắt tự nhiên, được chiên ròn hoặc nấu măng trở thành món đặc sản của núi rừng. Nhiều người ăn một lần đã nghiện. Mỗi khi có dịp đến vùng núi đều mong được thưởng thức món cá suối,thịt săn chắc và có vị ngọt đậm của thiên nhiên. Trong số những món ăn ngon từ rừng, nhiều người thích thưởng thức thịt thú rừng, trong đó có thịt dúi, thịt lợn rừng. Những món ăn ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên thịt thú thường không đủ cung cấp cho nhu cầu của du khách.

Mua sắm sản phẩm từ rừng là một hoạt động yêu thích của du khách đến với các hệ sinh thái rừng. Các sản phẩm từ rừng được mua sắm nhiều là những loại rau rừng và dược thảo. Thực phẩm không chỉ được du khách sử dụng tại điểm du lịch mà người ta còn mua về vì thời gian du lịch ngắn không đủ để

thưởng thức các món ngon hoặc về nhà sẽ có điều kiện chế biến tốt hơn. Mặt khác cũng để chia sẻ những món ngon với bạn bè, người thân khơng có điều kiện đi cùng. Dược thảo cũng được nhiều người chọn mua. Người ta tin đó là những vị thuốc có hiệu quả chữa bệnh tốt mà an tồn, ít tác dụng phụ. Nhiều vị thuốc còn mới lấy từ rừng về khơng qua bảo quản, hồn tồn thiên nhiên. Người ta mua với tâm lý hy vọng gặp thầy gặp thuốc.

Tham quan và khám phá trong rừng là những hoạt động được nhiều người tham gia. Đây là những hoạt động quan trọng để du khách có những trải nghiệm với môi trường và cảnh sắc thiên nhiên lộng lẫy trong các hệ sinh thái rừng. Đây cũng là những hấp dẫn với du khách mà chỉ các hệ sinh thái rừng mới có được.

3.2.2. Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về hoạt động du lịch tại VQG Ba Vì – Hà Nội VQG Ba Vì – Hà Nội

Theo kết quả điều tra thực tế, lấy ý kiến của khách du lịch cho thấy mức độ hài lòng của du khách đối với một số yếu tố khi đến VQG Ba Vì được thể hiện ở Bảng 3.2 Bảng 3.19. Mức độ hài lòng của khách du lịch về VQG Ba Vì TT Tiêu chí Rất hài lịng (%) Hài lòng (%) Chƣa hài lòng (%)

1 Chất lượng môi trường 100 0 0

2 Cảnh quan thiên nhiên 95 5 0

3 Cơ sở hạ tầng 55 40 5

4 Dịch vụ du lịch 40 45 15

5 Đội ngũ cán bộ du lịch (tính chuyên

nghiệp cao) 5 45 50

Một trong những yếu tố cạnh tranh trong du lịch là yếu tố “độc đáo”. VQG Ba Vì được đánh giá cao về chất lượng môi trường và cảnh quan thiên nhiên do có hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú, chưa bị tác động nhiều do con người và được bảo vệ tương đối tốt, 100% du khách rất hài lòng về chất lượng mơi trường và 95% rất hài lịng về cảnh quan thiên nhiên. Đây cũng chính là lý do quan trọng khiến du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng. Bằng chứng là lượng khách du lịch tăng mạnh trong những năm gần đây.

Ngồi ra, trong những năm qua, VQG Ba Vì được Nhà Nước đầu tư, về cơ bản đã hoàn thành cơ sở hạ tầng, đảm bảo cho các hoạt động. Đây cũng là cơ sở quan trọng để du lịch ở đây phát triển. Bên cạnh đó, cần đầu tư thêm cơ sở hạ tầng để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch nhưng không làm tổn hại đến hệ sinh thái rừng, có tới 95% du khách hài lịng và rất hài lòng về cơ sở hạ tầng. Đồng thời, xây dựng và cải thiện dịch vụ du lịch khi mà dịch vụ du lịch tại VQG Ba Vì hiện nay được du khách đánh giá là tương đối nghèo nàn và vẫn chỉ dừng lại ở ngắm cảnh, thiếu các hoạt động du lịch sinh thái hấp dẫn, có tới 15 % du khách cảm thấy chưa hài lòng.

Về đội ngũ cán bộ du lịch: yếu tố thái độ phục vụ của những cán bộ làm việc tại VQG Ba Vì đối với khách du lịch rất quan trọng, nó quyết định một phần đến việc khách du lịch quay lại với VQG. Kết quả điều tra phỏng vấn du khách cho thấy, có 50% khách du lịch đánh giá là hài lịng và rất hài lịng với tính chun nghiệp của cán bộ du lịch tại VQG. Mặt khác có 50% khách du lịch đánh giá chưa hài lịng về tính chun nghiệp của cán bộ du lịch. Như vậy cho thấy trong việc hướng dẫn du khách tham quan và sử dụng các dịch vụ tại VQG còn rất thấp, nguyên nhân là do trình độ của nhân việc còn thấp chưa thực sự nghiên cứu, sáng tạo để thu hút khách du lịch, để lại ấn tượng sâu sắc.

Về giá vé du lịch: kết quả điều tra đạt được là 70% khách du lịch được phỏng vấn hài lòng và rất hài lòng với giá vé du lịch và có tới 30% khách du lịch

chưa hài lòng với giá vé. Điều này cho thấy yếu tố giá vé du lịch cũng quyết định đến việc quay lại với VQG của du khách. Vì vậy, Ban quản lý VQG cần nghiên cứu giá vé phù hợp với chất lượng du lịch để thu hút được nhiều du khách quay lại VQG.

3.2.3. Các hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì

VQG Ba Vì là một trong các VQG nổi tiếng của Việt Nam, cách trung tâm Hà Nội 60 km về phía Tây Bắc, VQG có đặc trưng cơ bản của một nền văn hóa dân tộc, đến với VQG Ba Vì du khách sẽ có ấn tượng về nền văn hóa dân gian vật thể và phi vật thể độc đáo. Với tài nguyên sinh thái đa dạng, phong phú các di tích lịch sử của nền văn hóa các dân tộc tận dụng các thế mạnh hiện có Ban quản lý VQG Ba Vì đã tổ chức nhiều hoạt động du lịch tại VQG cụ thể như sau:

- Du lịch sinh thái và tìm hiểu thiên nhiên tại VQG, làng cò Ngọc Nhị: VQG Ba Vì có hệ thực vật và động vật rất đa dạng và phong phú, du khách tham quan VQG sẽ có nhiều ấn tượng với thiên nhiên nơi đây, đi vòng theo các con đường mòn trong rừng, du khách sẽ được tìm hiểu về thiên nhiên, khu rừng tại VQG có rất nhiều loại cây quý và có từ lâu đời. Với một khu rừng phong phú, đa dạng là nơi trú của rất nhiều lồi động vật, đến với VQG Ba Vì một điểm du lịch được nhiều du khách tham quan là làng Ngọc Nhị. Với khu rừng rộng khoảng 3 ha, nhiều cây xanh làm nơi cư trú cho đàn cò, đến nơi đây vào buổi sáng và buổi chiều tối sẽ bắt gặp những đàn cò số lượng hàng ngàn con cò với nhiều loại màu khác nhau. Vườn cò Ngọc Nhị trở thành đảo chim khổng lồ giữa một vùng đồng bằng tạo nên một khung cảnh nên thơ, một điểm du lịch hấp dẫn khách hàng. Nằm gần Suối Hai, đồi cò Ngọc Nhị cùng với rừng nguyên sinh Bằng Tạ 17,5 ha và Đầm Long đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

- Du lịch văn hóa tại đền thời Sơn Tinh, khu di tích Hồ Chí Minh, làng Đường Lâm. Núi Ba Vì tương truyền là nơi hóa thân của Đức Thánh Tản Viên

Sơn Tinh, vị thánh đứng đầu Tứ bất tử trong tâm thức người Việt. Để ghi nhớ công lao trị thủy của Đức Thánh Tản Viên, nhân dân lập Đền thờ Ngài trên đỉnh núi Tản Viên, tục gọi là Đền Thượng. Đền Thượng đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào tháng 2/2008. Ngồi những giá trị lịch sử, du khách sẽ có dịp tìm hiểu thêm về nền văn hóa Văn Lang đời Vua Hùng thứ 18 và cảm nhận sâu sắc hơn về mối tình giữa chàng Sơn Tinh với nàng công chúa Ngọc Hoa.

Trên đỉnh Vua là Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa Thế giới. Ngơi đền nằm giữa không gian huyền ảo, lẫn trong mây trắng bồng bềnh và tiếng chim rừng lảnh lót dưới những tán cây cao.

Ở độ cao 600 m là điểm di tích lịch sử cách mạng ghi dấu trận đánh dũng cảm giữa bộ đội ta với thực dân Pháp trong chiến dịch Hịa Bình năm 1952. Đến thăm nơi này, du khách như sống lại quá khứ hào hùng, được trải lòng với hồn thiêng núi Tản sông Đà.

Du lịch nghỉ ngơi tại Ao Vua, Suối Mơ, Khoang Xanh, Suối Hai: Thiên nhiên hùng vĩ, đa dạng, khí hậu núi Ba Vì trong lành mát mẻ, từ năm 1932 thực dân Pháp đã chọn núi Ba Vì là nơi nghỉ mát lý tưởng ở đồng bằng Bắc Bộ, giống như Sa Pa ở Tây Bắc và Đà Lạt ở Tây Nguyên.

Ngồi các hình thức du lịch trên VQG Ba Vì cịn xây dựng các tuyến du lịch cho khách, kết hợp các điểm du lịch tạo cho khách du lịch có chuyến du lịch đầy ý nghĩa.

Nhìn chung, hoạt động du lịch sinh thái diễn ra tại VQG Ba Vì vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của Vườn. Theo kết quả điều tra, phỏng vấn khách du lịch thì có tới 70% du khách tới VQG Ba Vì chưa biết hết các địa điểm du lịch tại VQG Ba Vì. Điều này cho thấy việc quảng bá hình ảnh và giới thiệu các địa điểm du lịch tại VQG còn chưa thực sự có hiệu quả. Đây

cũng là những bất cập của nhiều VQG chủ yếu là đi trong ngày hoặc kết hợp tham quan, khơng có sự gắn kết giữa cộng đồng với khách du lịch. Rõ ràng hoạt động du lịch sinh thái ở VQG Ba Vì cần có kế hoạch cụ thể nhằm phát triển du lịch sinh thái ở Vườn một cách bền vững và hiệu quả gắn với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN đề tài tốt nghiệp: "Nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội" (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)