II. PHÁP LUẬT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
được coi là loài lạ.
- Pháp luật về bảo vệ đa dạng hệ sinh thái. Hệ sinh thái được hiểu là một hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và môi trường
2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam Việt Nam
Pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định một số hành vi, một số hoạt động mà các chủ thể cần phải tiến hành trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.
2.1. Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; Bộ Tài nguyên và Mơi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân cơng của Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân cấp của Chính phủ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước:
- Đối với các khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập, duy trì và phát triển bền vững của các giống loài và hệ sinh thái thuộc thẩm quyền của Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào phạm vi và quy mô của khu bảo tồn.
- Thực hiện bảo hộ và thực thi các quyền sở dữu trí tuệ đối với các cây trồng mới giống mới.
- Xác định và ban hành danh mục các loài động, thực vật hoang dã cần được bảo vệ, danh mục các nguồn gen giống cây trồng và vật nuôi quý hiếm.
2.2. Pháp luật về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học
Pháp luật đa dạng sinh học chia quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học làm hai loại: Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học và quy hoạch bảo
tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh và thành phố trực thược trung ương. Quy hoạch tổng thể đa dạng sinh học gồm Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước và Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của bộ, cơ quan ngang bộ.
Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước được lập theo các căn cứ43: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; kết quả điều tra cơ bản về đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; kết quả thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trước đó; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng đa dạng sinh học; nguồn lực để thực hiện quy hoạch. Nội dung quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước44, gồm: Phương hướng, mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học; đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng đa dạng sinh học; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương; nguồn lực để thực hiện quy hoạch; vị trí địa lý, giới hạn, biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ hành lang đa dạng sinh học; vị trí địa lý, diện tích, chức năng sinh thái, biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; vị trí địa lý, diện tích, ranh giới và bản đồ các khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, loại hình khu bảo tồn; biện pháp tổ chức quản lý khu bảo tồn; giải pháp ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ; loại hình, số lượng, phân bố và kế hoạch phát triển các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học; tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được lập theo các căn cứ45: Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương; Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Kết quả thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước đó; Hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương