NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐ TƠ NHIỄM NGUỒN NƯỚC 1 Quản lý nhà nước trong việc bảo vệ tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập luật môi trường ths võ thị mỹ hương (Trang 86 - 90)

1. Quản lý nhà nước trong việc bảo vệ tài nguyên nước

- Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước61 bao gồm các cơ quan sau:

+ Chính phủ có chức năng quản lý chung về tài nguyên nước trong phạm vi cả nước.

+ Bộ Tài ngun và Mơi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông trong phạm vi cả nước.

+ Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước do Chính phủ thành lập để tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.

- Nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước là toàn bộ hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý bảo vệ tài nguyên nước sao cho bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước bao gồm:

+ Quản lý việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước. + Quản lý các cơng trình tiêu thoát nước.

+ Quản lý các lưu vực sông, quản lý nguồn nước ở các vùng đặc biệt. + Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước, dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo lũ lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra.

+ Xây dựng các tiêu chuẩn, đinh mức, qui trình, qui phạm về khai thác, sử dụng nước, phịng chống ơ nhiễm môi trường (Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan).

+ Cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước (giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép đối với một số hoạt động trong phạm vi cơng trình thủy lợi). Việc xét cấp giấy phép về tài nguyên nước phải căn cứ vào những yếu tố nhất định và tùy vào từng loại giấy mà các cơ quan khác nhau có thẩm quyền cấp là Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Thu hồi, đình chỉ giấy phép trong các trường hợp sau:

+ Người được cấp giấy phép vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước hoặc các qui định ghi trong giấy phép.

+ Tổ chức được cấp giấy phép giải thể hoặc phá sản.

+ Giấy phép không sử dụng trong thời hạn 2 năm mà khơng có lý do chính đáng.

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét thấy vì lí do an ninh hoặc quốc phịng hoặc lợi ích cơng cộng, lợi ích quốc gia.

Cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép nào thì có quyền thu hồi giấy phép loại đó. Cơ quan cấp trên có quyền thu hồi giấy phép do cơ quan quản lý cấp dưới cấp.

Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước do thanh tra chuyên ngành và thanh tra nhà nước (thanh tra của các ban ngành hữu quan) phối kết hợp cùng giải quyết.

- Xử lý vi phạm bao gồm: + Xử phạt hành chính. + Truy cứu tránh nhiệm hình sự.

- Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước62:

62 Điều 76 Luật Tài nguyên nước năm 2012.

89

+ Hòa giải tranh chấp về tài nguyên nước được thực hiện như sau: Nhà nước khuyến khích các bên tự hịa giải các tranh chấp về tài nguyên nước; Nhà nước khuyến khích giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau thơng qua hịa giải tại cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở; Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hoà giải các tranh chấp về tài nguyên nước trên địa bàn khi có đề nghị của các bên tranh chấp.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc trường hợp không phải xin cấp giấy phép; trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên tranh chấp có quyền khiếu nại đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Giải quyết tranh chấp phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình, trường hợp khơng đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Toà án; giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước giữa Ủy ban nhân dân cấp huyện với nhau; giải quyết tranh chấp đã có quyết định giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng các bên tranh chấp không đồng ý.

+ Bộ Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm: Giải quyết tranh chấp phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình, trường hợp khơng đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của Bộ Tài ngun và Mơi trường thì có quyền khởi kiện tại Toà án; giải quyết tranh chấp khác về tài nguyên nước giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Yêu cầu về bồi thường thiệt hại liên quan đến giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của tổ chức cá nhân đối với tài nguyên nước tài nguyên nước

- Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng các nguồn nước.

- Các nguyên tắc cơ bản trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn nước: Đảm bảo tính hệ thống của nguồn nước trong vùng hoặc trong lưu vực sông, không được chia cắt theo địa giới hành chính; sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn nước theo qui hoạch, qui trình kỹ thuật, kết hợp với bảo vệ chất lượng các nguồn nước và môi trường; ưu tiên việc khai thác, sử dụng các nguồn nước cho nhu cầu sinh hoạt. Việc sử dụng tài nguyên nước vào các mục đích khác (nơng nghiệp, cơng nghiệp, làm muối, thủy điện...) phải hợp lý tiết kiệm không được gây suy thối, cạn kiệt ngn nước cản trở dòng chảy, xâm nhập mặn và các ảnh hưởng xấu khác đến nguồn nước.

- Quyền, nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước:

+ Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các quyền: Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và mục đích khác; hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước; được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong q trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước; sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên nước; được dẫn nước chảy qua đất liền kề thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân khác; khiếu nại, khởi kiện về các hành vi vi phạm quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

+ Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các nghĩa vụ: Bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an tồn và có hiệu quả; khơng gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng; thực hiện nghĩa vụ về tài chính; bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước; cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép.

- Trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi pham pháp luật bảo vệ tài nguyên nước (sử dụng nguồn nước bất hợp pháp, lãng phí các nguồn nước, không tiến hành xử lý chất thải trước khi xả thải vào nguồn nước). Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự63.

91

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập luật môi trường ths võ thị mỹ hương (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)