Định lí cộng xác suất

Một phần của tài liệu Giáo trình Toán kinh tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 37 - 38)

2.1 .Phép thử

3. Đinh nghĩa cổ điển, định nghĩa thống kê của xác suất

3.1. Định lí cộng xác suất

Định lý 1: Xác suất của tổng hai biến cố không xung khắc bằng tổng xác

suất của từng biến cố trừ đi xác suất của tích hai biến cố đó.

Nếu A, B khơng xung khắc thì: P(A + B) = P(A) + P(B) – P(A.B)

Ví dụ 1: Một người đi chào hàng ở hai nơi độc lập nhau. Xác suất nơi thứ nhất đặt hàng là 0,3 và xác suất nơi thứ hai đặt hàng là 0,4. Tính xác suất để người đó có nhận được đơn đặt hàng.

Giải:

- Gọi: C “người đó có nhận được đơn đặt hàng” A “nơi thứ nhất đặt hàng”  P(A) = 0,3 B “nơi thứ hai đặt hàng”  P(B) = 0,4  C=A+B  Cần tính P(A + B) = ?

- Ta có: P(A + B) = P(A) + P(B) – P(A.B) (vì A và B khơng xung khắc) Mà P(A.B) = P(A).P(B) (vì A và B độc lập)

Thay số  P(C) = P(A + B) = 0,3 + 0,4 – 0,3 × 0,4 = 0,58

Định lý 2: Xác suất của tổng hai biến cố xung khắc bằng tổng hai xác suất

của hai biến cố thành phần.

Nếu A và B xung khắc thì: P(A + B) = P(A) + P(B)

Ví dụ 2: Gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất một lần. Tính xác suất

để xuất hiện nhiều nhất là 2 chấm. Giải:

- Gọi A "xuất hiện nhiều nhất hai chấm” A1 "xuất hiện mặt một chấm" => P(A1) = 1/6

A2 "xuất hiện mặt hai chấm" => P(A2) = 1/6 => A = A1 + A2 => Cần tính P(A) = ?

- Ta có: P(A) = P(A1 + A2)

= P(A1) + P(A2) (do A1 ,A2 là xung khắc) =1/6 + 1/6 = 1/3

- Mở rộng với n biến cố A1, A2,…, An là xung khắc từng đơi thì: P(A1 + A2 +…+An) = P(A1) + P(A2) + …+ P(An)

Định lý 3: Tổng các xác suất của một nhóm biến cố đầy đủ bằng 1.

Nếu A1, A2,…, An tạo thành nhóm đầy đủ thì: P(A1) + P(A2) +…+ P(An)=1

Định lý 4: Nếu A và Ā là 2 biến cố đối lập thì

P(A) + P(Ā) = 1 hay P(A) = 1 – P(Ā)

Ví dụ 3: Một người đi chào hàng ở hai nơi độc lập nhau. Xác suất nơi thứ nhất

đặt hàng là 0,3 và xác suất nơi thứ hai đặt hàng là 0,4. Tính xác suất để người đó khơng nhận được đơn đặt hàng.

Giải:

Gọi A ‘‘người đó khơng nhận được đơn đặt hàng’’ Ā ‘‘người đó có nhận được đơn đặt hàng’’ Ta thấy Ā = C (Theo ví dụ 1 trong phần định lý 1) => P(Ā) = P(C) = 0,58

=> P(A) = 1 – P(Ā) = 1 – 0,58 = 0,42

Một phần của tài liệu Giáo trình Toán kinh tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)